Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Bạn là chủ doanh nghiệp. Bạn muốn tìm hiểu về các quy định của pháp luật liên quan đến thuế doanh nghiệp. Đừng bỏ lỡ bài viết này, ACC sẽ cung cấp cho bạn thông tin về Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Doanh Nghiệp 2020

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

2. Thế nào là Thuế thu nhập doanh nghiệp 

Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận được trong nền kinh tế xã hội thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định, không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản hay đầu tư… Thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các cá nhân hoặc các pháp nhân,  nhưng không phải toàn bộ thu nhập của các thể nhân và pháp nhân đều là đối tượng đánh thuế thu nhập, mà thuế thu nhập điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã được miễn trừ chi phí hợp lý, hợp lệ.

Thuế thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm nguồn thu Ngân sách Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những khoản thuế mà tổ chức kinh tế có nghĩa vụ phải đóng khi đi vào  hoạt động và có thu nhập tính thuế sau khi đã trừ đi các khoản được pháp luật cho phép là những khoản chi phí hợp lý. Như vậy, Doanh nghiệp đóng thuế tạo ra nguồn thu cho Nhà nước, tạo ra sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu nhập thuộc diện chịu thuế sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập của các tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

3. Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định về các đối tượng phải có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp:

Doanh nghiệp đã được thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp 2020 dưới các hình thức: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và các tổ chức khác.

Doanh nghiệp nước ngoài đã được thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo pháp luật nước ngoài. Hiện nay, Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở tại Việt Nam ví dụ: chi nhánh nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài, đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.

Các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập, được công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam và có hoạt động kinh doanh.

Tổ chức khác có hoạt động kinh doanh, ví dụ: hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp.

4. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối Tượng Chịu Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý hoặc năm (năm dương dịch). Trong một kì tính thuế, doanh thu từ hoạt động kinh doanh phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm tất cả nguồn thu nhập chịu thuế trong một kỳ tính thuế nhân với tỷ lệ thuế suất doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

Doanh thu chịu thuế bao gồm tất cả doanh thu tính thuế từ hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản từ thu nhập từ việc bán hàng, thu nhập từ việc cung ứng dịch vụ, thu từ tiền gia công trừ các khoản bao gồm các khoản được cho là chi phí hợp lý và các thu nhập chịu thuế bị trừ khác theo quy định luật.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế: là đối tượng điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và thu nhập khác ví dụ chuyển nhượng bất động sản hoặc cổ phần của cổ đông.

Thuế suất được áp dụng từ ngày 1/1/2016 của doanh nghiệp từ thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%. Như vậy, nay thuế suất tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.

Tổng doanh thu tính thuế của doanh nghiệp được đăng kí và hoạt động tại Việt Nam có doanh thu trên kỳ tính thuế < 20 tỷ đồng thì doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 20%. Áp dựng thuế suất từ 32% đến 50% đối doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam. Áp dụng thuế suất đối doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim , vàng, bạc là 50%.

Áp dụng thuế suất 20% đối với tổ chức kinh tế mới thành lập hoặc đã thành lập lâu nhưng có năm trước liền kề Tổ chức kinh tế không hoạt động đủ 12 tháng và tổng doanh thu tính thuế trên năm được tính thuế bình quân/ tháng của doanh nghiệp <1,67 tỷ đồng thì thuế suất doanh nghiệp năm sau là 20%.

Tổ chức kinh tế mới thành lập và hoạt động trong năm nhưng không đủ 12 tháng thì vẫn phải thực hiện trách nhiệm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp năm đó. Trước tiên, Doanh nghiệp tạm kê khai tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý với mức thuế suất phải đóng là 22%. Sau khi kết thúc một năm tài chính tính theo lịch dương, nếu doanh thu của doanh nghiệp chia bình quân < 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng mức nộp thuế suất 20%. Đối với trường hợp này thì doanh thu chịu thuế vẫn được tính trên tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

5. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TNDN, người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp) bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

6. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.

Là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.

Là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.

Bạn có thể tham khảo bài viết vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp để tìm hiểu rõ hơn.

Thông qua bài viết về Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của ACC hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về các quy định của pháp luật liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đánh giá post

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin