Đời sống văn nghệ thời đầu đổi mới

Tư liệu
LẠI NGUYÊN ÂN và NGUYỄN THỊ BÌNH
Sưu tầm và biên soạn

LỜI DẪN
 

Phong trào đổi mới, khởi lên ở Việt Nam giữa những năm 1980,
đã đưa tới những đổi thay rõ rệt và đáng kể nhất trong đời
sống kinh tế xã hội của đất nước vài chục năm nay, từ những
năm cuối thế kỷ XX sang những năm đầu thế kỷ XXI.

Đời sống văn hóa xã hội cũng chịu ảnh hưởng
của công cuộc đổi mới, tuy không phải bất cứ ai cũng dễ dàng
chấp nhận những đổi thay ở lĩnh vực này do những tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp của tiến trình đổi mới gây nên.

Điều thấy rõ là số đông văn nghệ sĩ đã hưởng
ứng phong trào đổi mới ngay khi phong trào được Đảng cộng
sản Việt Nam phát động. Nhưng con đường đổi mới không phải
chỉ được nghĩ ra một lần là đủ, không phải chỉ được định ra
một lần là xong. Ngược lại, quan niệm về đổi mới luôn luôn
được bổ sung, điều chỉnh; thực tiễn đổi mới luôn luôn được
“nghiệm thu”, phân tích. Và điều này tác động không chỉ đến
hoạt động kinh tế xã hội mà còn đến cả các hoạt động văn hóa
văn nghệ. Vì lẽ đó và nhiều lẽ khác nữa, bức tranh đời sống
văn nghệ ở nước ta, kể từ thời đổi mới, đã trở nên đa tạp đa
sắc đa diện hơn trước.

Trên chỗ đứng của hôm nay nhìn lại, từ đổi
mới khởi lên đến nay, lượng thời gian đã trải vài chục năm.
Dấu ấn cuộc đổi mới in lên đời sống văn nghệ Việt Nam đã có
thể được quan sát và ghi nhận từ góc độ văn học sử (hoặc văn
hóa sử). Người ta đã có thể, hơn nữa đã có lúc thấy cần nhìn
lại những lĩnh vực nhất định của đổi mới như một thứ quá
khứ, dù là quá khứ rất gần, để làm một sự “tổng kết sơ bộ”,
để thuyết phục nhau về hướng đi đúng cần tiếp tục, để làm rõ
ra những việc thiết yếu còn chưa kịp làm nhưng chắc chắn
không thể không làm nếu muốn đi tiếp con đường đổi mới
v.v…

Công trình này được biên soạn chính là trong
nỗ lực tập hợp tài liệu báo chí đương thời khả dĩ giúp hình
dung ít nhiều diện mạo đời sống văn nghệ ở Việt Nam thời đầu
đổi mới, từ giữa những năm 1980 đến giữa những năm 1990. Bắt
tay vào công trình tập hợp những tư liệu vào loại còn “tươi
mới” này, những người sưu tầm biên soạn tuy ít khi gặp phải
loại khó khăn thông thường là thiếu nguồn tài liệu (nhưng
cũng cần nói rằng, nhân làm công việc này, chúng tôi cũng
được mục kích tình trạng các bộ sưu tập báo chí trong nước
những năm 1985-1995 tại các trung tâm lưu trữ lớn hiện cũng
đã bị mất mát hoặc thiếu số, lẻ bộ, v.v…), song không hiếm
khi lại lâm vào trạng thái bị ngợp trước sự đa tạp của tư
liệu; một khi số lượng tư liệu quá nhiều với dung lượng quá
lớn, nếu người sưu tầm biên soạn non tay, công trình tư liệu
sẽ giống như khu rừng rậm, dễ khiến chính mình và sau đó là
người đọc bị lạc lối, mất hướng.

Cố nhiên việc tìm lại các văn bản những bài
từng đăng báo cách nay mươi, mười lăm năm, bây giờ đã không
phải là chuyện dễ. Các bài vở được sưu tầm và tập hợp trong
cuốn sách này, chủ yếu là kết quả của hai đợt sưu tầm: đầu
tiên là chị Nguyễn Thị Bình cùng một số sinh viên, nghiên
cứu sinh của chị tiến hành sưu tầm suốt ba tháng cuối 2005
đầu 2006. Chính nguồn gần 200 tư liệu thu được ban đầu này
đã là cơ sở để tôi phác ra và dựng nên một khung sườn sơ bộ
cho công trình tương lai, sau đó tiếp tục đọc thêm tìm thêm,
mỗi lần tìm thêm tài liệu mới là mỗi lần đem lại những sửa
đổi và bổ sung cho cái khung sơ phác ban đầu, làm tăng dần
dần chiều dày cho cuốn sách tương lai trên bản sắp chữ vi
tính. Trên đường tìm tòi tài liệu cho công trình này, tôi đã
được một số bạn nhà báo nhà văn chỉ cho những nguồn tài liệu
chưa có hoặc chưa biết; nhân đây xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành về sự giúp đỡ ấy.

Trong việc dàn dựng công trình này thành một
bộ sách, điều tôi quan tâm là phân chia khối lượng tư liệu
khá lớn đã sưu tầm được thành những cụm nhỏ, dựa theo một
vài đề tài hoặc chủ đề nhất định mà các bài viết ấy đề cập;
do vậy mà các tư liệu được sắp xếp trong các phần, các đoạn,
lớn hoặc nhỏ. Các phần các đoạn ấy cố nhiên là tương ứng với
một vài ý tưởng trình bày và phân tích quá trình văn học từ
phía người biên soạn. Điều đó có nghĩa là cũng với những tư
liệu ấy, một người biên soạn khác hẳn sẽ làm khác; và mỗi tư
liệu trước sau vẫn cứ là mỗi tư liệu độc lập. Tôi hiểu rằng,
người biên soạn không nên và không thể đưa lời thuyết minh
của mình vào mỗi tư liệu, nhưng có thể đặt thêm một vài “lời
dẫn” vào trước mỗi cụm tư liệu mà mình đã nhóm lại; những
lời dẫn ấy, xin được chấp nhận như là điều cần thiết của
việc tổ chức cuốn sách. Cố nhiên phải nói lại rằng các giới
hạn phân chia và gom nhóm thành “phần” thành “đoạn” như vậy
chỉ là tương đối và ước lệ; mỗi bài viết trước sau vẫn là
một tư liệu độc lập.

Tất cả các bài sưu tầm đưa vào sách này đều
lấy từ nguồn báo chí xuất bản và phát hành tại Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh thành khác trong nước từ giữa
những năm 1980 đến giữa những năm 1990. Số lượng bài sưu tầm
khá lớn, số lượng tác giả có bài được sưu tầm vào sách này
cũng khá lớn, vì vậy những người sưu tầm và biên soạn công
trình này không thể liên lạc xin phép từng tác giả trước khi
ra sách. Chúng tôi mong rằng các vị và các bạn có bài từng
đăng báo, tức là từng tham dự đời sống văn nghệ những năm
tháng nói trên, sẽ không phản đối việc những bài vở đó được
tập hợp lại trong sưu tập này, − một sưu tập có mục tiêu là
tập hợp càng đầy đủ càng tốt (dù biết chắc khó mà có thể đầy
đủ) nguồn dư luận báo chí đương thời, là cái chứng từ còn
lại cho thấy diện mạo của đời sống văn nghệ những năm tháng
đã qua. Hơn thế, chúng tôi còn mong muốn rằng, cuốn sách tư
liệu ra mắt lần đầu này sẽ được các vị và các bạn có quan
tâm đóng góp ý kiến và mách bảo cho chúng tôi những nguồn tư
liệu còn thiếu, cần phải bổ sung thêm để sưu tập này sẽ đầy
đủ và hoàn chỉnh hơn nữa khi có dịp tái bản.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần
xa.

Hà Nội, tháng Mười 2006
 

LẠI NGUYÊN ÂN

PHẦN MỘT

Tiểu dẫn


Trong phần này Sưu tập muốn phản ánh những
tiếng nói hưởng ứng đổi mới khi phong trào được phát
động tại Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam.

Sự kiện được giới văn nghệ sĩ thừa nhận như biểu
tượng là cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Văn
Linh với một số đại biểu văn nghệ sĩ. Tuyên bố “cởi
trói” cho văn nghệ mà người đứng đầu ban lãnh đạo
Đảng tuyên bố tại cuộc gặp gỡ này được xem như lời
phát động cho phong trào đổi mới văn nghệ.

Đoạn đầu của phần này gồm bài tường thuật cuộc
gặp gỡ nói trên, bản ghi bài nói của Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh, các bài phát biểu của văn nghệ sĩ,
trí thức tham gia cuộc gặp gỡ đó.

 

TIỂU DẪN


Trên thực tế, giới văn nghệ sĩ lên tiếng về đổi mới
từ khá sớm, từ đầu những năm 1980, khi họ, trên thực
tế, đã tham gia cuộc tranh luận có quy mô rộng về
kinh tế, xã hội bằng các sáng tác phim truyện, phim
tài liệu, kịch, phóng sự, tiểu thuyết… Khi Đảng
chuẩn bị Đại hội VI với việc phát động “đổi mới tư
duy, nhìn thẳng vào sự thật”, hầu hết văn nghệ sĩ đã
hưởng ứng tích cực và đồng thời tìm thấy ở đấy con
đường đưa sáng tác văn nghệ thoát khỏi tình trạng
trì trệ và công thức, giáo điều.

Dưới đây, những người làm Sưu tập này tập
hợp những phát biểu của văn nghệ sĩ, trí thức trên
một số tờ báo của giới văn nghệ từ đầu năm 1987 đến
trước Đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ IV, cuối
năm 1989. Các phát biểu này xuất hiện trên báo chí
đương thời trong các loại bài mục khác nhau, có khi
trực tiếp là bài viết của các tác giả, có khi là trả
lời phỏng vấn do các phóng viên ghi lại, v.v… song
đều cho thấy những suy nghĩ của mỗi người với tư
cách là văn nghệ sĩ, trí thức, về nhu cầu đổi mới,
về nội dung đổi mới trong văn hóa văn nghệ.

 

 

PHẦN HAI

Tiểu dẫn: Ở phần này những người làm Sưu tập này tập
hợp tư liệu trên một số đề tài được bàn thảo, tranh
luận trong những năm đầu đổi mới. Đó là xung quanh
vấn đề văn nghệ và chính trị, vấn đề quan hệ giữa
văn nghệ với hiện thực và luận đề “văn nghệ phản ánh
hiện thực”, chung quanh các quan niệm về phê bình
văn nghệ và đánh giá trạng thái phê bình trong thực
tế đời sống văn nghệ; ngoài ra là một số vấn đề khác
như xung quanh phạm trù tính nhân loại của văn nghệ,
phạm trù nghệ sĩ trong lý luận văn nghệ, ý nghĩa của
tinh thần phê phán trong nghệ thuật và khoa học nhân
văn,… Có một đề tài mà hóa ra giới văn nghệ lại là
“đầu têu” sớm hơn ai, ấy là bàn thảo về sách văn học
cho trẻ em và nội dung sách giáo khoa văn học, điều
mà càng về sau càng trở thành vấn đề lớn, giành được
sự quan tâm của toàn xã hội. Tất nhiên các vấn đề
không nảy sinh cùng một lúc; có vấn đề nổi lên ngay
những ngày đầu của phong trào đổi mới, lại có những
vấn đề nảy sinh về sau, trong tiến trình công cuộc
đổi mới đi vào đời sống, chẳng hạn những vấn đề hiện
đại hóa tư duy lý luận, vấn đề hội nhập về văn hóa
khi đời sống hàng ngày diễn ra sự hội nhập về kinh
tế,… chỉ nảy sinh từ giữa những năm 1990. Xen giữa
các chủ đề trên, Sưu tập dành một đoạn trong phần
này cho văn tiểu luận đặc sắc của một vài nhà văn đã
xuất hiện và khẳng định được chỗ đứng trong văn học
tiếng Việt chính ở văn nghệ thời đầu đổi mới này

 

 

PHẦN BA


TIỂU DẪN:
Phần này tập hợp dư luận nghiên cứu phê bình
cho thấy những nhận xét về sự chuyển động và
trạng thái của văn nghệ, của các loại thể văn
chương trong chính những năm đầu đổi mới này.
Một số điểm sáng của đời sống văn nghệ sẽ được
các chùm tư liệu riêng cho thấy rõ đôi nét, ví
dụ sự trở lại của các ca khúc trữ tình trước
1945 trong sự đón nhận nồng nhiệt của công
chúng, hoặc vị trí tiên phong thời đầu đổi mới
của tuần báo Văn nghệ trong cảm nhận của nhà văn
trong giới và của bạn đọc gần xa…


  • Vương Trí Nhàn

    Bước đi không thể đảo ngược
    (Văn nghệ, 1-12-1988)

  • Ngọc Oanh:
    Khởi sắc
    hay là sự chuyển mình của văn học

    (Văn nghệ, 7-12-1988)

  • Huỳnh Như Phương
    Cảm hứng phê phán trong văn chương
    hiện nay


    (Văn nghệ, 11-6-1988)

  • Nguyên Ngọc
    Văn xuôi sau 1975, thử thăm dò đôi nét về
    quy luật phát triển

    (Văn học, tháng 7 & 8-1991)

  • Từ Sơn
    Nghĩ về công chúng văn học của chúng ta hiện
    nay 
    (Văn học, tháng 7 & 8-1990)

  • Võ Hồng Ngọc
    Thể ký và những tín hiệu của một chân
    trời văn học mới

    (Văn nghệ
    , 7-5-1988)

  • Vương Trí Nhàn
    Sự cần thiết của văn học

    (Văn nghệ
    9-7-1988)

  • Mai Ngữ
    Cuộc hành trình đầy vất vả

    (Văn
    nghệ
    , 11-3-1989)

  • Hội thảo
    Về một chặng đường văn xuôi

    (Văn
    nghệ
    , 25-3-1989 & 1-4-1989)

  • Hội Thảo: Hội thảo về tình hình văn xuôi
    (Văn nghệ, 7-4-1990) & 14-4-1990)

  • Đặng Anh Đào

    Từ nguyên tắc đa âm tới
    một số hiện tượng văn học Việt Nam (
    Tạp
    chí Văn học, số 6 (tháng 11 & 12-1990)


  • Nhiều người:
    Truyện ngắn hôm nay
    (Văn nghệ, Hà Nội, số 48 (30-11-1991)

  • Đinh
    Xuân Dũng:

    Đổi mới văn xuôi chiến tranh (Văn
    nghệ, Hà Nội, số 51 (22-12-1990))

  •  Hội
    thảo thơ ở Tp.HCM

    (Văn nghệ, Hà Nội, số 23 (4-6-1988)

  • Võ Văn Trực:

    Khẩn trương nhưng đừng nóng vội
    (Văn nghệ, Hà Nội, số 23 (4-6-1988)

  • Nguyễn Bùi Vợi, Phạm Ngọc Cảnh,
    Phan Cung Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Hoàng Sơn, Phạm Đức,
    Bế Kiến Quốc:

    Thơ – từ người viết đến người đọc
    (Văn nghệ,  số 30 (29-7-1989)

  • Phạm Tiến Duật (thuật) –

    Thơ và sự phát triển (Văn nghệ, số
    10 (11-3-1989))

  • Phóng viên
    thuật:

    Thơ trong tiến trình đổi mới của văn học
    (Văn nghệ,số 26 (30-6-1990))

  • Ngô Minh

    Thơ hôm nay: gieo và gặt (Cửa Việt,
    Quảng Trị, số 3 (tháng 6 – 1990))

  • Vũ Quần Phương –

    Đôi nét diện mạo thơ bây giờ (Văn
    nghệ quân đội, Hà Nội, số 10 (tháng 10-1990))

  • Thảo Phương (thuật): 

    Dưới những góc nhìn khác nhau (Văn
    Nghệ 1992)

  • Thảo Phương (thuật):

    Lý luận – phê bình văn học: Những vấn đề gì đang
    đặt ra?
    (Văn nghệ
    quân đội, Hà Nội, số 4 (tháng 4-1989)

  • Lý luận phê bình
    trong sự nghiệp đổi mới văn học
    (Văn nghệ,
    Hà Nội, số 24 (16-6-1990)

  • Võ Đăng Thiên (thuật) Văn học:
    Đổi mới và Phát triển
    (Tạp chí Cộng
    sản, Hà Nội, số 11 (tháng 11-1991); số 12 (tháng
    12-1991))

  • Vì sự phát triển vững chắc của văn học
    (Văn Nghệ, Hà Nội, số 40 (3 – 11 – 1992)

  • Hữu Mai, Nguyễn Kiên, Lê Minh Khuê, Hà Xuân
    Trường, Phong Lê, Nguyễn Quang Thân, Đỗ Văn Khang,
    Nguyễn Văn Lưu, Lại Nguyên Ân, Xuân Cang

    Văn học và hiện thực hôm nay (Tác
    phẩm mới, Hà Nội, số 2 (1992))

  • Nguyễn Thuỵ Kha –

    Đêm nhạc Văn Cao (Văn nghệ, Hà Nội,
    số 6 & 7 (6-2-1988)

  • Phan Hồng Giang

    Những người đem tới niềm vui (Văn
    nghệ, Hà Nội, số 17 (23-4-1988))

  • Văn Ký –

    Về những lời bình ca nhạc (Văn
    nghệ, Hà Nội, số 29 & 30 (16-7-1988))

  • Anh Ngọc

    Trở lại cái bình thường (Văn nghệ,
    Hà Nội, số 25 (18-6-1988))

  • Dương Viết Á

    Về cái đời thường trong âm nhạc
    (Văn nghệ, Hà Nội, số 31 (4-3-1988))

  • Dương Viết Á –

    Âm nhạc: Giáo dục hay áp đặt? (Văn
    nghệ, Hà Nội, số 37 (16-9-1989))

  • Hồ Sĩ Quý

    Đổi mới ở Văn nghệ (Văn nghệ, Hà
    Nội, số đặc biệt kỷ niệm 40 năm báo Văn nghệ (tháng
    4-1988))

  • Phạm Quang Long –

    Một vài ghi nhận (Văn nghệ, Hà
    Nội, số đặc biệt kỷ niệm 40 năm báo Văn nghệ (tháng
    4-1988))

  •  Nguyễn Kim Anh

    Đổi mới qua những trang văn xuôi
    (Văn nghệ, Hà Nội, số 13 (26-3-1988))

  •  (nhiều độc giả) –
    Độc giả nói về tờ báo của mình
    (Văn nghệ, Hà Nội, số 14 (2-4-1988) )

  •  Xuân Cang –

    Tiếng nói lương tri của các nhà văn
    (Văn nghệ, Hà Nội, số 15 (9-4-1988)

  •  Phóng
    viên –
    Trong tình cảm tin yêu chân thành
    (Văn nghệ, Hà Nội, số 45 (5-11-1988)

  •  Nguyễn Quang Sáng –

    Báo Văn nghệ là một biểu hiện
    đổi mới của văn học
    (Văn nghệ, Hà Nội, số 43
    (22-10-1988)

  •  Đổi mới báo chí văn hoá văn nghệ

     (Tuổi trẻ Chủ nhật, 16-10-1988)

  • Nguyễn Đình Thi:
    Dân chủ và sôi nổi
    (SGGP 6-12-1988)

  • Nguyễn Đình Thi

    Văn học và đổi mới (Văn Nghệ 10-12-1988)

  • Giang Nam –
    Trả lời phỏng vấn
    (Cánh Én, tháng 12-1988)
    – Vũ Hạnh – Về bản tin chi tiết…
    – Nguyễn Khắc Viện – Xin cho biết rõ hơn
    – Ý Nhi – Vấn đề báo Văn nghệ: vấn đề
    của Đại hội nhà văn IV
    – Nguyễn Duy – Một quyết định bất chấp công luận
    – (12 nhà văn) – Thư ngỏ
    – Thanh Thảo – Thư ngỏ
    – Bùi Minh Quốc – Thư ngỏ
    – Lê Đình Kỵ – Dòng nước ngược
    – Hoàng Phủ Ngọc Tường – Sự phán xét hãy dành cho
    công chúng và thời gian
    – Đào Xuân Quý – Một quyết định mờ ám
    – Thế Vũ – Điều đáng sợ nhất của văn học
    – Y Điêng,… – Ý kiến ngắn
    – Nguyễn Đình Thi – Trả lời phỏng vấn của báo Tuần tin tức

    – Nguyên Ngọc – Đôi điều cần nói lại
    – Nguyễn Đình Thi – Trả lời

  • PHẦN BỐN
    Tiểu dẫn
    – Thiếu Mai – Nghĩ về một “thời xa vắng” chưa xa
    – Hoàng Ngọc Hiến – Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu
    – Mai Huy Bích – Hôn nhân, gia đình, xã hội
    qua một cuốn tiểu thuyết
    – Nguyễn Hoà – Suy tư từ một Thời xa vắng
    – Vương Trí Nhàn – Một đóng góp vào việc nhận diện
    con người Việt Nam hôm nay
    – Nguyễn Văn Lưu – Nhu cầu nhận thức lại thực tại
    qua một Thời xa vắng
    – Phong Lê – Đọc lại Thời xa vắng của Lê Lựu
    – Lê Thành Nghị – Thời xa vắng, một tâm sự nóng bỏng
    *
    – Đào Hùng – Dương Thu Hương và những bến bờ ảo vọng
    – Nguyễn Khang – Suy nghĩ về tiểu thuyết Bên kia bờ ảo vọng
    – Nguyễn Văn Lưu – Đấy cũng chỉ là một ảo vọng
    – Hoàng Tiến – Về tiểu thuyết Bên kia bờ ảo vọng
    – Nguyễn Tường Lan – Về những nhân vật nữ của Bên kia bờ ảo vọng

    – Đỗ Đức Hiểu – Đọc Dương Thu Hương
    – Phạm Quang Long – Về một tiểu thuyết
    đang có nhiều ý kiến bàn cãi
    – Đặng Anh Đào – Hoài niệm, mặc cảm và định kiến
    trong Những thiên đường mù
    – Đỗ Thị Minh Thuý – Từ Những thiên đường mù,
    nghĩ về sự phản ánh bi kịch xã hội
    *
    – TCVH – Gặp gỡ và trao đổi với Nguyễn Huy Thiệp
    – Vương Trí Nhàn – Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp
    – Đặng Anh Đào – Biển không có thuỷ thần
    – Tạ Ngọc Liễn – Về truyện ngắn Vàng lửa
    của Nguyễn Huy Thiệp
    – Lại Nguyên Ân – Đọc văn phải khác đọc sử
    – Nguyễn Hữu Sơn,
    Trịnh Bá Đĩnh – Về một lối cảm thụ phê bình “bắt vít”
    – Diệp Minh Tuyền – Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới
    – Lê Đình Kỵ – Tướng về hưu, một thành tựu
    không thể phủ nhận
    – Văn Tâm – Đọc Nguyễn Huy Thiệp
    – Lê Xuân Giang – Nhà văn đối thoại, phong cách phúng dụ
    – Hoàng Ngọc Hiến – Tư duy tiểu thuyết và phôn-cơ-lo hiện đại
    – Trương Hồng Quang,
    Nguyễn Mai Xuân – Vàng lửa, “triết học lịch sử”
    hay “văn xuôi nghệ thuật”?
    – Vương Anh Tuấn – Lịch sử trong quan niệm
    của Nguyễn Huy Thiệp
    – Greg Lockhart – Tại sao tôi dịch truyện ngắn
    Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Anh?
    – Nguyễn Văn Lưu – Về những cách đọc văn Nguyễn Huy Thiệp
    – Đỗ Văn Khang – Sự “mơ mộng” và “nghiêm khắc”
    trong truyện ngắn Phẩm tiết
    – Trần Thanh Đạm – Về tính nữ, chữ tâm và lòng nhân ái
    *
    – Đỗ Đức Hiểu – Đọc Phạm Thị Hoài
    – Phạm Phú Phong – Đọc truyện ngắn Phạm Thị Hoài
    – Nguyễn Vạn Phú – Đọc Mê lộ của Phạm Thị Hoài:
    tập études kỹ thuật
    – Lại Nguyên Ân – Những đặc điểm của tiểu thuyết Thiên sứ
    – Đặng Thị Hạnh – Đứa trẻ và thành phố trong Thiên sứ
    *
    – – Thảo luận về tiểu thuyết Những ngày thường
    đã cháy lên của Xuân Cang
    *
    – Trần Bảo Hưng – Đám cười không có giấy giá thú hay
    là những nghịch lý đau xót của thực tại
    – – Thảo luận về tiểu thuyết Đám cưới
    không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng
    – Nguyễn Việt,
    Bùi Kim Chi – Tiểu thuyết Đám cưới
    không có giấy giá thú, khen và chê
    – Lê Thành Nghị – Về người trí thức trong
    Đám cưới không có giấy giá thú
    – Trần Quân – Sao ông Phong Thu lại nhận xét như vậy?
    *
    – Nguyễn Khoa Văn – Đọc tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng
    – Nguyễn Trúc Linh – Những mảnh đời đen trắng,
    – một cuốn sách nhiều lệch lạc
    – (Đỗ Trung Lai ghi) – Toạ đàm về tiểu thuyết
    Những mảnh đời đen trắng
    – Nguyễn Văn Lưu – Đọc tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng
    – Hoàng Dũng – Một cách phê bình đáng lo ngại…
    *
    – Phạm Xuân Nguyên – Vì sao “ly thân”?
    – Nghiêm Thanh,
    Nguyễn Trúc Linh – Một cái nhìn thiên lệch
    trong tiểu thuyết Ly thân
    – Lê Thành Nghị – Nhân đọc Ly thân
    – – Thảo luận về tiểu thuyết Ly thân
    *
    – – Toạ đàm về tiểu thuyết
    Góc tăm tối cuối cùng của Khuất Quang Thuỵ
    – – Trao đổi về tiểu thuyết của Khôi Vũ
    Lời nguyền hai trăm năm
    – Trần Bảo Hưng – Đôi điều về Lời nguyền hai trăm năm
    – – Trao đổi về tiểu thuyết
    Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai
    *
    – Mai Lĩnh – Miền hoang tưởng, – cuốn sách không chỉ bôi đen…
    – Hoàng Hồng Hưng – Vài suy nghĩ chung quanh
    tiểu thuyết Miền hoang tưởng
    – Phan Tứ – Thấy gì qua cuốn Miền hoang tưởng
    – – Thảo luận về tiểu thuyết Miền hoang tưởng
    *
    – Dương Tường – Đọc tập Ngựa biển
    – Hồng Tâm – Xin miễn bình
    – Lê Quang Trang – Sống lại chăng một thứ thơ tắc tị?
    – Đinh Kiều Nguyên – Nhân đọc tập Ngựa biển, nghĩ về sự khen chê
    – Đỗ Mai Hà – Đọc Thơ tình Bùi Chí Vinh
    – Huy Thể – Tình cảm loạn tình trong thơ
    *
    – Nguyễn Khắc Phê – Đôi điều quanh ba cuốn tiểu thuyết vừa được
    giải
    – Nguyễn Phan Hách – Hai bức tranh hiện thực nông thôn
    – Trung Trung Đỉnh – Dương Hướng và Bến không chồng
    – Lê Thành Nghị – Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma
    – – Thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma
    – Hồng Diệu – Về Mảnh đất lắm người nhiều ma
    – Nguyên Ngọc, Từ
    Quốc Hoài, Ngọc
    Anh, Thanh Phước – Về Mảnh đất lắm người nhiều ma
    *
    – Nguyên Ngọc – Cuốn tiểu thuyết về một cuốn tiểu thuyết
    – Đào Hiếu – Thân phận của tình yêu
    – Hoàng Hưng – Xin gọi đúng tên
    – Hoàng Ngọc Hiến – Những nghịch lý của chiến tranh
    – – Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu
    – Đỗ Văn Khang – Nghĩ gì khi đọc tiểu thuyết Thân phận của tình
    yêu?
    – Phạm Xuân Nguyên – Nghĩ gì khi đọc “Nghĩ gì khi đọc Thân phận
    của
    tình yêu”?
    – Đỗ Đức Hiểu – Những nhịp mạnh của tiểu thuyết Thân phận của
    tình yêu
    – Trần Duy Châu – Từ đâu đến “Nỗi buồn chiến tranh”?
    – Phạm Chí Dũng – Suy nghĩ về cái tang tóc của Nỗi buồn chiến
    tranh
    – Nguyễn Quang Sáng – Trả lời phỏng vấn của báo Công an thành
    phố HCM về
    quyển Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
    – Nguyễn Khải – Trả lời phỏng vấn của báo Công an thành phố HCM
    về
    quyển Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
    – Vũ Tú Nam – Trả lời phỏng vấn của báo Công an thành phố HCM về

    cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
    – Nguyễn Thị Ngọc Tú,
    Vũ Quần Phương – Trả lời phỏng vấn của báo Công an thành phố HCM
    về
    cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
    – Nguyễn Đình Ước,
    Huỳnh Khái Vinh – Trả lời phỏng vấn của báo Công an thành phố
    HCM về
    cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
    – Vũ Hạnh – Khi các vị giám khảo xét lại lá phiếu của mình
    – Thanh Lê – Thấm đòn qua Nỗi buồn chiến tranh
    – Linh Hoà – Luận bàn về Nỗi buồn chiến tranh
    -Nguyễn Đình Thi – Trả lời phỏng vấn của báo Công an thành phố
    HCM
    *
    – Huỳnh Như Phương – Một đóng góp vào tiến trình tự ý thức của
    văn học
    – Hà Xuân Trường – Đặc trưng văn học
    – Nguyễn Hoà – Để văn học thật sự là văn học
    – Hoàng Nhân – Lý luận lạc hướng
    – Lã Nguyên – Lý luận văn học phải trở thành lý luận lịch sử
    – Lữ Phương – Về tính đặc trưng của văn nghệ
    – Nguyễn Thanh Hùng – Ở đó còn cả một chân trời
    – Bùi Việt Thắng – Về vấn đề văn học phản ánh hiện thực
    – Trần Đình Sử – Bàn thêm về vấn đề đổi mới lý luận văn học
    – Trần Thanh Đạm – Khái niệm phản ánh hiện thực trong luận đề
    văn học
    phản ánh hiện thực
    – Trần Duy Châu – Mới hay cũ?
    – Phương Lựu – Về cuốn Lý luận và văn học
    – Văn Nghệ – Để lý luận văn học ngày thêm xanh tươi
    – Lại Nguyên Ân – Thêm vài ý kiến vào một cuộc thảo luận
    – (Lê Bình, Tuyết Lộc thuật) – Bàn tròn với Lê Ngọc Trà
    – Lữ Phương – Trả lời tạp chí Cửa Việt
    – Trần Đình Sử – Phản ánh và sáng tạo thực chất là những vấn đề
    học
    thuật nghiêm chỉnh

    PHẦN NĂM
    Tiểu dẫn

    – Phương Lựu – Đối trọng hay hợp lực?
    – Đỗ Văn Khang – Trong văn học cũng không thể để nền dân chủ bị
    lợi dụng
    – Đỗ Quang Lưu – Bà già “hồi xuân” và chuyện… “đổi mới”
    – Tạ Hữu Yên – Với cây bút trên tay
    – Mai Quốc Liên – Vài dòng thời sự văn nghệ
    – Bùi Công Hùng – Những điểm nóng hổi của văn học hôm nay
    – Phạm Hồ – Ai bảo thủ ai cấp tiến?
    – Mai Ngữ – Hãy gọi sự thật bằng cái tên của nó
    – Phạm Tường Hạnh – Về bản lĩnh của nhà văn trước thời cuộc hiện
    nay
    – Lê Ngọc Văn – Những sự thật trong đời sống văn học hiện nay
    – Nguyễn Thanh Hùng – Chơi cũng phải đúng luật
    – Bùi Công Hùng – Sự công bằng trong bình giá văn học
    – Phạm Tiến Duật – Văn nghệ và bạn đọc
    – Bùi Hiển – Công việc viết văn và sự trung thực
    – Nguyễn Văn Lưu – Những ngộ nhận văn chương
    – Tố Hữu – Trường Giang – Trò chuyện về văn học hiện nay
    – Hồng Diệu – Mấy vấn đề của lý luận phê bình văn học
    – Đỗ Văn Khang – Những tham vọng ngoài văn học
    – Lê Xuân Vũ – Đứng vững trên miếng đất của nền văn học cách
    mạng
    – Chu Giang – Tác phẩm văn học và cách đọc?
    – Bùi Công Hùng – Đọc một số tiểu thuyết gần đây
    – Trần Hữu Duy – Về một số bài trên tạp chí Sông Hương số 3
    – Bùi Công Hùng – Phê bình và văn học hôm nay
    – Tạ Hữu Yên – Sông đầy, cây bụ, nụ tươi
    – Phạm Tiến Duật – Về tình hình văn học
    – Nguyễn Văn Lưu – Nghệ thuật “nằm vạ”
    – Bùi Công Hùng – Những vấn đề của thơ hiện nay
    – Mai Quốc Liên – Bàn thêm về thơ, nhà thơ và công chúng
    – (P.V.) – Qua cuộc hội thảo về lý luận phê bình của Hội Nhà văn
    – Nguyễn Văn Lưu – Đổi mới văn học, quan niệm và thực tiễn
    – Vũ Tú Nam – Đôi điều về sách văn học hôm nay
    – Trần Thanh Đạm – Về chiếc khung tranh, chiếc đèn lồng, cái
    bình thường và
    cái phi thường trong văn chương
    – Nguyễn Thư Hùng – Thích bị phê
    – Đỗ Mai Hà – Qua ba cuộc hội thảo văn học
    – Đỗ Văn Khang – “Bước qua lời nguyền” và văn học “sám hối”
    – Hồ Sĩ Vịnh – Vấn đề con người trên sân khấu hôm nay
    – Hồ Sĩ Vịnh – Lý luận phê bình trước những thử thách mới của
    đời
    sống văn nghệ
    – Đỗ Văn Khang – Vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng sa
    sút?
    – Bùi Công Hùng – Sáng tạo nghệ thuật chân chính
    – Hoa Lục Bình – Tự do và tuỳ tiện trong sáng tác
    – Lê Quang Trang – 45 năm văn học, những thành tựu không thể phủ
    nhận
    – P.V. – Họp cộng tác viên về đấu tranh tư tưởng và phê bình
    văn học trong tình hình hiện nay
    – Dũng Hà – Nghĩ về bản lĩnh người cầm bút hôm nay
    PHỤ LỤC
    – Anatoli A. Sokolov – Văn hoá và văn học Việt Nam trong những
    năm đổi mới