Đua nhau học môn bấm huyệt bí ẩn để thành… ‘Võ Hoàng Yên’

Hồi còn sống, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, đã viết thư gửi Lương y Huỳnh Thị Lịch với những lời cảm kích:

TP.HCM 29/2/1992

Cô Sáu Lịch,

Đọc bài thơ của Cô rồi, tôi rất phục Cô và thương Cô vì trong lòng Cô còn vương vấn chút khổ đau trần tục, chưa được thanh thoát như Phật Thích Ca trên tòa sen.

Phục Cô ở chỗ: Có lòng tự hào dân tộc, nhân từ, đạo đức, lo cho nhân dân, lấy chân lý làm vinh, làm lương y với đôi tay thần luyện, với lòng thương bao la không biên giới, cao như Hy mã lạp sơn, như biển đông xanh mát, có đạo Phật từ bi bác ái. Bao nhiêu đức tính ấy đã đủ cho một người tự an ủi mình trong cuộc đời gian khổ để sống hạnh phúc!

Thương Cô ở chỗ: Chưa thoát hết trần tục, còn vấn vương chưa được tuyên dương công nhận, chưa thấy rằng nhân dân công nhận là tối cao, tột đỉnh. Nhà nước làm sao thấy hết được sự việc của nhân dân đã làm. Địa vị của nhà nước ban chẳng qua là phù vân của xã hội. Ban hay không ban, mình cứ việc làm tròn nhiệm vụ đối với nhân dân.

Tôi vui với bản tình ca
Cứu người khỏi bệnh mới là đẹp cao

Nhưng tại sao có người kỳ thị thua hờn, lại có người muốn hỏi về đời sống của người lương y thần hiệu? Vì một lẽ rất đơn giản! Vì Cô đã nổi danh chữa bệnh mà quần chúng muốn hiểu rõ đời cô như của đức Phật. Đó là cái khổ của những người đã nổi tiếng! Quần chúng muốn đọc một cuốn sách về đời Cô như một tiểu thuyết dài thật dài mới thoả mãn được nhu cầu tình cảm của quần chúng. Đi Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan… ở mỗi nơi có gì lạ, trong óc suy nghĩ ra sao, học lỏm cách nào? Sự kết tinh trong óc để tạo ra cách bấm huyệt… Làm sao trình bày cho rõ như trong một khối thuỷ tinh trong suốt.

Tôi hết lòng thương Cô, phân tích rõ ngọn ngành để cô bước lên đài vinh quang mà quần chúng mong đợi.

Rồi phải tập hợp học trò cũ lại, viết lại kỹ thuật khám bệnh tài tình, học trò chưa hiểu rõ, lựa chọn người tiến bộ để đào tạo huấn luyện viên đặc biệt sẽ nối nghiệp Cô…