Dòng ngầm dưới sông Amazon không phải là sông
TIN LIÊN QUAN
Hai nghiên cứu viên dẫn đầu công bố “sông ngầm” Rio Hamza bên dưới lá phổi của thế giới là Valiya Hamza và Elizabeth Tavares Pimentel, thuộc Đài quan sát quốc gia Brazil phát biểu trên BBC, “chúng tôi sử dụng thuật ngữ “sông” theo nghĩa phổ quát hơn khái niệm sông phổ biến”.
“Con sông ngầm” có chiều dài 6.000km, tương đương chiều dài của sông
Amazon mới được công bố tuần trước thực chất không phải là sông. Ảnh:
Ibtimes
Thực chất, các phân tích vi tính chỉ ra, dòng nước ngầm này được hình thành do nước trên mặt đất chảy dọc xuống qua các lỗ khoan thăm dò dầu và khí đốt từ những năm 1970 của công ty Petrobras tại khu vực Amazon. Chúng thấm dọc vào lòng đất xuyên qua các lớp trầm tích tới độ sâu khoảng 600 mét, và ở độ sâu này nước chuyển hướng dòng chảy sang hướng chảy ngang.
Ngoài ra, khi so sánh với sông Amazon vốn có tỉ lệ dòng dảy khoảng 130.000 mét khối nước một giây, thì “sông” Hamza có khoảng 3.900 mét khối nước chảy trong một giây, chỉ tương đương vài phần trăm so với tỉ lệ dòng chảy của Amazon. Tuy 3.900 mét khối nước trong một giây vẫn là đáng kể, song tốc độ của dòng chảy chỉ đạt vài centimet mỗi năm, còn chậm hơn cả vận tốc của một dòng sông băng thường thấy.
Hơn nữa, liệu rằng dòng ngầm này thực sự “chảy” tràn khắp khu vực Amazon hay không vẫn còn là vấn đề chưa được xác minh, theo tiến sỹ Jorge Figueiredo, nhà địa chất học làm việc cho công ty Petrobras.
Tiến sỹ Figueiredo nhấn mạnh trên BBC rằng trước hết phải bỏ đi thuật ngữ “sông” đang áp dụng cho dòng chảy mới khám phá này.
Ông lập luận, nước và các chất lưu khác có thể thực sự thấm qua các lớp đá trầm tích tổ ong, song không thể chảy ra đến Đại Tây Dương bởi vì những lưu vực chứa các lớp đá trầm tích tổ ong trên bị ngăn cách với biển bởi một lớp trầm tích đá cổ xưa hơn, là một bức tường thành không thấm nước.
“Vấn đề lớn khác nữa là, ở độ sâu 4.000 mét, hoàn toàn không có nước ngọt, chúng tôi có dữ liệu trực tiếp chứng minh nước ở dòng ngầm này rất mặn”, ông Figueiredo nói.
Phan Khôi
Hai nghiên cứu viên dẫn đầu công bố “sông ngầm” Rio Hamza bên dưới lá phổi của thế giới là Valiya Hamza và Elizabeth Tavares Pimentel, thuộc Đài quan sát quốc gia Brazil phát biểu trên BBC, “chúng tôi sử dụng thuật ngữ “sông” theo nghĩa phổ quát hơn khái niệm sông phổ biến”.Thực chất, các phân tích vi tính chỉ ra, dòng nước ngầm này được hình thành do nước trên mặt đất chảy dọc xuống qua các lỗ khoan thăm dò dầu và khí đốt từ những năm 1970 của công ty Petrobras tại khu vực Amazon. Chúng thấm dọc vào lòng đất xuyên qua các lớp trầm tích tới độ sâu khoảng 600 mét, và ở độ sâu này nước chuyển hướng dòng chảy sang hướng chảy ngang.Ngoài ra, khi so sánh với sông Amazon vốn có tỉ lệ dòng dảy khoảng 130.000 mét khối nước một giây, thì “sông” Hamza có khoảng 3.900 mét khối nước chảy trong một giây, chỉ tương đương vài phần trăm so với tỉ lệ dòng chảy của Amazon. Tuy 3.900 mét khối nước trong một giây vẫn là đáng kể, song tốc độ của dòng chảy chỉ đạt vài centimet mỗi năm, còn chậm hơn cả vận tốc của một dòng sông băng thường thấy.Hơn nữa, liệu rằng dòng ngầm này thực sự “chảy” tràn khắp khu vực Amazon hay không vẫn còn là vấn đề chưa được xác minh, theo tiến sỹ Jorge Figueiredo, nhà địa chất học làm việc cho công ty Petrobras.Tiến sỹ Figueiredo nhấn mạnh trên BBC rằng trước hết phải bỏ đi thuật ngữ “sông” đang áp dụng cho dòng chảy mới khám phá này.Ông lập luận, nước và các chất lưu khác có thể thực sự thấm qua các lớp đá trầm tích tổ ong, song không thể chảy ra đến Đại Tây Dương bởi vì những lưu vực chứa các lớp đá trầm tích tổ ong trên bị ngăn cách với biển bởi một lớp trầm tích đá cổ xưa hơn, là một bức tường thành không thấm nước.“Vấn đề lớn khác nữa là, ở độ sâu 4.000 mét, hoàn toàn không có nước ngọt, chúng tôi có dữ liệu trực tiếp chứng minh nước ở dòng ngầm này rất mặn”, ông Figueiredo nói.