Du Lịch Miền Tây – Hà Tiên Thập Cảnh
Kinh Nghiệm Du lịch Miền Tây
Kim Dữ lan đào
Kim Dữ lan đào hay Kim Dự lan đào, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh, và một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh. Cả hai bài đều mô tả cảnh đẹp của hòn Kim Dự, một trong mười thắng cảnh của đất Hà Tiên xưa; nay thuộc phường Pháo Đài, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Đứng trên đỉnh, người ta có thể chiêm ngưỡng cảnh biển, cảnh Đông Hồ và phố chợ Hà Tiên. Song trải bao năm tháng, đồn lũy xưa trên đỉnh chỉ còn là phế tích. Giờ đây, ở nơi đó, người ta đã cho xây dựng một tòa kiến trúc bề thế, đó chính là khách sạn Pháo Đài. Còn dưới chân hòn, con đường bằng đá (đường Cầu Đá) ngày xưa nay đã được mở rộng và trải nhựa. Năm 2003, người ta cũng đã xây dựng cầu bê tông nối liền đôi bờ của cửa biển Hà Tiên.
Bình San điệp thúy
Bình San điệp thúy, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh ; một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh .
Cả hai bài đều miêu tả cảnh đẹp của núi Bình San hay Bình Sơn, một trong mười thắng cảnh của đất Hà Tiên xưa. Nay núi thuộc phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Bình San là một dãy núi như bức bình phong che chắn gần hết mặt phía Tây thành Hà Tiên xưa. Điệp Thúy có nghĩa là ngút ngàn, lớp lớp một màu xanh trập trùng.. Núi này còn có tên gọi là núi Lăng, vì trên núi có lăng mộ Mạc Cửu, con cháu họ Mạc và các vị quan văn võ khác.
Du lịch Miền Tây Tiêu Tự thần chung
Tiêu Tự thần chung, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh , và một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh. Cả hai bài đều nói về tiếng chuông sớm vang lên từ ngôi chùa Tiêu, một danh lam của đất Hà Tiên xưa của Việt Nam.
Giang Thành dạ cổ
Giang Thành dạ cổ, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh, và một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh . Cả hai bài đều nói đến tiếng trống canh ban đêm ở đồn Giang Thành thuộc trấn Hà Tiên xưa; nay thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Thạch Động thôn vân
Thạch Động thôn vân, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh, và một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh. Cả hai bài đều mô tả cảnh đẹp của núi Thạch Động, một trong mười thắng cảnh của đất Hà Tiên xưa; nay thuộc xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Thạch Động còn được gọi là Vân Sơn, là một khối đá vôi Pecmi sót khổng lồ, đứng sừng sững trên một đồi cát kết Đêvôn-cacbon sớm (cao 10 m), ở ngay ven đường Hà Tiên đi Campuchia.
Từ trung tâm thị xã Hà Tiên theo con đường nhựa đi về hướng biên giới Tây Nam, khoảng 3 km sẽ gặp núi Thạch Động nằm cạnh bên đường, với nhiều cỏ dại và cây xanh. Leo hết những bậc thang là một hang cao và rộng, có nhiều thạch nhũ với những hình thù lạ mắt. Ở đó còn có một ngách hang ăn sâu xuống lòng đất, khiến không biết từ bao giờ ngách hang sâu này cùng với những vân đá tượng hình cô gái lờ mờ trên vách đứng, đã hình thành nên truyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn. Ngoài ra, trong hang còn có chùa cổ Tiên Sơn. Tương truyền trước khi có chùa, đây là am tu của đạo sĩ Huỳnh Phong Chơn Nhơn (sau tu theo Phật, nên đổi hiệu là Huỳnh Phong Hòa thượng), dưới thời Mạc Cửu. Nhờ hai cửa hang ở trên cao (cửa phía Đông và cửa phía Tây), nên trong hang lúc nào cũng thoáng mát, và cũng nhờ nó mà người viếng cảnh nhìn thấy toàn cảnh thôn Vân, cửa khẩu Xà Xía, và mũi Nai ở phía xa…
Châu Nham lạc lộ
Châu Nham lạc lộ (Cò về núi ngọc), là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh (khắc in năm 1737), và một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh. Cả hai bài đều mô tả cảnh đẹp của núi Châu Nham, là một trong mười thắng cảnh của đất Hà Tiên xưa ở Việt Nam.
Đông Hồ ấn nguyệt
Đông Hồ ấn nguyệt, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh , và một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh.
Cả hai thi phẩm đều nói về một khu đầm tự nhiên nằm ở phía Đông trấn Hà Tiên xưa, nay thuộc phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Nam Phố trừng ba
Nam Phố trừng ba, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh. Cả hai bài đều nói đến một cảnh biển ở phía Nam trấn Hà Tiên xưa của Việt Nam.
Lộc Trĩ thôn cư
Lộc Trĩ thôn cư, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh; một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh. Thôn xóm Mũi Nai xưa; nay thuộc phường Pháo Đài, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Lư Khê ngư bạc
Lư Khê ngư bạc, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh ; một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh. Cả hai bài đều nói đến cảnh thuyền đánh cá đỗ bến Vược, nơi Rạch Vược; nay thuộc phường Thuận Yên, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Rạch Lư Khê, xưa có hai nhánh trổ, một nhánh đổ ra biển, một nhánh thông với vũng Đông Hồ. Nơi hợp lại của hai dòng nước tạo thành một ao rộng, nước sâu trong vắt và nhiều cá. Ngược dòng Lư Khê, hai bên là những ngọn núi nhỏ nhấp nhô cùng với những túp lều tranh lúp xúp của dân chài. Về sau, khi quốc lộ 80 được xây dựng, cửa rạch Lư Khê thông ra biển đã bị lấp, con rạch chỉ còn một nhánh trổ ra vũng Đông Hồ.
Xem thêm: Tour Miền Tây, Tour Du lịch lịch Miền Tây