Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp của khoa học điều tra hình sự ?

Thưa luật sư, tôi đang nghiên cứu tổng quan về khoa học điều tra hình sự như: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, hệ thống khoa học điều tra hình sự. Luật Sư có thể tư vấn, phân tích hoặc giới thiệu giúp tôi một số tài liệu được không ạ ? Cảm ơn! (Người hỏi: M.P, trường ĐHCS)

Trả lời:

1. Đối tượng của khoa học điều tra hình sự

Đối tượng nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự là một nhóm các quy luật của hiện thực khách quan được khoa học này nghiên cứu nhằm mục đích giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn điều tra hình sự đặt ra cho khoa học đó. Cụ thể:

– Các quy luật về cấu trúc của vụ phạm tội.

Cấu trúc của vụ phạm tội là một hệ thống phức tạp, chuyển động, được cấu tạo không những bởi các hành vi mà còn bởi những hiện tượng khác chế ước, chi phối các hành vi đó. Nghiên cứu cấu trúc vụ phạm tội là một ttong những điều kiện cần thiết để xây dựng phương tiện, biện pháp, phương pháp điều ữa và phòng ngừa tội phạm.

Khi nghiên cứu về cấu trúc của vụ phạm tội, khoa học điều tra hình sự chủ yếu đặt ra cho mình mục đích làm rõ những quy luật có ý nghĩa đối với công tác đấu tranh phòng, chong tội phạm. Cụ thể, đó là các quy luật xuất hiện và phát triển của các mối liên hệ, các quan hệ bên trong của cẩu trúc vụ phạm tội; các quy luật hình thành và thực hiện các phương pháp phạm tội; các quy luật xuất hiện và diễn biến của các hiện tượng có liên quan tới tội phạm trước, trong và sau khi tội phạm được thực hiện.

– Các quy luật hình thành, tồn tại và biến đổi của các dấu vết của hành vi phạm tội (quy luật phản ánh và thông tin).

Mối liên hệ giữa sự thay đổi của môi trường xung quanh với vụ phạm tội đã xảy ra tồn tại một cách khách quan, mang tính quy luật. Quá trình hình thành thông tin về vụ phạm tội là một quá trình tự nhiên, chịu sự tác động của những yếu tố khách quan và chủ quan mà sự nhận thức một cách đầy đủ về những yểu tố đó là cơ sở để điều ưa viên đưa ra những quyết định phù hợp hên quạn đến hoạt động phát hiện, thu lượm, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ.

– Các quy luật thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra hình sự (quy luật phản ánh và chứng minh).

Về nguyên tắc, những chứng cứ đã thu thập được cần phải kiểm tra, đánh giá và chỉ sau đó mới có thể sử dụng chúng như là phương tiện để chứng minh sự thật của vụ án. Quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có những đặc điểm chung của quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự nhưng bên cạnh đó cũng có những đặc điểm riêng cần tính đến.

Vì vậy, khi thực hiện những hành vi đó, điều ưa viên cần tuân theo những quy luật nhất định nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra của mình được tiến hành một cách khách quan, khoa học và đạt hiệu quả cao.

– Các phương tiện kỹ thuật hình sự, các biện pháp chiến thuật hình sự, các phương pháp điều ưa và phòng ngừa tội phạm.

Những phương tiện, biện pháp, phương pháp điều tra và phòng ngừa tội phạm vừa là đối tượng nhận thức của khoa học điều ưa hình sự vừa là kết quả của quá trình nghiên cứu. Tổng kết và nghiên cứu thực tiễn, đặc biệt là những kinh nghiệm tiên tiến trong điều tra và phòng ngừa tội phạm, khoa học điều tra hình sự tiến hành nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện những phương tiện, biện pháp, phương pháp điều ưa và phòng ngừa tội phạm hiệu quả nhất.

Như vậy, khoa học điều tra hình sự là khoa học về các quy luật phản ánh cấu trúc của vụ phạm tội; các quy luật hình thành thông tin về vụ phạm tội và thủ phạm; các quy luật thu thập, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng chứng cứ và các phtrong tiện, biện pháp, phưomg pháp điều tra, phòng ngừa tội phạm được xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức các quy luật đó.

2. Nhiệm vụ của khoa học điều tra hình sự

Cũng như khoa học luật hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự, khoa học điều ưa hình sự có nhiệm vụ chung (chủ yếu) là góp phần loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, đảm bảo cơ sở khoa học để đạt mục đích đó trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mỗi khoa học nói trên giải quyết nhiệm vụ chung đó bằng các phương tiện và phương pháp riêng của mình. Khoa học điều tra hình sự giải quyết nhiệm vụ chung này bằng cách đưa ra những chỉ dẫn khoa học về phương tiện kỹ thuật hình sự, biện pháp chiến thuật hình sự và phương pháp điều tra phù hợp để các cơ quan chức năng áp dụng trong công tác phát hiện, điều tra, phòng ngừa tội phạm một cách có hiệu quả nhất.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chung đó, khoa học điều tra hình sự phải giải quyết một số nhiệm vụ riêng, đặc thù của mình bao gồm:

– Hoàn thiện hệ thống lý luận của khoa học điều tra hình sự;

– Giới thiệu các phương tiện kỹ thuật hình sự tiên tiến, các biện pháp chiến thuật hình sự và phương pháp điều tra mới đồng thời hoàn thiện những phương tiện, biện pháp, phương pháp điều ưa đã có;

– Nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra và giám định hình sự;

– Nghiên cứu và hoàn thiện các phương tiện, biện pháp phòng ngừa tội phạm;

– Tham khảo có chọn lọc lý luận và thực tiễn điều tra hình sự của các quốc gia khác.

Nhiệm vụ chung và nhiệm vụ riêng của khoa học điều tra hình sự được thực hiện thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của nó. Nhiệm vụ cụ thể của khoa học điều tra hình sự là nhiệm vụ mà khoa học này phải giải quyết ở một thời điểm cụ thể của công tác điều tra, xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn điều tra hình sự. Do đó, nó ít nhiều mang tính thời sự. Loại nhiệm vụ này có thể được giải quyết ttên cơ sở của toàn bộ khoa học điều tra hình sự nói chung hoặc có thể bởi một bộ phận của nó hay thậm chí một phần của bộ phận đó.

3. Hệ thống của khoa học điều tra hình sự

a) Lý luận chung của khoa học điều tra hình sự

Đây là bộ phận được coi là cơ sở phương pháp luận của khoa học điều tra hình sự. Trong đó chủ yếu trình bày những quan điểm chung, những khái niệm, thuật ngữ, phương pháp của khoa học điều tra hình sự.

Nội dung cụ thể của bộ phận này bao gồm:

– Lý luận chung về đối tượng của khoa học điều tra hình sự;

– Nhiệm vụ của khoa học điều tra hình sự;

– Phương pháp nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự;

– Hệ thống của khoa học điều tra hình sự;

– Lịch sử phát triển của khoa học điều tra hình sự;

– Mối quan hệ của khoa học điều tra hình sự và các khoa học khác.

b) Kỹ thuật hình sự

Kỹ thuật hình sự là hệ thống các quan điểm khoa học và các phương tiện kỹ thuật, các thủ thuật, phương pháp được xây dựng trên cơ sở của những quan điểm đó để thu thập, nghiên cứu và sử dụng chứng cứ, phát hiện, điều tra và phòng ngừa tội phạm.

Kỹ thuật hình sự là bộ phận xuất hiện sớm nhất của khoa học điều tra hình sự. Do tính đặc thù của nó, nên bộ phận này mang tính độc lập tương đối so với các bộ phận khác của khoa học điều tra hình sự.

Nội dung cụ thể của bộ phận này bao gồm:

– Những quan điểm chung về kỹ thuật hình sự;

– Ảnh hình sự;

– Tả dạng người;

– Nghiên cứu dấu vết hình sự;

– Nghiên cứu vũ khí, đạn dược và dấu vết do chúng để lại khi sử dụng;

– Truy nguyên hình sự;

– Nghiên cứu giám định tài liệu trong điều ữa hình sự;

– Đăng ký hình sự.

c) Chiến thuật hình sự

Chiến thuật hình sự là hệ thống các quan điểm, thủ thuật và các chi dẫn về tổ chức, lập kế hoạch điều tra vụ án nói chung, tiến hành các biện pháp điều tra cụ thể nói riêng phù hợp với quy định của pháp luật và nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Nội dung của bộ phận này bao gồm:

– Những quan điểm chung về chiến thuật hình sự;

– Khám nghiệm hiện trường;

– Bắt người phạm tội;

– Khám xét;

– Thu giữ, tạm giữ, bảo quản và xử lý vật chứng;

– Hỏi cung bị can;

– Lấy lời khai người làm chứng;

– Đối chất;

– Nhận dạng;

– Thực nghiệm điều tra;

– Trưng cầu giám định;

– Hồ sơ điều tra hình sự;

– Kết luận điều tra.

d) Phương pháp điều tra riêng đối với từng loại tội phạm

Phương pháp điều tra riêng đối với từng loại tội phạm là hệ thống các quan điểm, hướng dẫn cách thức tổ chức và tiến hành điều tra đối với từng loại tội phạm.

Xây dựng phương pháp điều tra riêng với từng loại tội phạm phụ thuộc vào tính phổ biến và tồn tại lâu dài của tội phạm đó, những kinh nghiệm điều tra về loại tộỉ phạm này đã tích luỹ được, nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn về điều tra loại tội phạm đó.

Thông thường, cấu trúc của phương pháp điều tra từng loại tội phạm cụ thể bao gồm các yếu tố sau:

– Đặc điểm hình sự của loại tội phạm đó;

– Kế hoạch điều tra vụ án (tương ứng với từng tình huống cụ thể);

– Đặc điểm về tổ chức và tiến hành các biện pháp điều tra ban đầu đối với loại tội phạm đó;

– Đặc điểm về tổ chức và tiến hành các biện pháp điều tra phổ biến đối với loại tội phạm đó;

– Đặc điểm về tổ chức và tiến hành các biện pháp khắc phục, phòng ngừa những nguyên nhân và điều kiện phạm tội của loại tội phạm cụ thể đó.

4. Phương pháp nghiên cứu của khoa học điều tra hình sự

Phương pháp luận của khoa học điều tra hình sự cũng như các khoa học khác chính là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-xít. Trên cơ sở của phương pháp luận đó, trong khoa học điều ưa hình sự hình thành một hệ thống các phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp chung và các phương pháp chuyên ngành.

Các phương pháp chung của khoa học điều ưa hình sự là các phương pháp được sử dụng trong tất cả các khoa học khác, trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn khác nhau. Khoa học điều ưa hình sự sử dụng những phương pháp đó nhàm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của mình và phù hợp với đặc điểm của các đối tượng nghiên cửu đặc trưng của nó. Các phương pháp chung của khoa học điều tra hình sự bao gồm:

– Phương pháp quan sát.

Trong khoa học điều ưa hình sự, đối tượng quan sát đặc trưng là các vật thể, các dấu vết của tội phạm, tình trạng của chúng; con người với các dấu hiệu bên ngoài, các dấu hiệu biểu hiện tâm lý bên trong; các hiện tượng sinh ra trong quá trình thực nghiệm và kết quả của nó…

– Phương pháp đo đạc.

Đối tượng của phương pháp này là các thuộc tính khác nhau của các vật thể, số lượng, kích thước, ưọng lượng, nhiệt độ của chúng; khoảng cách giữa các vật, các điểm, giới hạn của không gian; vận tốc chuyển động của các vật nói chung hoặc ttong những điều kiện nhất định V.V.. Khi đo đạc thường phải sử dụng các phương tiện, dụng cụ chuyên dùng.

– Phương pháp mô tả.

Mô tả là phương tiện thể hiện kết quả của phương pháp quan sát, đo đạc, đồng thời là phương tiện để ghi nhận lại những thông tin thu được từ các phương pháp này. Do vậy, khi mô tà cần ghi nhận đầy đủ tất cả các dấu hiệu của đối tượng (cả những dấu hiệu chủ yểu và thứ yếu) để có thể hình dung đầy đủ về đối tượng đó.

– Phương pháp so sánh.

Trong khoa học điều tra hình sự, đối tượng của phương pháp này là những tình tiết thực tế và nguồn của chúng trong đó có những cấu tạo vật chất như đồ vật, hậu quả và các hành động; các hình ảnh trong ý thức; các quan niệm và khái niệm; kết luận và nhận định.

– Phương pháp thực nghiệm.

Phương pháp thực nghiệm thường được áp dụng khi tiến hành thực nghiệm điều tra, trong hoạt động giám định. Tính chính xác của thực nghiệm được bảo đảm bằng việc thiết lập những điều kiện, hoàn cảnh phù hợp với thực tế khách quan, được lặp lại nhiều lần và tiến hành một cách thận trọng.

– Phương pháp mô hình hoá.

Là việc sử dụng mẫu của các đồ vật, thiết bị, hệ thống được chuẩn bị để tái hiện lại đối tượng cần nghiên cứu và có thể thay thế chúng trong quá trình nghiên cứu.

Trong khoa học điều tra hình sự, phương pháp này thường được sử dụng vào các hoạt động như xây dựng các giả thuyết điều tra, kế hoạch hoá điều tra, tiến hành các hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra…

Ngoài nhóm phương pháp trên, trong khoa học điều tra hình sự còn có các phương pháp chuyên ngành. Các phương pháp này được xây dựng trên cơ sở các phương pháp chung của khoa học điều tra hình sự.

Các phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự là các phương pháp xuất hiện và được sử dụng chỉ trong khoa học điều tra hình sự hoặc trong một số khoa học khác. Trong thực tế, một số phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự được các khoa học khác sử dụng. Ngược lại, khoa học điều ha hình sự cũng sử dụng nhiều phương pháp của các khoa học khác trong việc nghiên cứu các đối tượng của mình.

Phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự dựa trên cơ sở của lý luận điều tra hình sự hoặc biến đổi phương pháp nghiên cứu của một khoa học khác thành phương pháp riêng của khoa học điều ha hình sự. Như vậy, các phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự có thể chia thành hai nhóm chính sau: nhóm thứ nhất bao gồm những phương pháp chuyên ngành của chính khoa học điều tra hình sự; nhóm thứ hai là những phương pháp của các khoa học khác được khoa học điều tra hình sự sử dụng để nghiên cứu các đối tượng cụ thể của mình.

Nguồn hình thành các phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự có thể từ các khoa học tự nhiên, xã hội cũng như tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tùy từng bộ phận cấu thành trong khoa học điều tra hình sự mà sử dụng các phương pháp chuyên ngành khác nhau. Các phương pháp này có thể nằm ngay trong các bộ phận của khoa học điều tra hình sự như kỹ thuật hình sự (ảnh hình sự, dấu vết súng đạn, đường vân, tự dạng) hoặc trong các hoạt động điều tra và phương pháp điều tra riêng đối với tưng loại tội phạm cụ thể. Tất cả các phương pháp đó tạo thành một hệ thống các phương pháp chuyên ngành của khoa học điều tra hình sự.

5. Quá trình phát triển của khoa học điều tra hình sự

Vào cuối thế kỷ XIX, trên cơ sở nghiên cứu và tổng kết thực . tiễn của công tác đỉều tra tội phạm, ứng dụng sáng tạo các thành tựu của khoa học kỹ thuật phục vụ mục đích phát hiện, điều tra và phòng ngừa tội phạm, trên thế giới đã xuất hiện một môn khoa học pháp lý ứng dụng mới – khoa học đỉều tra hình sự. Thuật ngữ, “khoa học điều tra hình sự” xuất phát từ chữ La tinh: “Criminalis” – có tính chất tội phạm hay có Hên quan đến tội phạm.

Người sáng lập ra khoa học điều tra hình sự ở các nước tư bản là Gans Grosz (1847 – 1915). Công trình đầu tay cửa ông mang tên “Sách chi dẫn đối với dự thẩm viên, cảnh sát, hiến binh” được công bố vào năm 1893. Sau đó nó được đổi tên thành “Sách chỉ dẫn đối với dự thẩm viên tư pháp” (1899) và năm 1913 cuốn sách này được tái bản với tên “Hệ thống khoa học điều tra hình sự”. Nét đặc trưng của khoa học điều tra hình sự ở các nước tư bản là đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật hình sự và việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật vi tính, điều khiển học, toán học, y học, sinh vật học trong hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm. Trước đây, ở các nước tư bản khoa học điều tra hình sự được đánh giá là khoa học kỹ thuật hay khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Đó là quan điểm sai lầm về bản chất của khoa học điều tra hình sự, kìm hãm quá trình phát triển và phạm vi ứng dụng củạ nó vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hiện nay, phần lớn các nhà khoa học điều tra hình sự ở các nước tư bản cho rằng khoa học điều tra hình sự là khoa học pháp lý nhưng bên cạnh đó một số quan điểm lại khẳng định rằng khoa học điều tra hình sự mang tính trội về nghiệp vụ hoặc xếp nó vào hệ thống khoa học tự nhiên.

Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời và sự phát triển của khoa học điều tra hình sự ở các nước thuộc hệ thống này nói chung và đặc biệt ở đại diện tiêu biểu của nó là Liên Xô (cũ) nói riêng ngày càng đạt được nhiều thành tựu và tiến dần tới sự hoàn thiện. Những luận điểm tiến bộ của khoa học điều tra hình sự Xô viết có ảnh hưởng mạnh mẽ, tích cực đến việc xây dựng và hoàn thiện lý luận của khoa học điều tra hình sự Việt Nam sau này.

Ở Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi rực rỡ đã lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đáp ứng đòi hỏi của thực tế đẩu tranh chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ Nhà nước dân chủ cộng hòa non trẻ, khoa học điều ưa hình sự Việt Nam đã ra đời và đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể. ở nước ta, quá trình hình thành và phát triển của khoa học điều tra hình sự diễn ra trong những điều kiện đặc biệt: một mặt tổng kết, tích tụ những tài liệu kinh nghiệm và phổ biến, ứng dụng những tài liệu kinh nghiệm đó vào trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm; mặt khác, khai thác và sử dụng có chọn lọc những thành tựu của khoa học điều ưa hình sự của các nước khác mà chủ yếu là khoa học điều ưa hình sự Xô – viết và Cộng hoà dân chủ Đức để phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận của mình. Vào cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1970 ở Cục Cảnh sát nhân dân và các trường nghiệp vụ của Bộ Công an xuất hiện một số giáo trình, quy trình điều tra một số loại tội phạm cụ thể trong đó trình bày trình tự tiến hành một số biện pháp điều tra và phòng ngừa tội phạm. Sự ra đời của “Sổ tay công tác chấp pháp” (1976) và quy định về “Tổ chức công tác điều tra hiện trường” (1986) đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lý luận khoa học điều tra hình sự ở nước ta. Đặc biệt, từ những năm 1980 cho đến nay Viện khoa học hình sự và các trường nghiệp vụ của Bộ Công an đã nghiên cứu, biên soan được nhiều tài liệu chuyên ngành, bước đàu đáp ứng đòi hỏi của công tác nghiên cứu, giảng dạy và thực tiễn điều tra hình sự.

Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển của khoa học điều tra hình sự những năm qua có thể thấy rằng sự phát triển của nó còn chưa theo kịp đòi hỏi của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bên cạnh những thành tựu trong việc nghiên cứu về kỹ thuật hình sự và chiến thuật hình sự, bộ phận lý luận chung của khoa học điều tra hình sự và phương pháp điều tra riêng đối với từng loại tội phạm còn chưa được đầu tư nghiên cứu ở mức độ thoả đáng. Vì vậy, trong thời gian tới ngoài việc tiếp tục hoàn thiện lý luận về khoa học hình sự theo hướng tạo ra khả năng ứng dụng những chỉ dẫn của nó vào thực tiễn đấu tranh phòng, chổng tội phạm một cách có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, cần quan tâm xây dụng và hoàn thiện hệ thống lý luận cơ bản của khoa học điều tra hình sự cũng như tổng kết thực tiễn điều tra hình sự ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm điều tra của các nước tiên tiến ttên thế giới để sớm hoàn thiện bộ phận phương pháp điều ưa riêng đối với từng loại tội phạm. Điều này càng có ý nghĩa khi ở giai đoạn hiện nay, nhiều hành vi phạm tội mới đã được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)