Dự án nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu tại Việt Nam

Tiêu chí xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao được quy định tại Điều 3 Quyết định 34/2019/QĐ-TTg, Quyết định quy định tiêu chí xác định dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Cụ thể bao gồm 4 tiêu chí.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp nắm giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự bùng nổ của công nghệ thông tin, quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản càng cao, cùng với diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu trong khi dân số tăng nên nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên… Đây là những thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. 

Để giải quyết các vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu tại Việt Nam.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao là mô hình nông nghiệp trong đó có ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của xã hội, phát triển nông nghiệp bền vững.

Ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp nhờ sự ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ cảm biến, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, tự động hóa, internet vạn vật… Thông qua đó, nhà nông có thể tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nông nghiệp công nghệ cao còn giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

4 tiêu chí xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao

Theo Quyết định 34/2019/QĐ-TTg, Dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là dự án, phương án sản xuất kinh doanh phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Công nghệ ứng dụng trong dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 4 Quyết định này và Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg và Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiêu chí 2: Sản phẩm được tạo ra từ dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cần đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm.

Tiêu chí 3: Được cấp chứng nhận hoặc cam kết công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp theo một trong các tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015, GAP, GMP hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương về hệ thống quản lý chất lượng.

Tiêu chí 4: Dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Một số thành tựu nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam

Theo thống kê, Việt Nam đã có 5 khu nông nghiệp công nghệ cao ở Hậu Giang, Phú Yên, TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và Bạc Liêu và 46 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ yếu tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ: 

  • Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; 

  • Phòng, trừ dịch bệnh; 

  • Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; 

  • Sản xuất các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; 

  • Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; 

  • Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.

AgriDrone Việt Nam là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ cao phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với những sản phẩm hiện đại như máy bay nông nghiệp không người lái DJI Agras T20P, DJI Agras T30, DJI Agras T40. Tính đến nay, AgriDrone Việt Nam đã chuyển giao công nghệ máy bay không người lái cho rất nhiều tổ chức cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

Những đóng góp của khoa học công nghệ trong nông nghiệp cho thấy việc phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng, tạo động lực mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam.