Đồng Nai: Phát triển du lịch nông thôn huyện miền núi Tân Phú

Đồng Nai: Phát triển du lịch nông thôn huyện miền núi Tân Phú

LNV – Huyện Tân Phú là huyện miền núi thuộc phía Bắc tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm tỉnh 100km. Tổng diện tích tự nhiên của huyện khoảng 773,74 km2. Đây cũng là nơi có tuyến giao thông đường bộ quan trọng, nối liên 03 tỉnh (TP. HCM – Đồng Nai – Lâm Đồng) thuận lợi cho quá trình phát triển du lịch. Hiện nay, Tân Phú đang đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới kết hợp với phát triển du lịch và đạt được những thành tựu bước đầu.

 

Vườn quốc gia Cát Tiên là địa điểm du lịch nổi tiếng tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

Không chỉ có tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, huyện Tân Phú còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa nổi bật, là nơi sinh sống và giao thoa văn hóa của 22 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn cùng với nhiều lễ hội đặc trưng thuộc các dân tộc bao gồm: Lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày, lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa,… cùng với một số ngành nghề truyền thống (nghề đan lát, dệt thổ cẩm, làm rượu cần,…) Bên cạnh đó, huyện là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều di tích văn hóa – lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh như đền thờ Quốc tổ Hùng Vương, địa điểm ghi dấu sự kiện vượt ngục Tà Lài (địa chỉ đỏ),…

Tận dụng những lợi thế sẵn có, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nhiều chương trình phát triển du lịch, kinh tế và xã hội. Riêng huyện Tân Phú triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với khai thác thế mạnh về du lịch của địa phương, cụ thể huyện chủ trương ban hành Nghị Quyết 05-NQ/HU ngày 20/10/2016 về phát triển du lịch, các dịch vụ du lịch giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo. Đồng thời, thực hiện Kế hoạch số 118-KH/TU ngày 07/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã giúp cho du lịch Tân Phú đạt những bước tiến mới.

Theo thống kê từ năm 2016 đến nay, lượng khách du lịch tạo huyện Tân Phú đạt 1.196.400 lượt trong đó khách quốc tế 45.782 lượt, doanh thu đạt 268.233 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 tăng từ 10% đến 14%/ năm. Tổng doanh thu từ 2016 – 2020 đạt 57%, tăng gấp 10 lần so với giai đoạn 2010 – 2015. Các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện cũng được đầu tư phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của du khách trong và ngoài nước. 

Theo đó, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, tập trung hình thành tour du lịch sinh thái, du lịch đường sông kết hợp với tham quan trang trại, vườn cây ăn trái như: trải nghiệm vùng đất ngập nước Bàu Sấu, dã ngoại mạo hiểm xuyên rừng, nghiên cứu văn hóa và nét độc đáo của đồng bào dân tộc bản địa, di chỉ văn hoá Óc Eo – Vườn Quốc gia Cát Tiên, nhà dệt Tà Lài, vùng đồng bào dân tộc; mở rộng khu du lịch Suối Mơ và xây dựng đền thờ Quốc tổ Hùng Vương để tạo điểm nhấn trong du lịch sinh thái gắn với tâm linh. Đặc biệt là kết nối với sản phẩm lưu niệm, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền phù hợp những điểm du lịch để phục vụ nhu cầu mua sắm cho du khách. 
 
Di chỉ văn hoá Óc Eo tại Vườn quốc gia Cát Tiên

Di chỉ văn hoá Óc Eo tại Vườn quốc gia Cát Tiên

Mặt khác, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm rà soát, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng các lĩnh vực, đảm bảo kịp thời đồng bộ trong kết nối, khai thác hiệu quả các tuyến điểm du lịch. Không chỉ thế, địa phương còn tích cực triển khai chương trình đào tạo nghề, các chương trình mục tiêu Quốc gia có liên quan, tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực cho du lịch. Huyện cũng tổ chức tốt việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, trình độ ngoại ngữ cho đối tượng liên quan trên địa bàn, bồi dưỡng về văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ du khách. Tăng cường sự hợp tác trao đổi, học tập kinh nghiệm, thông qua khảo sát, học hỏi mô hình du lịch tại các địa phương khác. 

Du lịch nông thôn là một trong những giải pháp trọng tâm thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Với kết quả đạt được của du lịch trên địa bàn huyện Tân Phú thời gian qua, cùng với tinh thần chủ động, quyết tâm trong thời gian tới chắc chắn du lịch nông thôn Tân Phú nói riêng và toàn tỉnh Đồng Nai nói chung sẽ khai phá hiệu quả các tiềm năng sẵn có. Điều đó sẽ góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới bền vững, phát huy giá trị văn hóa truyền thống cũng như giao lưu, tiếp thu văn hóa giữa các vùng, miền, địa phương trong nước và quốc tế.
 

Bài và ảnh Ngọc Trâm

Tuy là huyện có điểm xuất phát thấp nhưng vùng đất này có tiềm năng về du lịch sinh thái. Diện tích rừng quốc gia Cát Tiên chiếm gần 30.000 ha, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới năm 2001. Địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Suối Mơ, hồ Đa Tôn, thác Hòa Bình – chùa Linh Phú Hồ Đa Tôn, thác Hàng Ngang, khu hang động dung nhan núi lửa Hang Dơi, rừng Giá Tỵ,…Không chỉ có tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, huyện Tân Phú còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa nổi bật, là nơi sinh sống và giao thoa văn hóa của 22 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn cùng với nhiều lễ hội đặc trưng thuộc các dân tộc bao gồm: Lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày, lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa,… cùng với một số ngành nghề truyền thống (nghề đan lát, dệt thổ cẩm, làm rượu cần,…) Bên cạnh đó, huyện là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều di tích văn hóa – lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh như đền thờ Quốc tổ Hùng Vương, địa điểm ghi dấu sự kiện vượt ngục Tà Lài (địa chỉ đỏ),…Tận dụng những lợi thế sẵn có, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nhiều chương trình phát triển du lịch, kinh tế và xã hội. Riêng huyện Tân Phú triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với khai thác thế mạnh về du lịch của địa phương, cụ thể huyện chủ trương ban hành Nghị Quyết 05-NQ/HU ngày 20/10/2016 về phát triển du lịch, các dịch vụ du lịch giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo. Đồng thời, thực hiện Kế hoạch số 118-KH/TU ngày 07/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã giúp cho du lịch Tân Phú đạt những bước tiến mới.Theo thống kê từ năm 2016 đến nay, lượng khách du lịch tạo huyện Tân Phú đạt 1.196.400 lượt trong đó khách quốc tế 45.782 lượt, doanh thu đạt 268.233 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 tăng từ 10% đến 14%/ năm. Tổng doanh thu từ 2016 – 2020 đạt 57%, tăng gấp 10 lần so với giai đoạn 2010 – 2015. Các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện cũng được đầu tư phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của du khách trong và ngoài nước.Theo đó, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, tập trung hình thành tour du lịch sinh thái, du lịch đường sông kết hợp với tham quan trang trại, vườn cây ăn trái như: trải nghiệm vùng đất ngập nước Bàu Sấu, dã ngoại mạo hiểm xuyên rừng, nghiên cứu văn hóa và nét độc đáo của đồng bào dân tộc bản địa, di chỉ văn hoá Óc Eo – Vườn Quốc gia Cát Tiên, nhà dệt Tà Lài, vùng đồng bào dân tộc; mở rộng khu du lịch Suối Mơ và xây dựng đền thờ Quốc tổ Hùng Vương để tạo điểm nhấn trong du lịch sinh thái gắn với tâm linh. Đặc biệt là kết nối với sản phẩm lưu niệm, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền phù hợp những điểm du lịch để phục vụ nhu cầu mua sắm cho du khách.Mặt khác, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm rà soát, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng các lĩnh vực, đảm bảo kịp thời đồng bộ trong kết nối, khai thác hiệu quả các tuyến điểm du lịch. Không chỉ thế, địa phương còn tích cực triển khai chương trình đào tạo nghề, các chương trình mục tiêu Quốc gia có liên quan, tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực cho du lịch. Huyện cũng tổ chức tốt việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, trình độ ngoại ngữ cho đối tượng liên quan trên địa bàn, bồi dưỡng về văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ du khách. Tăng cường sự hợp tác trao đổi, học tập kinh nghiệm, thông qua khảo sát, học hỏi mô hình du lịch tại các địa phương khác.Du lịch nông thôn là một trong những giải pháp trọng tâm thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Với kết quả đạt được của du lịch trên địa bàn huyện Tân Phú thời gian qua, cùng với tinh thần chủ động, quyết tâm trong thời gian tới chắc chắn du lịch nông thôn Tân Phú nói riêng và toàn tỉnh Đồng Nai nói chung sẽ khai phá hiệu quả các tiềm năng sẵn có. Điều đó sẽ góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới bền vững, phát huy giá trị văn hóa truyền thống cũng như giao lưu, tiếp thu văn hóa giữa các vùng, miền, địa phương trong nước và quốc tế.