Đồng phục y tế | Đồng phục bác sĩ | Quần áo, trang phục tại bệnh viện

Quý khách vui lòng điền đúng các thông tin vào form đặt hàng dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay sau khi nhận được yêu cầu.

Nội Dung Chính

ĐỒNG PHỤC Y TẾ.

Mantis là công ty với 11 năm kinh nghiệm sản xuất đồng phục y tế tại Việt Nam. Để giúp các khách hàng có cái nhìn cụ thể về đồng phục y tế, chúng tôi xin chia sẻ những khái niệm sơ khai, lý do sử dụng, ứng dụng thực tế ngày nay của loại trang phục này. Ngoài ra, chúng tôi cũng trình bầy kiểu dáng cụ thể theo thông tư 45 hướng dẫn sử dụng trang phục y tế tại Việt Nam.

1. Khái niệm chung về đồng phục y tế.

Đồng phục y tế chỉ loại trang phục dùng cho bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, spa, nhà khoa học…những người làm trong bệnh viện và trong phòng thí nghiệm.

Blouse trắng.

blouse /ˈblɑʊs/ tiếng Pháp nghĩa là: áo cánh (đàn bà, trẻ con) và áo choàng, áo bờ-lu (mặc khi làm việc). Cũng giống như tên gọi của các loại trang phục khác, người Việt đã mượn tiếng Pháp để gọi tên cho loại quần áo này khi người Pháp đô hộ. Ngày nay, có rất nhiều kiểu dáng để phù hợp với từng công việc, chuyên môn và nó được hiểu như một bộ đồng phục bảo vệ cho chuyên ngành y tế, nghiêm cứu, giáo dục.

Theo Stale, những chiếc áo choàng trắng dài đến gối gắn liền với hình ảnh của bác sĩ (hay còn gọi là blouse trắng) bắt nguồn từ trang phục của những nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm và chính thức được sử dụng vào đầu thế kỷ XX.

Trước thời điểm đó, y học nói chung bị xem là lĩnh vực của phù thủy, pháp sư và thầy lang, những người không được đào tạo chính thống và mặc quần áo bình thường ngay cả trong phòng mổ.

Khi đó, các nhà khoa học còn chứng minh nhiều loại thuốc và phương pháp chữa bệnh mà các bác sĩ áp dụng không đem lại hiệu quả. Điều đó khiến người dân ngày càng mất lòng tin vào những người làm nghề chữa bệnh.

2. Lý do sử dụng

Để giành lại sự tin tưởng của bệnh nhân, các bác sĩ cũng chọn áo choàng trắng làm đồng phục như ngầm chứng tỏ họ giống như nhà khoa học và khiến bệnh nhân yên tâm hơn.

Trang phục này còn giúp đảm bảo môi trường vô trùng và xoa dịu tâm lý của các bệnh nhân.

Đặc biệt, màu truyền thống của áo trong phòng thí nghiệm là màu be, nhưng các bác sĩ đã chọn màu trắng để tượng trưng cho cuộc sống và sự tinh khiết.

Thời kỳ đầu, áo choàng màu đen được dùng thay cho trắng trong phòng xét nghiệm sinh học và vi trùng học giúp dễ nhìn thấy bụi bẩn. Giai đoạn này, phương pháp chữa bệnh còn sơ đẳng nên tỷ lệ tử vong do bệnh tật và dịch bệnh rất cao. Vì vậy, các bác sĩ chọn màu đen để bày tỏ sự tôn trọng đối với người chết.

Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật ,các phương pháp trong y học được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ tử vong giảm dần, sức khỏe con người được nâng cao. Khi đó, màu đen khiến mọi người liên tưởng đến sự buồn bã. Vì vậy, năm 1915, các bác sĩ đều chuyển sang mặc áo blouse màu trắng và quần dài.

Ý kiến trái chiều.

Tuy nhiên, việc sử dụng trang phục này cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều của chính những người làm trong nghề.

Nhóm đồng tình cho rằng áo blouse trắng giúp các bác sĩ có trách nhiệm hơn với nghề nghiệp và làm bệnh nhân thấy thoải mái. Trong khi đó, phe đối lập lại khẳng định đó là biểu tượng xa lánh sự tôn nghiêm của ngành y.

Mặc dù vậy, tại nhiều nước, lễ mặc áo choàng trắng (White coat ceremony) vẫn được nhiều sinh viên ngành y, bác sĩ coi trọng. Điều đó có ý nghĩa đánh dấu bước khởi đầu của họ với nghề.

Có nên mặc áo choàng trắng?

Một nghiên cứu gần đây thực hiện ở Luân Đôn (Anh quốc) về đề tài “Bác sĩ có nên mặc áo choàng trắng?” cho thấy 56,6% bệnh nhân tham gia khảo sát vẫn thích nhìn thấy hình ảnh bác sĩ trong trang phục này, đặc biệt là người cao tuổi. Trong khi đó, chỉ có 24% bác sĩ ủng hộ giữ áo choàng trắng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng hầu hết bệnh nhân tin tưởng bác sĩ hơn nếu họ mặc áo blouse trắng thay vì quần áo bình thường.

Vào tháng 6 năm 2009, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association (AMA) đã thất bại khi quyết định bỏ phiếu để quyết định có nên chấm dứt việc dùng áo choàng trắng ở bệnh viện hay không. Sau đó, AMA đã đưa vấn đề này lên những người có thẩm quyền cao hơn để tiếp tục nghiên cứu, điều tra. Dù có nhiều tranh cãi, nhưng chiếc áo blouse trắng vẫn giữ vị trí đẹp trong mắt bệnh nhân.

3. Ứng dụng thực tế ngày nay của áo blouse.

Đồng phục y tế.

Đây là lĩnh vực sử dụng rất nhiều(chủ yếu) kiểu dáng trang phục này. Kiểu dang gần như không có sự khác nhau là mấy trên toàn thế giới. Trang phục truyền thống cổ điển có thiết kế là áo mầu trắng có cổ 2 ve, dài đến gối, xẻ sau, hai sườn có 2 túi đựng đồ và thường có một túi ngực. Ngày nay, trong một bệnh viện có nhiều khoa, nhiều bộ phận với vai trò và chức năng khác nhau nên trang phục cũng được chia ra rất nhiều loại: đồng phục bác sĩ, đồng phục điều dưỡng, đồng phục hộ lý, đồng phục kỹ thuật viên, đồng phục phòng mổ, đồng phục dược sĩ…

Đồng phục phòng thí nghiệm.

Khi được sử dụng trong phòng thí nghiệm, áo khoác phòng thí nghiệm bảo vệ cơ thể chống lại sự cố không may của hóa chất bắn vào, ví dụ: axit. Trong trường hợp này, chúng thường có tay áo dài và được làm bằng vật liệu thấm nước, chẳng hạn như bông, để người dùng có thể được bảo vệ khỏi hóa chất.

Một số áo khoác phòng thí nghiệm có bo thun ở cửa tay áo, để nó ôm sát cổ tay giúp chúng không bị vướng, quệt  vào thùng chứa hóa chất. Áo khoác phòng thí nghiệm ngắn tay cũng thường được sử dụng trong một vài trường hợp đơn giản, cụ thể.

Đồng phục trường học.

Trong những trường học đào tạo ngành nghề y tế, spa hoặc dược, những chiếc áo khoác trắng cũng thường được sử dụng như là đồng phục của trường. Chúng vừa thể hiện ngành nghề họ theo học và cũng bảo vệ họ trong quá trình học tập, nghiên cứu thí nghiệm.

Tại một số nước trên thế giới, ở Argentina và Uruguay, những chiếc áo khoác tương tự áo blouse  là một biểu tượng của việc học, nơi chúng được mặc bởi cả học sinh và giáo viên trong các trường nhà nước. Ở Tunisia và Mozambique, giáo viên mặc áo khoác trắng để bảo vệ quần áo thường phục khỏi bụi phấn.

4. Thông tư 45 về quy định đồng phục y tế của Bộ Y Tế.

Tại Việt Nam, Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/08/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 45 quy định về đồng phục y tế rất cụ thể, với đội ngũ bác sỹ khám chữa bện lấy chiếc áo blouse trắng truyền thống làm trang phục trong quá trình làm việc.

Quy định về thiết kế đồng phục y tế với đội ngũ bác sỹ khám chữa bệnh theo thông tư 45.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đồng phục y tế của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành; người bệnh, sản phụ, người nhà người bệnh (trực tiếp chăm sóc người bệnh), khách đến thăm, làm việc, người tình nguyện hỗ trợ người bệnh và một số đối tượng khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và việc quản lý, sử dụng đồng phục y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; người lao động, học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành; người bệnh, sản phụ; người nhà người bệnh, khách đến thăm, làm việc, người tình nguyện hỗ trợ người bệnh và một số đối tượng khác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Các cơ sở y tế khác tùy điều kiện, tính chất công việc, yêu cầu chuyên môn có thể sử dụng đồng phục y tế phù hợp trên cơ sở quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Quy định chung đối với đồng phục y tế

1. đồng phục y tế bao gồm: Áo, quần, áo liền váy, chân váy, giầy dép, mũ và biển tên.
2. Tiêu chí của đồng phục y tế:
a) Bảo đảm an toàn cho người bệnh, người sử dụng;
b) Thuận tiện khi mặc, khi thao tác chuyên môn;
c) Mang tính truyền thống, đặc trưng ngành y tế;
d) Chất liệu với thành phần cotton phù hợp bảo đảm ít nhăn, mềm mại, dễ giặt, dễ là ủi, dễ khử khuẩn, thấm mồ hôi và phù hợp với khí hậu;
đ) Kiểu dáng và màu sắc hài hòa, thân thiện, đơn giản, hiện đại, lịch sự, trang nhã, kín đáo, bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với công việc và nghề nghiệp;
e) Bảo đảm nhận biết rõ các đối tượng sử dụng và các khu vực chuyên môn khác nhau.
3. đồng phục y tế không được có biểu tượng Chữ thập đỏ trái quy định của pháp luật về hoạt động Chữ thập đỏ.

Chương II

ĐỒNG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH, NGƯỜI LAO ĐỘNG, HỌC VIÊN, HỌC SINH, SINH VIÊN, NGƯỜI THỰC HÀNH LÀM VIỆC, HỌC TẬP TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 4. Đồng phục của bác sĩ

1. Áo:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Áo blouse cổ bẻ Danton, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang gối, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái, phía sau xẻ giữa tới ngang mông.
2. Quần:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.

đồng phục bác sỹ nam cộc tayđồng phục bác sỹ nam cộc tay đồng phục bác sỹ nam dài tayđồng phục bác sỹ nam dài tay đồng phục bác sỹ nam mùa đôngđồng phục bác sỹ nam mùa đông

Áo blouse cổ bẻ Danton, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang gối, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái, phía sau xẻ giữa tới ngang mông.

đồng phục bác sỹ nữ cộc tayđồng phục bác sỹ nữ cộc tay đồng phục bác sỹ nữ dài tayđồng phục bác sỹ nữ dài tay đồng phục bác sỹ nữ mùa đôngđồng phục bác sỹ nữ mùa đông

 

Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.

 

Điều 5. Đồng phục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên, y sỹ

1. Áo:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng:
– Áo cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 2 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái;
– Túi áo, tay áo và cổ áo có viền xanh dương, viền rộng 0,5 cm.
2. Quần:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Áo liền váy: Ngoài Đồng phục áo, quần quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, điều dưỡng viên, hộ sinh viên nữ còn có thể được trang bị áo liền váy.
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng:
– Áo liền váy cổ 2 ve, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài váy quá gối 5 cm đến 10cm, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
– Túi áo liền váy, tay áo liền váy và cổ áo liền váy có viền xanh dương, kích thước viền rộng 0,5 cm.
4. Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo hoặc áo liền váy.

Mẫu đồng phục điều dưỡng nam mùa hè 2Mẫu đồng phục điều dưỡng nam mùa hè 2

Áo cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 2 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.

Mẫu đồng phục điều dưỡng nam mùa đông 2Mẫu đồng phục điều dưỡng nam mùa đông 2

Túi áo, tay áo và cổ áo có viền xanh dương, viền rộng 0,5 cm.

Mẫu đồng phục điều dưỡng nam mùa hè Mẫu đồng phục điều dưỡng nam mùa hè

Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.

Mẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa đông-hèMẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa đông-hè

Ngoài Đồng phục áo, quần quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, điều dưỡng viên, hộ sinh viên nữ còn có thể được trang bị áo liền váy.

Mẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa đông-hèMẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa đông-hè

Áo liền váy cổ 2 ve, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài váy quá gối 5 cm đến 10cm, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.

Mẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa hè 2Mẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa hè 2

Mũ: Theo màu sắc của áo hoặc áo liền váy.

Mẫu đồng phục điều dưỡng nam mùa đôngMẫu đồng phục điều dưỡng nam mùa đông

Mẫu đồng phục điều dưỡng nam mùa đông.Mẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa đông 2Mẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa đông 2

Mẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa đông 2.

Mẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa hèMẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa hè

Mẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa hè.

Mẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa đôngMẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa đông

Mẫu đồng phục điều dưỡng nữ mùa đông.

Điều 6. Đồng phục của kỹ thuật viên, cử nhân, kỹ sư và các chức danh khác làm việc chuyên môn tại các khoa, phòng lâm sàng và cận lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1. Áo:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Áo cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
2. Quần:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.

Điều 7. Đồng phục của dược sĩ

1. Áo:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Áo blouse, cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang gối, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái, phía sau xẻ giữa tới ngang mông.
2. Quần:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.

Điều 8. Đồng phục phẫu thuật, gây mê hồi sức, người làm việc tại trung tâm tiệt khuẩn.

1. Đồng phục của khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức, người làm việc tại trung tâm tiệt khuẩn:
a) Áo:
– Màu sắc: Màu xanh cổ vịt;
– Kiểu dáng: Áo cổ trái tim, chui đầu, ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
b) Quần:
– Màu sắc: Màu xanh cổ vịt;
– Kiểu dáng: Quần âu 2 ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
c) Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.
2. Đồng phục dành riêng khi làm việc trong phòng mổ:
a) Áo:
– Màu sắc: Màu xanh cổ vịt;
– Kiểu dáng: Áo dành riêng cho phẫu thuật, dài tay, chiều dài quá gối 5-10cm, bo chun tay 6 cm, buộc dây phía sau.
b) Quần:
– Màu sắc: Màu xanh cổ vịt;
– Kiểu dáng: Quần kéo dây rút; không có túi.
c) Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại điều này và điều kiện thực tế tại cơ sở để quyết định việc sử dụng Đồng phục phẫu thuật dùng một lần.

đồng phục phòng mổ nữđồng phục phòng mổ nữ đồng phục phòng mổ namđồng phục phòng mổ nam đồng phục phòng mổ áo choàng nữđồng phục phòng mổ áo choàng nữ đồng phục phòng mổ áo choàng namđồng phục phòng mổ áo choàng nam

Điều 9. Đồng phục của nhân viên dinh dưỡng

1. Áo:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Áo cổ chữ U, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
2. Quần:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.
4. Đối với nhân viên chế biến thức ăn có thêm tạp dề không cổ, có hai dây đai, chiều dài ngang gối, phía sau buộc dây.

đồng phục nhân viên dinh dưỡng nam mùa đôngđồng phục nhân viên dinh dưỡng nam mùa đông đồng phục nhân viên dinh dưỡng nam mùa hèđồng phục nhân viên dinh dưỡng nam mùa hè đồng phục nhân viên dinh dưỡng nữ mùa đôngđồng phục nhân viên dinh dưỡng nữ mùa đông đồng phục nhân viên dinh dưỡng nữ mùa hèđồng phục nhân viên dinh dưỡng nữ mùa hè đồng phục nhân viên dinh dưỡng tạp dềđồng phục nhân viên dinh dưỡng tạp dề

Điều 10. Đồng phục của hộ lý, y công, nhân viên giặt là

1. Áo:
a) Màu sắc: Màu xanh hòa bình;
b) Kiểu dáng: Áo cổ trái tim, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông; phía trước có 2 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
2. Quần:
a) Màu sắc: Màu xanh hòa bình;
b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.đồng phục hộ lý nữ cộc tayđồng phục hộ lý nữ cộc tay đồng phục hộ lý nam cộc tayđồng phục hộ lý nam cộc tay đồng phục hộ lý nam dài tayđồng phục hộ lý nam dài tay đồng phục hộ lý nữ dài tayđồng phục hộ lý nữ dài tay

Điều 11. Đồng phục của nhân viên tiếp đón, hành chính, thu ngân

1. Áo:
a) Màu sắc: Màu sáng;
b) Kiểu dáng: Áo sơ mi cổ đức, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay. Đối với nhân viên nữ, khuyến khích mặc Đồng phục áo dài truyền thống.
2. Quần đối với nam; quần hoặc chân váy đối với nữ:
a) Màu sắc: Màu sẫm;
b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau. Chân váy kiều jupe, tối thiểu dài ngang gối.
3. Áo vest: Tùy điều kiện cụ thể, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định việc sử dụng áo vest.
a) Màu sắc: Màu sẫm;
b) Kiểu dáng: Cổ 2 ve, phía trước có 2 túi, có thể thêm túi ngực, phía sau có xẻ, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định màu sắc Đồng phục của nhân viên tiếp đón, hành chính, thu ngân để sử dụng thống nhất tại đơn vị.
5. Đối với nhân viên tiếp đón: Đeo dải băng màu xanh gắn trên cánh tay trái áo hoặc chéo qua người, chiều rộng 10 cm, trên dải băng in dòng chữ “NHÂN VIÊN TIẾP ĐÓN”.

Điều 12. Đồng phục nhân viên bảo vệ

1. Áo:
a) Màu sắc: Màu ghi hoặc màu xanh cô ban sẫm hoặc màu xanh đen;
b) Kiểu dáng: Áo cổ đức, cài cúc giữa, có nẹp cầu vai, dài tay hoặc ngắn tay, gấu tay có măng xéc hoặc lơ vê, 2 túi có nắp, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
2. Quần:
a) Màu sắc: Cùng màu với màu áo;
b) Kiểu dáng: Quần âu 2 ly, có 1 túi sau.
3. Áo khoác:
a) Màu sắc: Màu ghi hoặc màu sẫm;
b) Kiểu dáng: Áo khoác cổ chữ K, cài cúc giữa, phía trước có 2 túi cơi chéo có nắp túi, 4 cúc, có nẹp cầu vai, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
4. Mũ kiểu kê pi cùng màu với áo.
5. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định màu sắc đồng phục của nhân viên bảo vệ để sử dụng thống nhất tại đơn vị.
6. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuê công ty bảo vệ, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thống nhất với công ty bảo vệ về Đồng phục sử dụng trong bệnh viện.

Điều 13. Đồng phục của kỹ thuật viên thiết bị y tế, kỹ sư thiết bị, nhân viên bảo trì, lái xe ô tô cấp cứu

1. Áo:
a) Màu sắc: Màu xanh đen;
b) Kiểu dáng: Áo kiểu bu dông, cổ đức, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, gấu tay măng xéc hoặc lơ vê, có nẹp cầu vai, phía trước có 2 túi có nắp, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
2. Quần:
a) Màu sắc: Màu xanh đen;
b) Kiểu dáng: Quần âu 2 ly, có 1 túi sau.
3. Áo khoác:
a) Màu sắc: Màu xanh đen;
b) Kiểu dáng: Áo khoác cổ chữ K, cài cúc giữa, phía trước có 2 túi cơi chéo có nắp túi, 4 cúc, có nẹp cầu vai, có khuy cài biển tên trên ngực trái.

Điều 14. Đồng phục của học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành

1. Học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành học tập, thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc chức danh nào thì sử dụng Đồng phục của chức danh nghề nghiệp tương ứng quy định tại chương này.
2. Trên vai áo có cầu vai màu xanh dương, kích thước 4 x 10 cm.

Chương III

Đồng phục CỦA NGƯỜI BỆNH, SẢN PHỤ

Điều 15. Đồng phục của bệnh nhân

1. Áo:
a) Màu sắc: Xanh lam hoặc nền trắng, kẻ sọc xanh lam hoặc nền sáng có họa tiết màu sẫm;
b) Kiểu dáng: Áo kiểu pyjama, cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi.
2. Quần
a) Màu sắc: Cùng màu sắc, họa tiết với màu sắc, họa tiết của áo;
b) Kiểu dáng: Quần kiểu pyjama, kéo dây rút, có 1 túi sau.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều này lựa chọn, quy định màu sắc, họa tiết Đồng phục của người bệnh để sử dụng thống nhất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Đối với Đồng phục của bệnh nhi: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định cụ thể Đồng phục của bệnh nhi để sử dụng thống nhất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.đồng phục bệnh nhân namđồng phục bệnh nhân nam

Mẫu đồng phục bệnh nhân thông thường cho nam.

đồng phục bệnh nhân nữđồng phục bệnh nhân nữ

Mẫu đồng phục bệnh nhân thông thường cho nữ.

đồng phục bệnh nhân nặng namđồng phục bệnh nhân nặng nam

Mẫu đồng phục bệnh nhân nặng, đặc biệt cho nam.

đồng phục bệnh nhân nặng nữđồng phục bệnh nhân nặng nữ

Mẫu đồng phục bệnh nhân nặng, đặc biệt cho nữ.

Điều 16. Đồng phục của người bệnh nặng

1. Màu sắc: Màu xanh lam hoặc nền trắng, kẻ sọc xanh lam hoặc nền sáng có họa tiết màu sẫm;
2. Kiểu dáng: Áo cổ tròn, dài tay, chiều dài áo quá gối 5 cm, cột dây phía sau.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này lựa chọn, quy định màu sắc Đồng phục của người bệnh nặng để sử dụng thống nhất tại đơn vị.

Điều 17. Đồng phục của sản phụ

1. Áo:
a) Màu sắc: Màu xanh lam hoặc màu hồng hoặc nền màu sáng có họa tiết màu sẫm;
b) Kiểu dáng: Áo cổ tròn, cài cúc giữa, dài tay, dáng suông, chiều dài quá mông.
2. Chân váy:
a) Màu sắc: Cùng màu với màu sắc của áo;
b) Kiểu dáng: Chân váy rời, dáng suông, lưng kéo dây rút, chiều dài quá gối 10 cm.
3. Áo liền váy:
a) Màu sắc: Màu xanh lam hoặc màu hồng hoặc nền màu sáng có họa tiết màu sẫm;
b) Kiểu dáng: Áo liền váy cổ tròn, dài tay, cài cúc giữa, thân trước có rút nhúm ở phần eo, chiều dài quá gối 5 cm – 10 cm.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều này lựa chọn, quy định màu sắc Đồng phục của sản phụ để sử dụng thống nhất tại đơn vị.

đồng phục sản phụđồng phục sản phụ

Chương IV

Đồng phục CỦA NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH, KHÁCH THĂM, LÀM VIỆC, NGƯỜI TÌNH NGUYỆN HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH, NHÂN VIÊN BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÁC TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 18. Đồng phục của người nhà người bệnh

1. Màu sắc: Màu vàng nhạt;
2. Kiểu dáng: Áo cổ tròn, cài cúc giữa, dài tay, chiều dài áo dưới gối 5 – 10cm, phía trước có 3 túi, phía sau xẻ giữa tới ngang mông.

đồng phục người nhà bệnh nhân namđồng phục người nhà bệnh nhân nam đồng phục người nhà bệnh nhân nữđồng phục người nhà bệnh nhân nữ

Điều 19. Đồng phục của khách đến thăm, làm việc

Khách đến thăm, làm việc tại các khoa, phòng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng Đồng phục như Đồng phục của bác sĩ quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

Điều 20. Đồng phục của người tình nguyện hỗ trợ người bệnh

Người tình nguyện hỗ trợ người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng áo ghi lê, màu xanh dương.

Điều 21. Đồng phục của nhân viên Bảo hiểm xã hội làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Nhân viên Bảo hiểm xã hội khi làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng Đồng phục theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ Y tế nhưng phải khác biệt với các đối tượng quy định tại Thông tư này.

Điều 22. Đồng phục của các đối tượng khác

Đồng phục của các đối tượng khác thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định.

Chương V

CÁC ĐỒNG PHỤC KHÁC

Điều 23. Khẩu trang, găng tay

Khẩu trang và găng tay sử dụng trong quá trình thao tác chuyên môn thực hiện theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn.

Điều 24. Giầy dép

Giầy hoặc dép quai hậu, mũi kín, đế bằng, chiều dày đế không quá 3 cm, chống trơn trượt, bảo đảm di chuyển dễ dàng, không gây tiếng ồn khi di chuyển.

Điều 25. Biển tên của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Quy định chung:

a) Biển tên để nhận biết vị trí, chức danh, học hàm, học vị của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Biển tên phải có tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và sử dụng người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động; ảnh, họ và tên, chức vụ hoặc chức danh công việc, học hàm, học vị của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động; mã số biển tên;
c) Biển tên được làm bằng chất liệu plastic hoặc giấy ép plastic;
d) Màu nền biển tên: màu xanh hòa bình.

2. Mẫu biển tên: Biển tên hình chữ nhật, rộng 50mm; dài 90mm, trên mặt biển tên được in các thông tin sau đây:

a) Tên cơ quan cấp trên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp sử dụng người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động (ghi ở hàng thứ nhất): chữ in hoa kiểu Times New Roman, size 12, chữ đậm, màu chữ vàng;
b) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp sử dụng người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động (ghi ở hàng thứ hai): chữ in hoa kiểu Times New Roman, size 12, chữ đậm, màu chữ vàng;
c) Học hàm, học vị, họ và tên của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động (ghi ở hàng thứ ba): chữ in hoa kiểu Times New Roman, size 14, chữ đậm, màu chữ đen;
d) Chức vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động (ghi ở hàng thứ tư): chữ in hoa kiểu Times New Roman, size 12, đậm, màu chữ đen.
đ) Ảnh màu cỡ 3 x 4cm của người được cấp biển tên ở vị trí phía dưới bên trái biển tên;
g) Hình logo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp sử dụng người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động ở vị trí phía trên bên trái biển tên (nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có logo).

3. Vị trí đeo biển tên: Biển tên của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đeo ở vị trí trước ngực trái bằng cách sử dụng khuy cài.
4. Chế độ đeo biển tên: Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đeo biển tên khi thực hiện nhiệm vụ.

Điều 26. Thẻ của học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành, khách đến thăm, làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1. Thẻ để nhận biết học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành, khách đến thăm, làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thẻ của học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành có dòng chữ “HỌC VIÊN”, có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
3. Thẻ của khách đến thăm, làm việc có dòng chữ “KHÁCH”, có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành, khách đến thăm, làm việc mượn thẻ để sử dụng trong thời gian học tập, thực hành, thăm, làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương VI

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG đồng phục y tế

Điều 27. Cấp phát, trang bị, mượn đồng phục y tế.

1. Đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp lần đầu, đồng bộ Đồng phục, gồm:
– 04 bộ theo điều kiện thời tiết;
– Mũ: cấp theo quần áo, váy;
– 01 đôi giầy hoặc 01 dép có quai hậu;
– 01 biển tên;
– 01 dải băng đối với nhân viên tiếp đón.
b) Từ năm thứ hai, mỗi năm được cấp tối thiểu 02 bộ và 01 đôi dép hoặc 01 đôi giầy có quai hậu;
c) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xi xét lựa chọn Đồng phục theo quy định tại Thông tư này, phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương;

d) Thời hạn sử dụng:

Áo, quần, áo liền váy chỉ được sử dụng trong thời gian không quá 02 năm kể từ ngày cấp. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cấp phát Đồng phục trong trường hợp hỏng, rách, mất Đồng phục trước thời gian hết hạn sử dụng.
đ) Dải băng của nhân viên tiếp đón được thay khi hỏng, rách, bạc màu.
2. Đối với người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm, làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho mượn để sử dụng trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh, thăm hoặc làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Đối với học sinh, sinh viên tự trang bị đồng phục.
4. Đối với người tình nguyện: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ điều kiện cụ thể của đơn vị để quyết định việc hỗ trợ Đồng phục cho người tình nguyện sử dụng trong quá trình hỗ trợ người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 28. Sử dụng đồng phục y tế

1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành khi thực hiện nhiệm vụ phải sử dụng đồng phục y tế theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Không được sử dụng đồng phục y tế không đúng mục đích hoặc không đúng đối tượng hoặc ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trừ trường hợp cấp cứu, chăm sóc sức khỏe tại gia đình hoặc khám bệnh, chữa bệnh tình nguyện, nhân đạo theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Bảo quản đồng phục y tế

1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, học viên, học sinh, sinh viên, có trách nhiệm bảo quản và sử dụng đồng phục y tế luôn sạch, đẹp; không được mặc Đồng phục nhăn, cũ, rách, mất cúc, đổi màu.
2. Chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực bệnh viện tuyến huyện trở lên phải tổ chức giặt, là tập trung Đồng phục cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, khách đến thăm, người bệnh và người nhà người bệnh (trừ khối hành chính). Khuyến khích các cơ sở còn lại tổ chức giặt là tập trung nếu có đủ điều kiện.

Việc giặt là được thực hiện như sau:

a) Đồng phục quần, áo, áo liền váy, chân váy cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, khách đến thăm, người bệnh và người nhà người bệnh phải thay, giặt thường xuyên, bảo đảm sạch sẽ.
b) Đồng phục của người hành nghề, người lao động làm việc trong các khu vực: khoa phẫu thuật, buồng đẻ, khoa hồi sức cấp cứu hoặc các khu vực lây nhiễm phải thay, giặt quần áo hàng ngày hoặc thay ngay khi bẩn.
c) Đồng phục các khu lây nhiễm phải được giặt riêng.
3. Các khoa, phòng, đơn vị thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có tủ đựng Đồng phục hoặc có giá treo đồng phục y tế.
4. Học viên, sinh viên, học sinh, người thực hành khi học tập, thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tự thay, giặt Đồng phục.

Điều 30. Trách nhiệm quản lý biển tên

1. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp sử dụng người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động có trách nhiệm quản lý biển tên của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị mình:

a) Thực hiện việc cấp, đổi biển tên cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động để sử dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ;
b) Thu hồi biển tên của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động trong các trường hợp: Thôi việc hoặc thay đổi cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác, vị trí chức danh công việc, chức vụ công tác.

2. Trách nhiệm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động trong việc quản lý và sử dụng biển tên:

a) Quản lý, sử dụng biển tên theo đúng quy định tại Thông tư này; không được cho mượn biển tên dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Nếu làm mất hoặc làm hỏng biển tên thì phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để đề nghị được cấp lại hoặc đổi biển tên mới;
c) Khi được điều động, luân chuyển, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì phải trả lại biển tên cho cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, đồng thời đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị mới cấp biển tên để sử dụng;
d) Khi thay đổi về chức danh công việc hoặc chức vụ công tác thì đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp đổi biển tên mới;
đ) Khi nghỉ hưu được giữ biển tên của mình sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý biển tên đã cắt góc hoặc đột lỗ trên biển tên.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2016.
2. Quyết định số 2365/2004/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế đồng phục y tế kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp

Đồng phục y tế đã được ký hợp đồng và may xong; đồng phục y tế đã được trang bị cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động và các đối tượng khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực mà không theo đúng quy cách đồng phục y tế quy định tại Thông tư này được tiếp tục sử dụng sau khi Thông tư này có hiệu lực nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm cấp phát, trang bị cho người sử dụng.

Điều 33. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi bổ sung.

Điều 34. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Quản lý khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng y tế ngành chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để nghiên cứu giải quyết.

Nơi nhận:

– Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng TTĐTCP);
– Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Y tế các Bộ, ngành;
– Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, VP.Bộ, T.tra Bộ;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, PC, KCB (03b).
gười bệnh, người sử dụng;
b) Thuận tiện khi mặc, khi thao tác chuyên môn;
c) Mang tính truyền thống, đặc trưng ngành y tế;
d) Chất liệu bảo đảm ít nhăn, mềm mại, bền với chất tẩy, kháng khuẩn tốt.

CÔNG TY MAY ĐỒNG PHỤC Y TẾ MANTIS LUÔN TỰ HÀO ĐƯỢC ĐỒNG HÀNG CŨNG CÁC Y BÁC SỸ VÀ BỆNH NHÂN.

Được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng nói riêng, đồng phục y tế nói chung. Đó là niềm tự hào của bao nhiêu người. Tuy vậy, chiếc áo như một định mệnh, gắn luôn cả cuộc đời, số phận của người thầy thuốc vào đó.

Hơn ai hết, những người thiết kế và sản xuất ra những chiếc áo dài trắng đó hiểu niềm tự hào và trách nhiệm của người sử dụng. Chúng tôi luôn cố gắng làm sao cho chiếc áo đồng phục đẹp và giúp cho người sử dụng luôn tự hào về nó.

Hiện nay, Mantis ngoài đầu tư về trang thiết bị sản xuất cho trang phục, đồng phục y tế. Chúng tôi đã thử nghiệm và nhập về rất nhiều loại mẫu vải có tính kháng khuẩn cao để đưa vào sản xuất đồng phục đặc biệt cho các y bác sỹ.

Các bạn đã ở đây, tức là đã tin tưởng chúng tôi. Đừng ngại, hãy liên hệ ngay với Mantis để nhận được sự tư vấn tốt nhất!

Sản phẩm của chúng tôi đa dạng về kiểu dáng và mẫu vải. Những mẫu đồng phục bác sĩ, đồng phục bệnh nhân, đồng phục điều dưỡng, phụ sản… chất lượng tốt nhất. Đồng phục Mantis đã cung cấp quần áo đồng phục y tế cho nhiều bệnh biện lớn, nhận được sự đánh giá cao của người dùng.