Du lịch Chùa Một Cột – Một trong những biểu tượng Hà Nội

Chùa Một Cột

Nếu bạn là một người thích tìm hiểu những điều mới lạ, thú vị trong kho tàng kiến thức dân tộc rộng lớn, Chùa Một Cột nhất định là một điểm đến mà bạn không thể bỏ lỡ. 

Giới thiệu chung về Chùa Một Cột

Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa Đài (Đài Hoa Sen) hay Chùa Mật luôn giữ riêng cho mình lối kiến trúc đặc biệt độc đáo nhất để trở thành một trong những điểm hấp dẫn khi đi du lịch Hà Nội. Được khởi công xây dựng vào mùa Đông tháng 10 năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông sau lời khuyên của Nhà sư Thiền Tuệ về giấc mộng Phật bà Quan Thế âm Bồ Tát ngự trên tòa sen.

Tranh Chùa Một Cột

Tranh vẽ Chùa Một Cột

Vị trí của Chùa Một Cột

Hiện nay, Chùa tọa lạc ở trong công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, Quận Ba Đình, Hà Nội, nằm cạnh khu Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng Trường Ba Đình ngay gần với Hồ Tây thường là một cụm điểm mà du khách thường kết hợp tham quan trải nghiệm.

Giá vé, giờ mở cửa 

Chùa Một Cột mở cửa từ 7h sáng – 18h tối các ngày trong tuần. Chùa mở hoàn toàn miễn phí cho khách là công dân Việt Nam. Còn đối với du khách nước ngoài, phí tham quan sẽ được thu là 25.000đ/vé/lượt. Khi đến với Hà Nội, cùng quỹ thời gian tầm 2-3h, các bạn có thể tham quan toàn bộ được khu vực Lăng Bác.

Chùa Một Cột – Ngôi chùa có kiến trúc độc nhất Châu Á

Dưới sự xác nhận của Tổ chức Kỉ lục Châu Á, Chùa Một Cột vinh dự được là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á” năm 2012. Chùa Một Cột là một công trình kiến trúc đỉnh cao cùng với nghệ thuật thiết kế, chạm gỗ,điêu khắc, hội họa mang đậm tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam. 

Chùa Một Cột

Hoàng hôn Chùa Một Cột

Chùa được lên ý tưởng từ một đóa sen nở trên mặt nước – loài hoa của sự cao cả, yêu thương và chia sẻ – biểu tượng cao quý của nhân phẩm – quốc hoa của Việt Nam. Tổng thể công trình bao gồm Hồ Linh Chiểu, Liên Hoa Đài, Bậc thang lên chính điện.

Nét độc đáo là toàn bộ ngôi chùa được đặt chồng khít lên một cột đá còn Chùa thì được xây dụng như đài hoa sen, rộng khoảng 3m vuông, được làm tất cả từ gỗ và lợp mái. Mái chùa lợp ngói cổ là sự kết hợp của hình đao cong đắp ở trên là hình rồng, còn gọi là “Lưỡng xảo” thể hiện được sự thần thánh mang đậm nét trí tuệ, phẩm chất con người.

Bậc thang lên chính điện Chùa Một Cột

Để lên tới chùa, du khách phải bước qua 13 bậc thang với chiều rộng khoảng 1.4m. Vì tồn tại và được xây dựng từ thời Lý nên vẫn còn giữ nguyên được nét cổ kính, trang nghiêm. Bên cạnh đó, hai hàng tường gạch hai bên còn có gắn bia đá giới thiệu lịch sử của ngôi chùa.

Bậc thang lên Chùa Một Cột

Bậc thang lên Chùa

Bàn thờ Quan Thế âm Bồ Tát

Được đặt ở vị trí chính giữa, ở nơi cao nhất của Liên Hòa Đài là bức tượng bức tượng Quan Thế âm Bồ Tát trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng, được bài trí xung quanh là các lư đồng, bình hoa,… mặc dù không quá cầu kỳ, nhưng vẫn toát lên được vẻ đẹp, phong thái riêng của mình.

Bàn thờ Quan Thế âm Bồ Tát

Bàn thờ Quan Thế âm Bồ Tát

Cây bồ đề tại khuôn viên Chùa Một Cột

Cây bồ đề được xem là loài cây đặc trưng trong Phật giáo, toát ra vể đẹp linh thiêng, cổ kính. Đây cũng là món quà do đích thân Tổng thống Ấn Độ mang tặng trong một lần ghé thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên dưới gốc bồ đề có đặt một bia đấ với nội dung: “Cây bồ đề này nguyên gốc ở cây bồ đức Phật Thích Ca tu thành đạo tại Ấn Độ. Tháng 2 năm 1958, Tổng thống Rajendra Prasad đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp Người sang thăm Ấn Độ”. 

Bia dưới gốc bồ đề

Bia dưới gốc bồ đề

Cách di chuyển đến Chùa Một Cột

Vì nằm ở trung tâm thành phố nên việc di chuyển đến chùa cũng không quá quan ngại. Bạn có thể chọn những tuyến đường sau:

– Tuyến 1: Giảng Võ – Nguyễn Thái Học – Hùng Vương

– Tuyến 2: Văn Cao – Thụy Khuê – Hùng Vương

– Tuyến 3: Tôn Đức Thắng – Chu Văn An – Điện Biên Phủ

– Tuyến Bus: 22, 16, 32, 09, 34,…

Bản đồ đến Chùa một cột

Bản đồ dẫn đến Chùa Một Cột

Kinh nghiệm khi đến Chùa Một Cột

Khi tham quan Chùa Một Cột, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

– Chùa có quy định giờ mở cửa, du khách cần cân nhắc, sắp xếp thời gian hợp lý.

– Có những khu vực đề biển cấm vào, du khách nên chú ý, tuân thủ chấp hành.

– Vì là công trình xây dựng cổ nên du khách cần đi lại nhẹ nhàng, tránh va chạm làm mất vẻ tôn nghiêm, cung kính.

– Trải nghiệm thêm về nét đẹp đặc sắc khác, ví dụ như ẩm thực, những món ăn ngon nổi tiếng ở Hà Nội.

Hy vọng những chia sẻ trên của BestPrice sẽ giúp các bạn có thể nhìn nhận rõ nét về Chùa Một Cột. Ngoài những thông tin trên, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những địa điểm du lịch, kinh nghiệm du lịch, săn vé máy bay, khách sạn, tour du lịch hấp dẫn khác thì hãy liên hệ ngay với BestPrice theo hotline 1900 6505 hoặc truy cập website https://www.bestprice.vn/ 

BestPrice

Nguồn ảnh: Internet