Đức Thánh Cả – Trần Quốc Nghiễn – Chốn Thiêng

Sơ lược Đức Thánh Cả

Tín ngưỡng thờ cúng nhà Trần gắn liền với những huyền tích về Đức Thánh Trần – một vị anh hùng dân tộc có công lớn dẹp quân Nguyên. Tín ngưỡng này được hình thành và lưu truyền từ quá trình thần hóa vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và con cái, tướng lĩnh hầu cận. Từ đó, hệ thống thờ tự chặt chẽ với đủ các cấp bậc được tạo ra, đáp ứng nhu cầu thờ cúng tâm linh của người Việt. Trong đó, Đức Thánh Cả là con trai thứ nhất của Đức Thánh Trần. Ngài được phong danh là “Khai quốc công Hưng Vũ đại vương Trần Quốc Nghiễn”. Ông cưới công chúa Thiên Thụy và trở thành phò mã của vua Trần Thái Tông. Ông là vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn, một người con tận hiếu, bề tôi tận trung.

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, Trần Quốc Nghiễn cùng với cha là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần đã lập nhiều chiến công vang dội. Cùng với các trận chiến khác của quân dân nhà Trần, tiêu biểu là trận đánh trên sông Bạch Đằng lần thứ 3 năm 1288, không thể không nhắc tới công lao của ông. Để ghi nhớ công lao dẹp giặc tại vùng Đông Bắc Tổ quốc, nhân dân đã lập một ngôi đền nhỏ dựng bên núi Bài Thơ để thờ kính Ngài.

Tiểu sử

Năm 1282, ông kết hôn với công chúa Thiên Thụy, trở thành Phò mã của vua Trần Thánh Tông

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, Trần Quốc Nghiễn cùng với cha Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần lập nhiều chiến công vang dội. Trong dịp định công dẹp giặc Nguyên vào tháng 4 năm Kỷ Sửu (1289), triều đình tiến phong Hưng Đạo Vương làm Đại Vương, Hưng Vũ Vương làm Khai Quốc công, Hưng Nhượng Vương làm Tiết độ sứ.

Với vùng đất Quảng Ninh, dấu ấn của ông không rõ nét như người em là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, nhưng trong chiến công chung của quân dân nhà Trần, đặc biệt là trận chiến trên sông Bạch Đằng lần thứ 3 năm 1288 không thể thiếu công lao của ông. Để ghi nhớ công lao dẹp giặc tại vùng Đông Bắc Tổ quốc, nhân dân đã lập một ngôi đền nhỏ dựng bên núi Bài Thơ.

Ông mất ngày 24 tháng 4 âm lịch.

Thờ Phụng Đức Thánh Cả

Đền Đức Thánh Cả thuộc quần thể di tích lịch sử núi Bài Thơ, được Bộ Văn hoá – Thông tin và Thể thao xếp hạng Di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia năm 1992. Ngôi đền này còn có tên chữ là Phúc Linh Từ hay Đền Phúc Linh. Ngoài việc bày tỏ sự sùng kính đối với công ơn với bậc thánh nhân, khách du lịch còn được tham quan vãn cảnh không gian hùng vĩ và di tích in đậm dấu ấn lịch sử nơi đây. 

Hội tại đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn được tổ chức linh đình vào ngày 29, 30 tháng 4 âm lịch hằng năm. Lễ hội này từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Hạ Long nói riêng và TP. Quảng Ninh nói chung. Không chỉ vậy, lễ hội còn thu hút hàng ngàn tăng ni, phật tử và du khách hành hương tới đây tham quan bái yết cửa đền, cũng là để lớp trẻ hiểu hơn về lòng yêu nước và truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa cho những ngư dân và những người sống ven biển.

Tham Khảo

  1. https://cotam.com/duc-thanh-ca/
  2. https://xevietanh.com/tin-tuc-cho-thue-xe/kham-pha-ve-lich-su-va-cach-di-le-den-duc-thanh-ca-gan-chua-huong.html
  3. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Qu%E1%BB%91c_Nghi%E1%BB%85n


 

Chấm điểm