Du học nghề Đức ngành đầu bếp: Những điều cần biết – VICAT
Vì nằm ở vị trí trung tâm của châu Âu nên nền ẩm thực của Đức chịu sự ảnh hưởng nhất định từ nhiều quốc gia trên thế giới. Chưa hết, hàng năm nước Đức còn tiếp đón hàng nghìn khách du lịch nên nhu cầu tuyển dụng đầu bếp chuyên nghiệp tại các nhà khách sạn ở quốc gia này là vô cùng lớn. Tham khảo bài viết dưới đây của VICAT nếu bạn đang có ý định du học nghề Đức nghành đầu bếp.
Công việc hàng ngày của một đầu bếp chuyên nghiệp ở Đức
Khi lựa chọn du học nghề bếp ở Đức và trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, bạn sẽ thực hiện các công việc sau:
-
Lên thực đơn phù hợp theo từng mùa và theo yêu cầu của khách hàng
-
Đặt mua nguyên liệu, thực phẩm để chế biến các món ăn và bảo quản nguyên liệu đúng cách
-
Sử dụng linh hoạt các thiết bị nhà bếp để chuẩn bị các món ăn
-
Trình bày và trang trí món ăn hấp dẫn, tinh tế và đẹp mắt
-
Hướng dẫn và giám sát nhân viên phụ bếp
-
Vệ sinh, dọn dẹp nơi làm việc, đóng gói các nguyên liệu và xử lý rác thải theo đúng quy định
-
Kiểm tra kho hàng trữ nguyên vật liệu
-
Học cách phân biệt và bảo quản các loại rượu hảo hạng
Bên cạnh việc chế biến các món ăn Đức, một đầu bếp chuyên nghiệp còn phải biết nấu các món ăn đặc trưng đến từ các quốc gia châu Âu như mỳ Ý, Steak,… cũng như nhiều món ăn đặc biệt của thế giới từ châu Á đến châu Âu như cà ri Ấn Độ, các món ăn đặc trưng của Thái, Nhật, Hàn.
Điều kiện du học nghề Đức ngành đầu bếp
-
Nam nữ từ đủ 18 – 28 tuổi
-
Đã tốt nghiệp THPT chính quy tại Việt Nam
-
Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh ngoài da, bệnh đường ruột và các bệnh truyền nhiễm như viêm gan siêu vi B, C,…
-
Không có tiền án, tiền sự
-
Có bằng tiếng Đức B1 tại Việt Nam
-
Chiều cao bắt buộc: từ 1,65m trở lên
-
Có tính cách sạch sẽ, tỉ mỉ, sáng tạo, nhanh nhẹn
Nội dung khóa học nghề Đầu bếp tại Đức
Tương tự như khóa học nghề điều dưỡng Đức, việc học nghề sẽ được diễn ra xen kẽ giữa học lý thuyết và thực hành.
Chương trình đào tạo năm thứ nhất
Học viên du học nghề đầu bếp tại Đức sẽ được thực hành cách giao dịch với khách hàng, sử dụng đúng cách các thiết bị nhà bếp, học cách quản lý hàng tồn kho và sắp xếp tổ chức nhà bếp. Các môn học lý thuyết trong năm học thứ nhất bao gồm:
-
Chuẩn bị, chế biến và phục vụ các món ăn theo công thức
-
Tìm hiểu những điều cơ bản về luật an toàn vệ sinh thực phẩm và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
-
Tìm hiểu các quy định giữ an toàn khi làm việc trong nhà bếp
-
Lên thực đơn, tư vấn và tính hóa đơn cho khách
-
Bảo quản thực phẩm đúng cách và kiểm tra đơn hàng
Chương trình đào tạo năm thứ hai
-
Nghiên cứu về các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau quả và ngũ cốc. Học viên học cách chế biến, bảo quản cũng như hiểu toàn diện về giá trị dinh dưỡng nguyên liệu chế biến thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Từ đó chế biến các món ăn dành cho người ăn chay hoặc thuần chay.
-
Chuẩn bị tiệc buffet: Cách chế biến món ăn nóng và nguội, cách trình bày và trang trí món ăn hấp dẫn, bắt mắt
-
Chuẩn bị các món tráng miệng
-
Chế biến các món ăn từ thịt và hải sản
Chương trình đào tạo năm thứ ba
-
Tâm lý học bán hàng
-
Lập kế hoạch và tư vấn cho khách muốn tổ chức tiệc
-
Chọn món ăn, trang trí bàn ăn, phòng ăn theo chủ đề cụ thể
-
Thiết kế thực đơn phù hợp với nguyên vật liệu theo từng dịp và phù hợp với giá thành sản phẩm
-
Tìm hiểu văn hoá ẩm thực các vùng miền nước Đức và các nước khác trên thế giới.
-
Nghiên cứu và sáng tạo các công thức nấu ăn phù hợp với xu hướng mới
Mức lương
học nghề Đức ngành đầu bếp
Trong quá trình học nghề tại Đức, học viên sẽ được nhận lương từ 600 – 900 Euro/tháng trong suốt 3 năm học nghề. Sau khi tốt nghiệp khóa học nghề đầu bếp tại Đức, mức lương của một người đầu bếp chuyên nghiệp tại Đức rơi vào khoảng 2.000 – 4.000 Euro/tháng và con số này có thể cao hơn tùy vào từng nhà hàng (trong khi lương học nghề của ngành điều dưỡng là 2.700 – 3.200 euro/tháng và có thể lên đến 4.000 Euro).
Cơ hội việc làm và thăng tiến ngành Đầu bếp tại Đức
Sau khi tốt nghiệp, học viên có cơ hội làm việc tại các chuỗi nhà hàng khách sạn quốc tế, trên các du thuyền sang trọng cao cấp, … Bên cạnh đó, học viên cũng có thể tự mở quán ăn, nhà hàng nhưng điều này đòi hỏi kinh phí và năng lực cao.
Các đầu bếp sau khi tốt nghiệp có cơ hội định cư lâu dài tại Đức sau 5 năm làm việc và cơ hội trở thành công dân Đức sau 8 năm sinh sống. Tuy nhiên, so với ngành điều dưỡng thì mức lương tối thiểu 1 năm của nghề đầu bếp để được định cư tại Đức sẽ có phần cao hơn. Lý do là vì điều dưỡng đang là ngành nước Đức đang thiếu nhân lực nên nếu học viên chọn lĩnh vực này sẽ được ưu ái để được định cư tương đối nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các ngành nghề khác như đầu bếp.
Tìm hiểu thêm:
>> Du học nghề Đức ngành Nhà hàng Khách sạn: Những điều cần biết
>> Du học nghề Đức nên chọn 5 ngành “hot” này
>> Du học nghề Đức ngành Cơ khí điện tử: Những điều cần biết