Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo gà công nghiệp công nghệ cao
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo gà công nghiệp công nghệ cao có diện tích đất xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng khoảng 18.872 m2, còn lại là diện tích trồng hoa màu và cây ăn trái.
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo gà công nghiệp công nghệ cao có diện tích đất xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng khoảng 18.872 m2, còn lại là diện tích trồng hoa màu và cây ăn trái.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 6
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 6
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 6
I.3. Mô tả sơ bộ dự án 6
I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 7
I.4.1. Các văn bản pháp lý về đầu tư 7
I.4.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng 8
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 10
II.1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam 10
II.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam năm 2019 10
II.1.2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 10
II.2. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai 11
II.2.1. Vị trí địa lý 11
II.2.2. Điều kiện tự nhiên 12
II.2.3. Kinh tế 12
II.3. Huyện Cẩm Mỹ 13
II.3.1. Vị trí địa lý, đặc điểm về khí hậu, thời tiết; 13
II.3.2. Đất đai và cơ cấu sử dụng: 14
II.3.3. Nguồn nước: 15
II.3.4. Tài nguyên khoáng sản: 16
II.4. Tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai 16
II.4.1. Quan điểm phát triển ngành chăn nuôi 16
II.4.2. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung 18
II.4.3. Hướng đến phát triển bền vững 19
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 20
III.1. Mục tiêu nhiệm vụ đầu tư. 20
III.1.1. Mục tiêu chung 20
III.1.2. Mục tiêu riêng 20
III.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng 20
III.2.1. Sự cần thiết đầu tư 20
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 22
IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 22
IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 22
IV.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 23
IV.4. Hiện trạng sử dụng đất 23
IV.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 23
IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng 24
CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 25
V.1. Quy mô đầu tư dự án 25
V.1.1. Khối lượng công trình 25
V.1.2. Quy mô xây dựng các hạng mục công trình chính 28
V.1.3. Hạ tầng kỹ thuật 29
V.2. Đầu tư máy móc thiết bị 31
V.3. Lựa chọn con giống 32
V.3.1. Chọn lọc và theo dõi heo nái đẻ 32
V.3.2. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng heo đực giống 34
V.3.3. Dinh dưỡng cho đực giống 35
V.3.4. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Đực giống 36
V.3.5. Kỹ thuật huấn luyện và sử dụng đực giống 38
V.3.6. Các giống heo ông bà nuôi trong trại (1 máu): 39
V.4. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt 40
V.4.1. Dinh dưỡng 41
V.4.2. Kỹ thuật cho ăn 41
V.4.3. Kỹ thuật chăm sóc 42
V.5. Chuồng trại chăn nuôi 43
V.5.1. Vị trí 43
V.5.2. Nền chuồng 43
V.5.3. Kiểu chuồng nuôi heo 44
V.6. Dinh dưỡng và thức ăn 48
V.6.1. Kỹ thuật ủ men thức ăn 48
V.6.2. Phương pháp trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn: 49
V.7. Kỹ thuật chăm sóc và phối giống và nuôi dưỡng heo nái 50
V.7.1. Chọn heo cái giống hậu bị 50
V.7.2. Chăm sóc nuôi dưỡng heo hậu bị 50
V.7.3. Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái chửa 53
V.7.4. Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái đẻ, và heo con 56
V.7.5. Chăm sóc và nuôi dưỡng heo thịt 59
V.7.6. Nguyên tắc của chăn nuôi an toàn 61
V.8. Kỹ thuật chăn nuôi gà 62
V.8.1. Quy trình chăn nuôi gà 62
V.8.2. Kỹ thuật nuôi gà hướng trứng cho giống gà Ai Cập. 65
V.8.3. Kỹ thuật nuôi gà đẻ nhiều trứng cho giống gà D300. 67
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 69
VI.1. Sơ đồ tổ chức công ty 69
VI.1.1. Mô Hình Tổ Chức 69
VI.1.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 69
VI.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 69
VI.2.1. Lao động trực tiếp 69
VI.2.2. Lao động gián tiếp 70
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 71
VII.1. Tiến độ thực hiện 71
VII.2. Giải pháp thi công xây dựng 71
VII.2.1. Phương án thi công 71
VII.3. Sơ đồ tổ chức thi công 71
VII.4. Hình thức quản lý dự án 72
CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 73
VIII.1. Đánh giá tác động môi trường 73
VIII.1.1. Giới thiệu chung 73
VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 73
VIII.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 75
VIII.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 77
VIII.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 77
VIII.1.6. Trong thời gian hoạt động của trang trại 79
VIII.1.7. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường 81
VIII.1.8. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình chăn nuôi heo 84
VIII.1.9. Kết luận 85
CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 86
IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 86
IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 86
IX.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 86
IX.2.2. Chi phí thiết bị 86
IX.2.3. Chi phí quản lý dự án: 87
IX.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 87
IX.2.5. Chi phí khác 88
IX.2.6. Dự phòng phí: 88
IX.2.7. Lãi vay trong thời gian xây dựng: 88
CHƯƠNG X: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 93
X.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 93
X.2. Nguồn vốn 93
X.3. Phương án hoàn trả vốn vay 94
CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 95
XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 95
XI.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán 95
XI.1.2. Phương án Tài Chính 95
XI.1.3. Cơ sở tính toán 95
XI.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 96
XI.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế – Xã hội 96
CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
XII.1. Kết luận 98
XII.2. Kiến nghị 98
Trong những năm qua, nhờ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sở hữu.
Chính nhờ chủ trương đúng đắn đó, nền kinh tế của đất nước đã phát triển, đời sống của đại đa số nhân dân đã được cải thiện lên một bước.
Bước sang thế kỷ 21, đất nước ta đứng trước những thách thức và vận hội mới. Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trên bước đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đang chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến vững chắc từ nền kinh tế nông nghiệp thuần nông sang nền kinh tế nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt là hướng mũi nhọn, làm tiền đề thúc đẩy nền kinh tế Nông nghiệp Nông thôn. Hiện nay ngành chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt khi vấn đề lương thực đã được giải quyết cơ bản.
Nhưng do xuất phát điểm nền kinh tế còn thấp nên tỷ trọng sản lượng chăn nuôi mới chiếm khoảng 30-32% trong tổng giá trị sản lượng trong Nông nghiệp. Chăn nuôi hiện đang là một trong những mũi nhọn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đa dạng hóa vật nuôi. Công tác tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp có áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và nhân giống, sản xuất hàng hóa, bảo vệ môi trường được chú trọng. Song song với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển chăn nuôi toàn diện, khuyến khích phát triển các sản phẩm chăn nuôi đặc sản giá trị kinh tế cao, gắn phát triển chăn nuôi với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Trước thực trạng của ngành chăn nuôi nói trên Công Ty TNHH … chúng tôi thực hiện đầu tư xây dựng dự án “Trang trại chăn nuôi gà hướng thịt”. Đây là dự án xây dựng trang trại sản xuất gà thịt. Khi đi vào hoạt động, Dự án đảm bảo có đủ giống tốt, phục vụ nhu cầu nâng chất lượng đàn gà thịt trong khu vực, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, chủ động tự túc được nguồn thực phẩm nâng cao đời sống người dân và cho xuất khẩu trao đổi hàng hóa.
Thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế trang trại của nhân dân tỉnh, chúng tôi tiến hành khảo sát lập dự án: “Xây dựng trang trại chăn nuôi heo, gà công nghiệp’’ với các nội dung cơ bản sau:
– Tên dự án: Trang trại chăn nuôi heo gà công nghiệp công nghệ cao Thiên Thuận Phát 2
– Địa điểm: Tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
– Quỹ đất của dự án: 44.000 m2 thuộc quyền sử dụng của Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát. Trong đó diện tích đất xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng khoảng 18.872 m2, còn lại là diện tích trồng hoa màu và cây ăn trái.
– Mục tiêu đầu tư trang trại chăn nuôi heo, gà công nghiệp:
+ Đầu tư hệ thống chuồng trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng tại thành phố HCM và các tỉnh phía Nam.
+ Phát triển chăn nuôi đàn heo thịt 8.400 con/năm.
+ Phát triển chăn nuôi đàn heo Nái 600 con/năm.
+ Phát triển chăn nuôi đàn gà bố mẹ 40.000 con/năm.
– Tổng vốn đầu tư : 80.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu mươi tỷ đồng ./.). Trong đó: vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát là 24.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi bốn tỷ đồng ./.);.
– Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm.
Đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi Thiên Thuận Phát 2 nằm tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
I.1.1. Khối lượng công trình
1) Nhà nuôi Heo
Hạng mục Nhà nuôi heo nái số 1: Nuôi 600 heo nái
Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 17m x 60m x 1 nhà = 1.020m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, tường bao che xây gạch cao 1,5m, kết hợp tấm làm mát. Số lượng 1 nhà. Heo được chăn nuôi trên sàn BTCT có rãnh có độ dốc ngang 2%, cách sàn 30 – 65cm.
Hạng mục Nhà nuôi heo thịt số 2: nuôi 8.400 heo thịt
Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 17m x 90m x 7 nhà = 10.710m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, tường bao che xây gạch cao 2 m, bên trên lưới B40, kết hợp tấm làm mát. Số lượng 7 nhà thiết kế giống nhau. Heo được chăn nuôi trên sàn BTCT có rãnh có độ dốc ngang 2%, cách sàn 30 – 65cm.
2) Nhà nuôi Gà: nuôi 40.000 con gà siêu trứng
Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 14 m x 60m x 6 nhà = 5.040m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, tường bao che xây gạch cao 1,5m, kết hợp tấm làm mát. Số lượng 6 nhà thiết kế giống nhau. Gà được chăn nuôi trên sàn BTCT có rãnh có độ dốc ngang 2%, cách sàn 30 – 65cm.
3) Hạng mục Nhà cách ly:
Nhà 1 tầng, diện tích xây dưng 10m x 20m = 200 m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, tường bao che xây gạch cao 1,5m, kết hợp tấm làm mát.
4) Hạng mục Nhà ở công nhân:
Nhà 1 tầng, diện tích xây dưng 7m x 20 m = 140m2. Kết cấu công trình cột bê tông cốt thép, bao che xây gạch, mái lợp tôn, đóng trần, lát gạch ceramic..
5) Hạng mục Nhà ăn công nhân:
Nhà 1 tầng, diện tích xây dưng 5m x 10m = 50 m2. Kết cấu công trình cột bê tông cốt thép, bao che xây gạch, mái lợp tôn, đóng trần, lát gạch ceramic..
6) Hạng mục Hố sát trùng xe:
Diện tích xây dựng 4m x 6m = 24m2. Đổ bằng BTCT, sâu 0,3m; chứa nước khử trùng bánh xe ra vào trang trại.
7) Hạng mục Nhà bảo vệ:
Thiết kế 1 tầng, diện tích xây dựng 4,5mx4,5m = 20m2, hành lang bao quanh cao hơn nền sân đường nội bộ 0,2m chống nóng bằng gạch lỗ và tấm đan bê tông, được lát gạch ceramic chống trơn. Hành lang bao quanh rộng 0,5m lát gạch đỏ chống trơn hoặc gạch block.
8) Hạng mục Nhà để xe:
Nhà xe thiết kế 1 tầng, có mái che (mái tôn) diện tích xây dựng 5m x10m = 50 m2, chiều cao thông thủy tối thiểu 2,7m. Nền nhà xe cao hơn so với nền sân đường nội bộ 0,1m đổ bê tông đá 1×2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.
9) Hạng mục Nhà kỹ thuật:
Thiết kế 1 tầng có diện tích xây dựng 8m x 80m = 64 m2, có 1 hành lang chung rộng 1,8m, hành lang được lát gạch ceramic chống trơn. Nhà đổ mái bằng BTCT, xây tường thu hồi đỡ hệ xà gồ thép mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ hai nước lợp mái tôn chống nóng.
10) Hạng mục Bể nước sinh hoạt:
Có dung tích chứa: 2m x 2m x 1m =4m3. Được đổ bằng BTCT mác 250 và trát bitum chống thấm.
11) Hạng mục Nhà phơi đồ:
Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 4m x 6m = 24m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, không xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1×2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.
12) Hạng mục Nhà điều hành:
Thiết kế 1 tầng có diện tích xây dựng 7m x 20.5m = 143.5m2, có 1 hành lang chung rộng 1,8m, hành lang được lát gạch ceramic chống trơn. Nhà đổ mái bằng BTCT, xây tường thu hồi đỡ hệ xà gồ thép mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ hai nước lợp mái tôn chống nóng.
13) Hạng mục Nhà sát trùng xe:
Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 4.5m x 12m = 54m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1×2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.
14) Hạng mục Nhà nghỉ trưa:
Thiết kế 1 tầng có diện tích xây dựng 5m x 10m = 50 m2, có 1 hành lang chung rộng 1,8m, hành lang được lát gạch ceramic chống trơn. Nhà đổ mái bằng BTCT, xây tường thu hồi đỡ hệ xà gồ thép mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ hai nước lợp mái tôn chống nóng.
15) Hạng mục Nhà máy phát điện:
Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 4m x 6m = 24m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1×2 mácvc 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.
16) Hạng mục Kho dụng cụ, kho vôi:
Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 5m x 5m = 25m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1×2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.
17) Hạng mục Kho cám heo và kho cám gà:
Nhà 1 tầng, 2 nhà diện tích xây dựng 2m x 7m x 25m = 350m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1×2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.
18) Hạng mục Bể nước:
Bể nước gồm 01 bể, diện tích 60m2/bể, dung tích 240m3/bể. Được đổ bằng BTCT mác 250 và trát bitum chống thấm. Bể nước cung cấp nước cho chăn nuôi.
19) Hạng mục Tháp nước:
Tháp nước có 1 tháp, diện tích 9m2/tháp, dung tích chứa 20m3/tháp. Chân tháp đổ bằng BTCT mác 250, sử dụng bồn chứa nước bằng inox.
20) Hạng mục Silo cám:
Silo có 6 cái, diện tích 9m2/silo. Silo hình tròn đường kính 1,5m, cao 3m, làm bằng thép.
21) Hạng mục Bể ngâm rửa nắp đan:
Bể ngâm rửa nắp đan gồm 8 bể, diện tích 4m2/bể, có thể tích 2m x 2m x 1m = 4m3, được đổ bằng BTCT mác 250.
22) Hạng mục Nhà xuất heo loại (heo không đủ trọng lượng):
Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 5m x 10m = 50m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, tường bao che xây gạch cao 1,5m, kết hợp tấm làm mát.
23) Hạng mục Nhà để phân:
Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 7m x 20m = 140m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1×2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.
24) Hố hủy xác:
Hố chôn xác có xử lý bằng vôi bột.
25) Hạng mục Hầm biogas:
Hầm Biogas dài 50m, rộng 43 m, sâu 6m, có dung tích chứa khoảng 12.000m3. Hồ được lót đáy và phủ bề mặt bằng HDPE.
26) Hạng mục Hồ xử lý nước thải:
Hồ xử lý nước thải có 01 hồ (dài 50m, rộng 35m, sâu 4m). Hồ được lót đáy bằng HDPE.
27) Hạng mục Hồ sinh học:
Hồ sinh học có 01 hồ (dài 40 m, rộng 30m, sâu 4m). Hồ được lót đáy bằng HDPE.
28) Hạng mục Đường dẫn có mái che:
Đường dẫn có mái che dài 480m, rộng 1m, mái che khung kèo định hình lợp tôn, Nền đổ bê tông đá 1×2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.
29) Hạng mục Trạm điện: Sử dụng trạm biến áp 320KVA, loại trạm treo.
30) Hạng mục Đường giao thông: Đổ bê tông đá 1×2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,3m.
31) Hạng mục Cây xanh cảnh quan, cách ly: khoảng cách giữa các cây là 1m, khoảng cách giữa các hàng là 1m, các hàng cây được trồng xen kẽ nhau. Ưu tiên các loại cây có khả năng hấp thụ mùi như cây: bạch đàn, ngũ da bì, mít…
I.1.2. Quy mô xây dựng các hạng mục công trình chính
– Tổng diện tích khu đất S = ……….m2;
– Diện tích xây dựng công trình: ………m2;
– Diện tích cây xanh cảnh quan, cách ly: ……….m2;
– Mật độ xây dựng: ………%;
Quy mô xây dựng các hạng mục công trình:
Bảng V1: Danh mục các hạng mục công trình
STT
Số lượng
Đơn vị
Khối lượng
1
Khu nhà nuôi heo nái (14mx60m)
1
m2
1,020
2
Khu nhà nuôi heo thịt (17mx90m)
7
m2
10,710
3
Khu nhà nuôi gà siêu trứng (14mx60m)
6
m2
5,040
4
Cổng tường rào
1
m2
1
5
Nhà để xe
1
m2
75
6
Nhà ở kỹ thuật (8mx20m)
1
m2
160
7
Nhà công nhân (7mx20m)
1
m2
140
8
Nhà ăn + bếp (7mx9m)
1
m2
63
9
Tháp nước sinh hoạt 4m3
1
m2
4
10
Sân bóng chuyền
1
m2
300
11
Nhà sát trùng xe
1
m2
54
12
Nhà điều hành
1
m2
144
13
Nhà phơi đồ
1
m2
24
14
Nhà đặt máy phát điện
1
m2
24
15
Nhà nghỉ trưa
1
m2
50
16
Kho dụng cụ
1
m2
25
17
Kho cám heo (2 kho)
2
m2
350
18
Nhà cách ly
1
m2
200
19
Bệ xuất nhập heo
2
m2
6
20
Bể nước 350m3, tháp 20m3
2
m2
120
21
Bể ngâm rửa đan
8
m2
5
22
Hầm biogas
1
m2
3,150
23
Ao xử lý nước thải số 3
2
m2
1,750
24
Nhà cân heo
1
m2
25
25
Hố hủy xác
2
m2
20
26
Sân phơi phân
1
m2
300
27
Nhà bảo vệ
1
m2
20
28
Nhà để phân
1
m2
120
29
Hệ thống xử lý nước thải
1
m2
350
30
Đường giao thông
1
m2
2,500
I.1.3. Hạ tầng kỹ thuật
Nguyên tắc quy hoạch chuồng trại:
– Vị trí xây dựng: cần tách biệt khỏi khu dân cư sinh sống và nguồn nước
– Nền đất xây dựng: Có nền đất cao, tối thiểu 0.5m so với mực nước sông, thuận lợi cho việc thoát nước và thuận tiện cho giao thông.
– Hướng chuồng lý tưởng nhất: Là hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Nam để tận dụng ánh sáng và sự thông thoáng không khí
– Các phân khu chuyên biệt: Khu chuồng trại nuôi – khu chứa thức ăn và dụng cụ- khu xử lý phần và rác thải.
Hố sát trùng trước khi vào chuồng và biển báo quy định với khách hàng.
– Nền chuồng: Không trơn, dễ thoát nước, khô dáo dễ làm vệ sinh và tiêu độc
– Mái chuồng: có kết cấu 1 hoặc 2 mái, có thể làm bằng mái tôn lạnh. Không bị dột, nát đảm bảo che nắng mưa cho gà.
– Tường chuồng: có thể xây bằng gạch/lưới thép và phải có hệ thống bạt rèm che.
Xây dựng chuồng trại
Tiến trình xây dựng:
Làm móng chuồng
– Xác định rõ kết cấu đất nền đề gia cố móng cho phù hợp
– Lưu ý gia cố móng tại hai đầu hồi chuồng cho chắc chắn vì sự chắc chắn hai bên đầu hồi chuồng ảnh hướng lớn đến kết cấu của cả chuồng gà.
Bổ cột trụ hai bên chuồng
– Trụ cột dựng bằng bê tông cốt thép. Kích thước mỗi trụ là 20 x 20 cm.
– Chiều cao mỗi trụ là 2.5m và khoảng cách giữa mỗi trụ là 3.5m-4m
Xem thêm dự án đầu tư trang trại chăn nuôi
GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (028) 35146426 – (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579 – Hotline 090 3649782 – 0907957895
——————————————————————————————————————————-