Download top 15 mẫu giấy xác nhận phổ biến nhất hiện nay
Giấy xác nhận có một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong cuộc sống cũng như trong công việc. Tham khảo bài viết sau để nắm được cách viết và các mẫu giấy xác nhận phổ biến nhất 2020
Giấy xác nhận tuy chỉ là một tờ giấy A4 nhỏ bé nhưng vai trò và ý nghĩa mà nó mang lại là vô cùng to lớn. Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để Download về máy các loại mẫu giấy xác nhận phổ biến nhất hiện nay và được 123job hướng dẫn cách viết 4 loại mẫu giấy xác nhận quan trọng và được áp dụng nhiều nhất nhé!
Nội Dung Chính
I. Các mẫu giấy xác nhận phổ biến nhất
1. Mẫu giấy xác nhận công tác
Download mẫu giấy xác nhận công tác
2. Mẫu giấy xác nhận nhân thân
Download mẫu giấy xác nhận nhân thân
3. Mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Download mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
4. Mẫu giấy xác nhận lương
Download mẫu giấy xác nhận lương
5. Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm
Download mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm
6. Mẫu giấy xác nhận nhân sự
Download mẫu giấy xác nhận nhân sự
7. Mẫu giấy xác nhận dân sự
Download mẫu giấy xác nhận dân sự
8. Mẫu giấy xác nhận thực tập
Download mẫu giấy xác nhận thực tập
9. Mẫu giấy xác nhận thông tin cá nhân
Download mẫu giấy xác nhận thông tin cá nhân
10. Mẫu giấy xác nhận tạm trú
Download mẫu giấy xác nhận tạm trú
11. Mẫu giấy xác nhận sự việc
Download mẫu giấy xác nhận sự việc
12. Mẫu giấy xác nhận làm việc tại công ty
Download mẫu giấy xác nhận làm việc tại công ty
13. Mẫu đơn xin xác nhận mất giấy tờ
Download mẫu đơn xin xác nhận mất giấy tờ
14. Mẫu giấy xác nhận thu nhập
Download mẫu giấy xác nhận thu nhập
15. Mẫu giấy xác nhận công nợ
Download mẫu giấy xác nhận công nợ
II. Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận công tác
Mẫu giấy xác nhận công tác (hay còn được gọi là giấy xác nhận quá trình làm việc) là văn bản nhằm mục đích xác nhận, chứng minh thời gian công tác, làm việc của một người lao động tại cơ quan, đơn vị.
Giấy xác nhận công tác được dùng với nhiều mục đích khác nhau như làm visa, chứng minh tài chính, du học, vay vốn ngân hàng… giúp cho người lao động được hưởng những quyền lợi tương xứng với thời gian đã cống hiến cho cơ quan, đơn vị, công ty và doanh nghiệp.
Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận công tác
Dưới đây là hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận công tác mà 123job muốn gửi đến bạn đọc:
- Mục “kính gửi”: Phụ thuộc vào việc người lao động đã hoặc đang làm việc cho cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp mà có thể gửi mẫu giấy xác nhận công tác tới Ban Giám đốc hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
- Mục “địa chỉ”: Người khai ghi cụ thể, chính xác địa chỉ nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của mình: Xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
- Mục “công ty”: Người khai phải ghi đúng tên công ty, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
- Mục “địa chỉ công ty”: Ghi đúng địa chỉ trụ sở theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh.
- Mục “điện thoại”: Ghi đúng số điện thoại cố định của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.
- Mục “vị trí công tác”: Người khai phải ghi cụ thể phòng, ban, bộ phận làm việc của mình.
- Mục “chức danh/chức vụ”: Người khai ghi cụ thể chức danh, chức vụ: Trưởng phòng, phó phòng, chuyên viên, nhân viên…
- Mục “khác”: Nếu không làm việc theo một trong các hợp đồng nêu trên thì người khai phải ghi rõ hình thức làm việc của mình như: Hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động theo việc làm nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, hợp đồng làm việc cộng tác viên…
- Mục “vị trí công việc đảm nhận theo quá trình công tác (nếu có)”: Trong quá trình làm việc, trong nội bộ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động có thể được chuyển, điều động làm việc ở nhiều vị trí, bộ phận khác nhau. Chính vì vậy, người khai nên ghi rõ ràng, chi tiết thời gian làm việc cho từng vị trí, bộ phận.
- Mục “lý do xin xác nhận công tác”: Phụ thuộc vào mục đích của người xin, có thể là: Xác nhận kinh nghiệm làm việc, làm hồ sơ du học, chứng minh tài chính, làm visa du lịch, vay vốn ngân hàng…
Xem thêm: Những mẫu giấy biên nhận tiền chuẩn chỉnh và thông dụng nhất 2021
III. Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thể hiểu là việc một cá nhân cam kết về tình trạng hôn nhân của mình: Độc thân, đã kết hôn, đã ly hôn… khi muốn thực hiện một thủ tục hay một giao dịch nào đó ví dụ như: Đăng ký kết hôn, thế chấp vay vốn ngân hàng…
Cách điền mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Dưới đây là hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mà 123job muốn gửi đến bạn đọc:
1. Mục “kính gửi”
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thuộc về UBND cấp xã. Theo đó, mục kính gửi sẽ phải ghi là UBND xã, phường, thị trấn.
2. Mục “Nơi cư trú”
Nơi cư trú phải ghi chính xác theo địa chỉ cư trú hiện nay của người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Đối với những công dân Việt Nam đang cư trú trong nước:
- Ghi theo nơi đăng ký thường trú hoặc theo nơi đăng ký tạm trú;
- Nếu không có nơi đăng ký thường trú và tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
Đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thì ghi chính xác theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
3. Mục “giấy tờ tùy thân”
Ghi đầy đủ thông tin về giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế, hộ chiếu…
4. Mục “Trong thời gian cư trú tại”
Khai mục này trong các trường hợp như:
- Người yêu cầu đề nghị được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian đăng ký thường trú trước đây;
- Những công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài mà có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian trong thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh hoặc cư trú ở nước ngoài.
- Người đang có vợ hoặc chồng yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân từ thời điểm đủ tuổi cho đến trước thời điểm đăng ký kết hôn;
- Người đã sống ở nhiều nơi thường trú khác nhau thì phải ghi cụ thể, chính xác từng thời điểm thường trú.
5. Mục “Tình trạng hôn nhân”
Người khai phải ghi rõ ràng, chính xác về tình trạng hôn nhân hiện tại của mình.
* Đối với những công dân Việt Nam cư trú ở trong nước:
- Nếu chưa bao giờ kết hôn với ai thì ghi là “Chưa đăng ký kết hôn với ai”.
- Nếu đang có vợ hoặc chồng thì ghi là “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông… theo Giấy chứng nhận kết hôn số…, do… cấp ngày… tháng… năm…”.
- Nếu đã từng đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi là “Có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số… ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân…; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.
- Nếu đã đăng ký kết hôn, nhưng vợ hoặcchồng đã chết và chưa kết hôn mới thì ghi là “Có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết theo Giấy chứng tử/Trích lục khai tử/Bản án số:… do… cấp ngày… tháng… năm…; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.
- Nếu trong trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và hiện tại vẫn chung sống với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn thì ghi là “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông…”.
* Đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài:
Nếu có yêu cầu xác nhận về tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh, thì khai rõ ràng về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian đã cư trú tại nơi đó.
* Đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài:
Nếu có yêu cầu xác nhận về tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài, thì khai rõ ràng về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian cư trú tại nước đó.
6. Mục “mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”
Ghi rõ mục đích sử dụng mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như: Làm thủ tục mua bán nhà, làm thủ tục thừa kế, bổ túc hồ sơ đi du lịch nước ngoài, bổ túc hồ sơ xin việc, để kết hôn…
Đối với trường hợp sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn thì phải ghi rõ họ và tên, năm sinh, nơi ở thường trú/tạm trú, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định làm thủ tục đăng ký kết hôn.
IV. Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận nhân thân
Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận nhân thân
Dưới đây là hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận nhân thân mà 123job muốn gửi đến bạn đọc:
- Mục “kính gửi”: Ghi rõ ràng tên công an tại xã/phường nơi bạn xin xác nhận.
- Mục “đăng ký hộ khẩu thường trú tại”: Ghi chính xác địa chỉ thường trú theo sổ hộ khẩu.
- Mục “nơi ở hiện nay tại”: Ghi rõ nơi người đó đang sinh sống hiện nay (có thể không theo hộ khẩu thường trú).
- Mục “họ tên cha/mẹ”: Ghi đầy đủ họ tên cha/mẹ.
V. Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận lương
Giấy xác nhận lương hay còn được gọi là giấy xác nhận thu nhập, là loại giấy tờ được dùng nhằm mục đích chứng minh tài chính, xác định mức thu nhập thực tế, mức thu nhập được nhận hàng tháng của cá nhân ở cơ quan, doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận lương
Dưới đây là hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận lương mà 123job muốn gửi đến bạn đọc:
- Mục “kính gửi”: Phụ thuộc vào người lao động đang làm việc cho cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức mà có thể gửi giấy xác nhận lương tới Ban Giám đốc hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
- Mục “hiện đang làm việc tại”: Có thể là cơ quan, doanh nghiệp hoặc tổ chức, tuy nhiên, người khai phải ghi đúng tên công ty, cơ quan, tổ chức theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Mục “địa chỉ công ty”: Ghi đúng và chính xác địa chỉ trụ sở dựa theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
- Mục “điện thoại”: Ghi số điện thoại cố định của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.
- Mục “bộ phận”: Ghi cụ thể phòng, ban, bộ phận làm việc của mình.
- Mục “chức vụ”: Ghi cụ thể, rõ ràng chức danh, chức vụ của người khai như: Trưởng phòng, phó phòng, chuyên viên, nhân viên…
- Mục “khác”: Nếu không làm việc theo một trong các hợp đồng nêu trên thì người khai phải ghi rõ hình thức làm việc của mình như: Hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng lao động theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng…
- Mục “mức lương chính”: Phụ thuộc vào hợp đồng lao động hoặc phân công nhiệm vụ, quyết định bổ nhiệm…
- Mục “thu nhập khác”: Ghi chính xác tổng các khoản thu nhập khác ngoài mức lương chính theo hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ,…
- Mục “diễn giải nguồn thu nhập khác”: Người khai ghi chi tiết nguồn gốc của các khoản thu nhập khác, có thể là phụ cấp, doanh số, tiền thưởng, hoa hồng, lương tăng ca,…
- Mục “lý do xác nhận”: Tùy thuộc vào mục đích của người xin xác nhận, đó có thể là: Chứng minh đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, chứng minh tài chính, khả năng nhận nuôi con nuôi, làm hồ sơ định cư ở nước ngoài, xác nhận thu nhập khi tranh chấp quyền nuôi con, vay vốn ngân hàng…
Xem thêm: Tổng hợp những mẫu giấy đề nghị thanh toán chuẩn nhất hiện nay
VI. Lưu ý khi viết giấy xác nhận
Dù viết giấy xác nhận độc thân, kết hôn, đi thực tập, công tác,… thì bạn cần chú ý, tuân thủ các điều sau để giấy xác nhận này hợp lý, được chấp nhận:
– Những thông tin ghi trên giấy là căn cứ để cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận nên các thông tin được viết ra trong giấy cần phải đúng sự thật, chính xác.
– Tuân thủ bố cục của giấy xác nhận.
– Trong giấy có chữ ký của bạn, cơ quan có thẩm quyền.
Những điều kê khai trong các mẫu giấy xác nhận phải là những thông tin chính xác, đúng sự thật, đồng thời, bạn cần phải cam đoan nếu như những điều khai không đúng sự thật, người khai sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật. Sau khi xem xét yêu cầu của người khai, các cơ quan sẽ ký và xác nhận yêu cầu xác nhận của người làm đơn, chứng nhận những sự việc khai của của làm đơn là đúng sự thật.
VII. Kết luận
Trên đây là Top các loại mẫu giấy xác nhận phổ biến nhất năm 2021 mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc. Hy vọng bài viết trên đã mang tới những thông tin có ích cho bạn để áp dụng trong công việc cũng như trong cuộc sống và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo của 123job nhé!