Dự án Nghiên cứu Marketing – BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH UEH KHOA – Studocu

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH UEH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING

––

BÁO CÁO

MÔN HỌC: NGHIÊN CỨU MARKETING

Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của KOC (Key

Opinion Consumer) đến ý định mua hàng trên các

trang thương mại điện tử của Genz tại Thành phố

Hồ Chí Minh

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Hải Ninh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2022

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH UEH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Hải Ninh

Họ và tên MSSV Email
Phạm Quế Anh 31201021639 [email protected]
Nguyễn Văn Huy 31201025119 [email protected]
Vũ Sỹ Long 31201023572 [email protected]
Trần Thảo Nguyên 31201021425 [email protected]

Hoàng Phước Quân 31201025517 [email protected]

TÓM TẮT

Trước sự phát triển nhanh chóng và liên tục trong lĩnh vực marketing, việc biết nắm bắt và
áp dụng các xu hướng mới đã trở nên vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên lợi thế
cạnh tranh của các nhãn hàng. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng như
là các trang mạng xã hội đã tạo ra một số hình thức marketing mới lạ và hiệu quả. Một trong
số đó là hình thức Influencer Marketing đang vô cùng phát triển. Và KOC thuộc Influencer
Marketing là một hình thức vừa mới xuất hiện gần đây nhưng đã có một số ảnh hưởng lớn
người tiêu dùng và đặc biệt là giới trẻ. Do đó, trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tìm
ra một số yếu tố của KOC tác động đến ý định mua hàng của giới trẻ, đồng thời, khám phá
ra một số yếu tố mới để các nhãn hàng có thể tận dụng và nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình.
Bài nghiên cứu dựa trên lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và các mô hình nguồn thể hiện
sự ảnh hưởng chuyên môn (EI) và người ảnh hưởng nổi tiếng có sức hấp dẫn (ACI) để suy
ra các biến cần cho mô hình nghiên cứu. Sau khi thực hiện lấy mẫu trên 388 đối tượng thuộc
độ tuổi từ 15 – 24 (Genz) có thói quen mua sắm trên các sàn thương mại điện tử đang cư trú
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và tiến hành phân tích số liệu thông qua SPSS, kết quả cho
thấy có 8 yếu tố của KOC tác động đến ý định mua hàng của Genz có sử dụng thương mại
điện tử đang sinh sống và làm việc ở TP. Hồ Chí Minh là tính khách quan, độ tin cậy, giá
trị giải trí, độ thân thuộc, giá trị cộng đồng, khả năng chuyên môn, độ phổ biến, thông tin
tiêu cực. Từ kết quả đó, bài nghiên cứu đưa ra một số đề xuất để các nhãn hàng có thể áp
dụng hiệu quả xu hướng KOC marketing để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, bài
nghiên cứu còn xây dựng một số cơ sở so sánh giữa KOC marketing với hình thức KOL
marketing đang vô cùng phổ biến.

MỤC LỤC

1

DANH MỤC VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ

STT Từ viết
tắt

Viết đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt/
Giải thích
1 KOC Key Opinion Consumer Người tiêu dùng chủ chốt
2 KOL Key Opinion Leader Người dẫn dắt dư luận chủ chốt
3 TMĐT Thương mại điện tử Thương mại điện tử
4 VECOM Hiệp hội TMĐT Việt Nam Hiệp hội TMĐT Việt Nam
5 TP Thành phố Thành phố
6 TP Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
7 SPSS Statistical Package for the
Social Sciences

Phần mềm thống kê cho khoa
học xã hội
8 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
9 TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý
10 PR Public Relations Quan hệ công chúng
11 SMEs Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp nhỏ và vừa

4. Phân tích nhân tố khám phá EFA…………………………………………………………………..

13 FMCG Fast Moving Consumer Goods Nhóm hàng tiêu dùng nhanh
14 KQ Tính khách quan Tính khách quan
15 TC Độ tin cậy Độ tin cậy
16 GT Giá trị giải trí Giá trị giải trí
17 CM Khả năng chuyên môn Khả năng chuyên môn
18 TT Độ thân thuộc Độ thân thuộc
19 PB Độ phổ biến Độ phổ biến
20 CD Giá trị cộng đồng Giá trị cộng đồng
21 TCU Thông tin tiêu cực Thông tin tiêu cực

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • DANH MỤC VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ
  • DANH MỤC BẢNG BIỂU
  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ
  • DANH MỤC HÌNH ẢNH
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
    1. Lý do chọn đề tài
    1. Mục tiêu nghiên cứu
    • 1 Mục tiêu chung
    • 1 Mục tiêu cụ thể
    1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………..
      1. Phạm vi nghiên cứu
      1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………………..
    1. Giới hạn của đề tài
    1. Phương pháp nghiên cứu
    1. Kết cấu đề tài…………………………………………………………………………………………………..
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    1. Các khái niệm………………………………………………………………………………………………….
      1. Khái niệm KOC…………………………………………………………………………………………..
      1. Khái niệm ý định mua hàng trực tuyến
      • 2.1. Khái niệm ý định mua hàng
      • 2.1. Khái niệm ý định mua hàng trực tuyến
      1. Khái niệm sàn thương mại điện tử
      1. Khái niệm GenZ
    1. Các khái niệm lý thuyết có liên quan
      1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
    • tiếng có sức hấp dẫn (ACI) 2. Những người có ảnh hưởng chuyên môn (EI) và những người có ảnh hưởng nổi
      1. Lý thuyết về tác động của KOC đến ý định mua hàng của người tiêu dùng
    1. Tổng quan các nghiên cứu và các nguồn dữ liệu thứ cấp liên quan
      1. Các nguồn phổ biến
      • 2.3. Nguồn từ báo và tạp chí
      1. Nội dung quan tâm
    1. Thống kê mô tả biến qua sát (Descriptives Statistics)
    1. Kiểm định độ tin cậy thang đo – Cronbach’s Alpha
    1. Phân tích nhân tố khám phá EFA…………………………………………………………………..
      1. Phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến độc lập trong mô hình
      1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc
    1. Phân tích tương quan Pearson
    1. Phân tích hồi quy đa biến
    1. Hỗ trợ hồi quy
      1. Biểu đồ Histogram
      1. Biểu đồ NORMAL P-P PLOT
      1. Biểu đồ SCATTER
    1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
    1. Kết luận nghiên cứu
      1. Tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu
      1. Những đóng góp mới của nghiên cứu
      1. Ứng dụng của nghiên cứu
    1. Đề xuất nghiên cứu
      1. Hàm ý quản trị
      1. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
      • 5.2 Hạn chế của nghiên cứu
      • 5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • PHỤ LỤC

  • Biểu đồ 1. Mạng xã hội quan tâm
  • Biểu đồ 2. Nội dung quan tâm
  • Biểu đồ 3. Biểu đồ Histogram
  • Biểu đồ 4. Biểu đồ NORMAL P-P PLOT
  • Biểu đồ 5. Biểu đồ SCATTER

4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Mô hình TRA …………………………………………………………………………………………. 10
Hình 2. Mô hình nghiên cứu Celebrity endorsement, brand credibility, and brand equity,
(Amanda Spry, Ravi Pappu, T. Bettina Cornwell, 2011) ………………………………………….. 12
Hình 3. Mô hình nghiên cứu The Impact of Celebrity Endorsement on Consumer Purchase
Intention: An Emerging Market Perspective (Kofi Osei-Frimpong, Georgina Donkor &
Nana Owusu-Frimpong, 2019) ……………………………………………………………………………… 13
Hình 4. Mô hình nghiên cứu Celebrity Endorsement. How Does Celebrity Endorsement
Influence the Attitude towards The Brand and How Does Negative Publicity Affect This
Relationship? (Hoekman, M. L. L., & Bosmans, A. M. M., 2010)…………………………….. 14
Hình 5. Mô hình nghiên cứu Tác động của KOL/ Influencer tới ý định mua hàng trực tuyến
của người dân VN (Trần Như Đại, 2021)……………………………………………………………….. 15
Hình 6. Mô hình nghiên cứu Nhận thức của người tiêu dùng về đại diện thương hiệu là
người nổi tiếng (ThSễn Thị Hương Giang, ThS Thùy Dương, 2018) ………… 15
Hình 7. Mô hình nghiên cứu Tác động của đại sứ thương hiệu lên ý định mua của khách
hàng tại Thành Phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Quốc Cường, Võ Thị Xuân Quỳnh, Nguyễn Anh
Phúc, 2021) ………………………………………………………………………………………………………… 16
Hình 8. Mô hình nghiên cứu The Effects of Celebrity Endorsement on Customer’s Attitude
toward Brand and Purchase Intention (Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Hùng Lâm, 2019) ….. 17
Hình 9. Mô hình nghiên cứu đề xuất …………………………………………………………………….. 20
Hình 10. Quy trình nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 21
Hình 11. Mô hình nghiên cứu chính thức ………………………………………………………………. 24

6

1. Mục tiêu nghiên cứu

1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu là tìm hiểu và đánh giá mức độ tác động của của KOC đến
ý định mua hàng của người tiêu dùng trên các trang thương mại điện tử, cụ thể là đối với
GenZ làm việc, học tập và sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

1 Mục tiêu cụ thể
Cụ thể, mục tiêu của bài nghiên cứu là để giải quyết các vấn đề sau:

 Đánh giá các yếu tố của KOC và mức độ tác động của các yếu tố đó đến ý định mua
sắm trên các trang thương mại điện tử của GenZ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 Xây dựng cơ sở để so sánh giữa KOC với các hình thức Influencer Marketing khác.
Từ đó, định hướng cho bộ phận Marketing của doanh nghiệp, Marketing Agency xây
dựng chiến lược Affiliate Marketing phù hợp với khách hàng mục tiêu của doanh
nghiệp mình. Ngoài ra, KOC có thể dựa trên thông tin của bài nghiên cứu để có
hướng thay đổi phù hợp với ý định mua hàng của người tiêu dùng.

1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………..

  1. Phạm vi nghiên cứu
    Không gian: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian: Việc nghiên cứu, khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập dữ liệu được thực hiện
từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2022.

Cỡ mẫu: 387

Đối tượng khảo sát: GenZ – giới trẻ độ tuổi 15-24 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. Đối tượng nghiên cứu
    Các yếu tố của KOC ảnh hưởng đến ý định mua hàng của GenZ đã mua hàng trên các trang
    thương mại điện tử tại TP. Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của KOC đến ý định mua hàng trên các trang thương mại
điện tử của GenZ tại TPHCM” có một số giới hạn nhất định như sau:

 Về đối tượng khảo sát
 Về thời gian nghiên cứu
 Về tài liệu nghiên cứu và tham khảo

Những giới hạn này sẽ được đề cập cụ thể hơn ở Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Từ thông tin phân
tích, kết luận thu thập được từ nghiên cứu định tính qua việc phỏng vấn chuyên sâu hai
chuyên gia và năm người khác nhau, nghiên cứu tiến hành điều chỉnh mô hình, thang đo từ

7

đó dùng bảng câu hỏi online để thu thập dữ liệu định lượng. Để kiểm định mô hình, nghiên

4. Kiểm định độ tin cậy thang đo – Cronbach’s Alpha

Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích hồi quy bội. Từ đó cho ra các và kết luận và các
đề xuất để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu.

Phần mềm được sử dụng để phân tích dữ liệu và kiểm định là SPSS 20 và Excel 2016.

1. Kết cấu đề tài…………………………………………………………………………………………………..

Đề tài có 5 chương kết cấu như sau:

 Chương 1: Giới thiệu đề tài

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

9

Delafrooz và các cộng sự (2011) cho rằng ý định mua sắm trực tuyến là khả năng chắc chắn
của người tiêu dùng sẽ thực hiện việc mua sắm qua Internet.

  1. Khái niệm sàn thương mại điện tử
    Thương mại điện tử là một quá trình mua, bán và chuyển khoản hoặc trao đổi hàng hóa, dịch
    vụ và thông tin bằng cách sử dụng các mạng điện tử như Internet (Turban và các cộng sự,
    2002). Kotler và Keller (2006) cho rằng thương mại điện tử là quá trình mua và bán được
    hỗ trợ thông qua những công cụ điện tử.

Thương mại điện tử được xem như một quá trình từ việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán
đến giao hàng hóa hoặc dịch vụ và tất cả đều thực hiện bằng các phương tiện điện tử (theo
định nghĩa của tổ chức WTO).

Nhận xét: “Qua các định nghĩa và khái niệm trên ta có thể hiểu theo một nghĩa rộng là bất
kỳ một hoạt động thương mại nào được thực hiện trên những phương tiện điện tử thì đều
được gọi là thương mại điện tử. Tuy nhiên, đối với nhiều người dùng hiện nay thì thương
mại điện tử được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đơn giản hơn tức là mua bán trao đổi hàng hóa
và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và Internet. Thương mại điện tử được thực
hiện với các hoạt động truyền thống, thương mại dịch vụ và đặc biệt thương mại hàng hóa.
Tóm lại, thương mại điện tử đang dần trở thành một cuộc cách mạng có thể thay đổi hoàn
toàn cách thức mua sắm của con người trong tương lai.” (Kim Nguyên, 2021)

  1. Khái niệm GenZ
    GenZ ám chỉ những người sinh ra trong giai đoạn từ 1995 đến 2012. Là là thế hệ được sinh
    ra và lớn lên trong thời kỳ đỉnh cao của công nghệ, GenZ được xem là thế hệ tiêu dùng của
    hiện tại cũng như là tương lai (Quỳnh Anh, 2019). Việc tiếp xúc với công nghệ từ lúc mới
    sinh ra đã ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của GenZ. Được xem như là những công dân toàn
    cầu, GenZ luôn quan tâm đến các vấn đề xã hội, năng động, tự tin và thích trải nghiệm những
    điều mới. Không chỉ thế, GenZ luôn không ngừng sáng tạo nội dung, biến những thứ đơn
    giản trở nên thú vị cũng như tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ để phục vụ cho các
    hoạt động của bản thân như mua sắm, trò truyện..ên cạnh đó, hành vi của GenZ thường
    bị chi phối bởi gia đình, bạn bè và đặc biệt là các Micro Influencers (Cẩm Hiền, 2019). Hiểu
    được những nhân tố tác động đến hành vi của GenZ sẽ là một lợi thế giúp các doanh nghiệp
    có thể tiếp cận được một thế hệ khách hàng đông đảo và vô cùng tiềm năng.

2. Các khái niệm lý thuyết có liên quan

  1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
    “Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây
    dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình TRA cho thấy xu
    hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để quan tâm hơn về các
    yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của
    khách hàng.

Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm.
Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ

10

quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết
quả lựa chọn của người tiêu dùng.

Trong mô hình thuyết hành động hợp lý thì niềm tin của mỗi cá nhân người tiêu dùng về
sản phẩm hay thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thái độ hướng tới hành vi, và thái độ hướng tới
hành vi sẽ ảnh hưởng đến xu hướng mua chứ không trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi mua.
Do đó, thái độ sẽ giải thích được lý do dẫn đến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, còn
xu hướng là yếu tố tốt nhất để giải thích xu hướng hành vi của người tiêu dùng.” (Đại, 2021)

Hình 1. Mô hình TRA

  1. Những người có ảnh hưởng chuyên môn và những người có ảnh hưởng nổi tiếng
    có sức hấp dẫn
    “Các mô hình nguồn đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích tác động của xác nhận
    đối với hành vi của người tiêu dùng. Độ tin cậy của nguồn và kiến thức chuyên môn là các
    khía cạnh quan trọng của mô hình độ tin cậy của nguồn” (Hovland & Weiss, 1951). Nghiên
    cứu chuyên sâu này đã định nghĩa kiến thức chuyên môn về nguồn là “mức độ mà một cộng
    tác viên được coi là một nguồn xác nhận hợp lệ”. Theo nguồn mô hình hấp dẫn McGuire
    (1985), sức hấp dẫn được định nghĩa là “sự tương đồng”, “sự yêu thích” và “sự quen thuộc”
    của người tiêu dùng với người có ảnh hưởng. “Nhiều nghiên cứu được thực hiện bằng cách
    sử dụng cả hai mô hình này cho thấy rằng độ tin cậy và sức hấp dẫn của nguồn cảm nhận
    ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng” (Hovland & Weiss, 1951), (McGuire, 1985)
    (Meenaghan, 1994) (Rashid và cộng sự, 2002). Vì vậy hành vi người tiêu dùng có ảnh hưởng
    rất lớn đến ý định mua hàng của người tiêu dùng.

  2. Lý thuyết về tác động của KOC đến ý định mua hàng của người tiêu dùng
    “Trong bối cảnh Marketing hiện đại, các thương hiệu đã sử dụng những người có ảnh hưởng
    trên mạng xã hội làm người xác nhận sản phẩm và dịch vụ của họ cũng như làm đại sứ
    thương hiệu. Những người có ảnh hưởng kỹ thuật số kết nối người tiêu dùng và thương hiệu,
    củng cố mối quan hệ của họ và cho phép thương hiệu đạt được mục tiêu của họ theo cách
    tự nhiên hơn để tác động đến quá trình mua hàng của người tiêu dùng (Antunes, 2021).

12

Hình 2. Mô hình nghiên cứu Celebrity endorsement, brand credibility and brand equity,
(Amanda Spry, Ravi Pappu, T. Bettina Cornwell, 2011)

Kofi Osei-Frimpong, Georgina Donkor & Nana Owusu-Frimpong (2019), “The Impact
of Celebrity Endorsement on Consumer Purchase Intention: An Emerging Market
Perspective, Journal of Marketing Theory and Practice”

Bài nghiên cứu đã sử dụng 4 yếu tố để đánh giá tác động của sự chứng thực của người nổi
tiếng đối với ý định mua hàng của người tiêu dùng bao gồm: “Sự chứng thực”, “Lòng trung
thành với thương hiệu”, “Nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng” và “Thông tin tiêu
cực”. Sử dụng thiết kế nghiên cứu định lượng, 500 người trả lời đã được khảo sát bằng bảng
câu hỏi có cấu trúc. Một người ủng hộ người nổi tiếng có các thuộc tính như sự hấp dẫn,
đáng tin cậy và quen thuộc có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của người tiêu dùng về
chất lượng, ý định mua hàng và lòng trung thành với thương hiệu. Tuy nhiên, thông tin tiêu
cực của người nổi tiếng không ảnh hưởng ý định mua hàng của người tiêu dùng. Mô hình
nghiên cứu được sử dụng trong bài:

13

Hình 3. Mô hình nghiên cứu The Impact of Celebrity Endorsement on Consumer Purchase
Intention: An Emerging Market Perspective (Kofi Osei-Frimpong, Georgina Donkor &
Nana Owusu-Frimpong, 2019)

Hoekman, M. L. L., & Bosmans, A. M. M. (2010). “Celebrity Endorsement. How Does
Celebrity Endorsement Influence the Attitude towards The Brand and How Does
Negative Publicity Affect This Relationship?” Bachelor Thesis, ANR. 343396, Tilburg
University, Netherlands.

Các nhà tiếp thị sử dụng xác nhận của người nổi tiếng để làm cho quảng cáo trở nên đáng
tin cậy và nâng cao nhận diện của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Mục đích của nghiên
cứu này là để điều tra sự khác biệt của công ty thương hiệu nổi tiếng mạnh mẽ và công khai
về thái độ của người tiêu dùng đối với người nổi tiếng và thương hiệu cũng như ý định mua
của họ. Bài nghiên cứu áp dụng mô hình S-O-R và sự cân bằng lý thuyết với sự tham gia
của tổng cộng 120 người tiêu dùng nữ Millennial đã trả lời cuộc khảo sát và 105 cuộc khảo
sát với dữ liệu có thể sử dụng đã đuợc góp nhặt. Tuổi trung bình của những người tham gia
là 24 tuổi. Các kết quả cho thấy rằng sự tương đồng của thương hiệu người nổi tiếng và sự
công khai đóng một vai trò quan trọng trong hành vi của người tiêu dùng liên quan đến thái
độ đối với người nổi tiếng và thương hiệu, cũng như ý định mua. Do đó, các nhà tiếp thị cần
phân bổ thêm điều tra về xác nhận của người nổi tiếng phù hợp với hình ảnh thương hiệu có
thể hợp tác quan hệ lâu dài.