Đời sống kinh tế

Đời sống kinh tế

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2019 có những thuận lợi cơ bản như: Tình hình kinh tế – xã hội vẫn duy trì đà tăng trưởng và phát triển, chính trị xã hội ổn định, an sinh xã hội trên địa bàn được bảo đảm.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn như: Sự bất ổn chính trị ở một số nước trên thế giới và trong khu vực còn diễn biến phức tạp. Tình hình sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức… Thời tiết diễn biến phức tạp, dễ phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp … Thị trường tiêu thụ một số sản phẩm nông sản gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh tả lợn Châu Phi đang lây lan tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, làm ảnh hưởng không nhỏ cho ngành chăn nuôi.

Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, UBND huyện đã chủ động quyết liệt trong quản lý và chỉ đạo điều hành. Kinh tế – xã hội của huyện về cơ bản ổn định trên tất cả các lĩnh vực và có bước phát triển. Kết quả ước đạt như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:
1. Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn ước thực hiện (Giá SS 2010) 2.651,6 tỷ đồng, tăng 8,2% so cùng kỳ. (KH 6,7%) (Số liệu Cục thống kê).
Trong đó:
+ Ngành Nông Lâm nghiệp, thuỷ sản 733,3 tỷ đồng, tăng 3,1 % so cùng kỳ. Đạt 99,3% so với kế hoạch (KH 3,8%).
+ Ngành Công nghiệp, xây dựng 956,5 tỷ đồng, tăng 14 % so cùng kỳ. Đạt 104,6% so với kế hoạch (KH 9%)
+ Dịch vụ và thương mại 961,7 tỷ đồng, tăng 6,8 % so cùng kỳ. Đạt 99,9% so với kế hoạch (KH 6,9%).
2. Tổng thu ngân sách huyện trên địa bàn (không bao gồm thu bổ sung từ NS cấp trên) ước đạt: 220,5 tỷ đồng, bằng 91,1% so cùng kỳ; tăng 108,6% so với dự toán năm; Chi ngân sách địa phương 730 tỷ đồng, tăng 50,5% so với dự toán năm.
3. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn: 1.532,3 tỷ đồng, (tăng 4,7% so cùng kỳ, vượt 4,6% so kế hoạch năm).
4. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT: 88% (KH 88%). Đạt kế hoạch.
5. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm (theo tiêu chí mới giai đoạn 2016-2020):
– Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn: 8,53% (KH năm: 9,46%). (Mức giảm 2,69%/1,9% vượt chỉ tiêu kế hoạch 0,79%).
– Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn: 7,35% (KH năm: 9,02%). (Mức giảm 2,22%/1,35% vượt chỉ tiêu kế hoạch 0,87%).
6. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, truyền nghề: 58% (KH năm: 58%) đạt 100%.
Trong đó: Đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, có việc làm: 37,9% (KH năm 37,9%).
7. Số trường đạt chuẩn quốc gia ước đạt: 08 trường (KH: 05 trường, vượt KH).
8. Giao quân đạt 100% kế hoạch.
9. Tỷ lệ đường giao thông đạt cứng hóa: 64,5%. (KH năm là 64%). Đạt 100%
10. Số xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới: 03 xã, đạt kế hoạch.
11. Tỷ lệ chính quyền cơ sở đạt trong sạch vững mạnh đạt: 77,7%/KH 70%, vượt kế hoạch.
12. Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế là: 92,6% (KH 92,6 đạt tiêu chí).
* Tổng số 12/12 chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch.
(Chi tiết các chỉ tiêu khác theo biểu mẫu kèm theo).
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC:
1. Lĩnh vực kinh tế
a) Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản:
Về trồng trọt: Sản xuất nông, lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn do chịu sự ảnh hưởng của thời tiết như: Nền nhiệt độ ấm hơn gây khó khăn cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng; Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn về thời tiết, dịch bệnh song UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện phát triển nông nghiệp, hoàn thành các chỉ tiêu như: Năng suất lúa đạt 57 tạ/ha; ngô 45 tạ/ha…. triển khai các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho nông dân, tiếp tục triển khai và mở rộng thêm diện tích lúa chất lượng cao trên địa bàn một số xã sau dồn đổi.
Về phát triển cây chè và cây lâm nghiệp: Tiếp tục chỉ đạo chăm sóc, thâm canh chè, sản lượng chè tươi ước đạt 17,67 ngàn tấn và triển khai trồng mới được 215,1ha rừng sản xuất trên địa bàn toàn huyện.
Về chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục chuyển biến theo hướng sản xuất an toàn và tập trung. Tuy nhiên trong chăn nuôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phát sinh tại các xã, thị trấn; tính đến thời điểm báo cáo tổng số lợn bị tiêu hủy 7.595 con với số lượng 345,5 tấn.
Về thuỷ sản: Tiếp tục chỉ đạo xây dựng mô hình và khuyến khích các hộ nuôi trồng chuyên canh, kiểm soát nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản nhằm cung ứng nguồn thủy sản có giá trị cao. Diện tích chuyên nuôi thủy sản 695,45 ha, sản lượng thuỷ sản thu hoạch ước đạt 1.970 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng 1.462 tấn.
Tổng giá trị tăng thêm của ngành nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 733,3 tỷ đồng tăng 3,1 % so cùng kỳ.
Công tác phòng chống thiên tai, thủy lợi: Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, chủ động chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống thiên tai. Đã tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại xã Phương Lĩnh vào tháng 5/2019. Chỉ đạo phòng chống thiên tai, huy động vật tư, nhân lực khắc phục sự cố do thiên tai gây ra kịp thời sử lý sự cố sạt lở bờ vở sông tại xã Đỗ Xuyên.
Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y và xây dựng các mô hình được quan tâm chỉ đạo kịp thời. Làm tốt công tác dự tính, dự báo, sâu bệnh, hạn chế tối đa dịch bệnh trên cây trồng, đặc biệt là dịch bệnh vật nuôi. Công tác quản lý dịch vụ nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo sát sao; đồng thời UBND huyện đã triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn sau dồn đổi ruộng đất: phát triển lúa chất lượng cao trên địa bàn các xã Lương Lỗ, Thanh Hà, Sơn Cương, Đỗ Xuyên, Đỗ Sơn.. với quy mô trên 1.200ha; xây dựng các mô hình, các chính sách đầu tư cho nông nghiệp được triển khai đồng bộ, bước đầu dần hình thành các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm cho người dân như: Mô hình công nghệ cao trong sản suất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ ISRAEL triển khai tại Thanh Hà, Mô hình sản xuất cây Gai xanh AP1 tại xã Hoàng Cương, Thanh Xá; Mô hình Phát triển vùng nguyên liệu như Chuối, rau đậu và ngô ngọt với công ty CP xuất nhập khẩu GOC, đây là cơ sở làm tiền đề tạo các vùng sản xuất và liên kết bao tiêu sản phẩm.
b) Sản xuất công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn có bước tăng trưởng khá các ngành công nghiệp sản xuất chủ yếu như xi măng, gạch xây dựng, chế biến gỗ… Ngay từ đầu năm các doanh nghiệp đã sớm triển khai sản xuất, chủ động ký kết các đơn hàng, duy trì sản xuất, vì vậy đã đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động. Mặt khác nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, sức mua của người dân đã tăng trong một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và xây dựng; Một số sản phẩm công nghiệp tăng hơn so cùng kỳ: Sản xuất chè (chè chế biến) 16.500 tấn, tăng 13,8% so cùng kỳ, quần áo 0,7 triệu sản phẩm tăng 7,7% so cùng kỳ.
Tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng là: 956,5 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, tăng 4,6% so với kế hoạch.
Tiếp tục đề xuất mở rộng quy hoạch cụm công nghiệp Bãi Ba – Đông Thành từ 50ha lên thành 75 ha, đề xuất quy hoạch khu công nghiệp huyện Thanh Ba với diện tích 400ha.
Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm cũng như tiếp cận các thị trường, phương thức mới trong quản lý và kinh doanh còn hạn chế. Đặc biệt đợt tăng giá xăng dầu, điện kỳ đầu năm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản xuất, vận chuyển tiêu thụ các sản phẩm.
c) Dịch vụ – Thương mại:
Hoạt động của các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ luôn đổi mới tích cực và có chiều hướng phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước đạt 1.790 tỷ đồng tăng 15,5 % so cùng kỳ; tăng 14,7% so KH. Công tác quản lý kinh doanh được duy trì có nề nếp, hạn chế tình trạng nâng giá, ép giá, bán hàng trôi nổi… Tổ chức tuyên truyền sâu rộng các biện pháp ngăn ngừa các sản phẩm tiêu dùng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tiêu thụ trên thị trường, cũng như yêu cầu các hộ kinh doanh phải cam kết về an toàn thực phẩm. Tổ chức liên kết các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, với người sản xuất để tìm hướng phát triển đầu ra cho các sản phẩm có thế mạnh của địa phương.
Tổng giá trị tăng thêm ngành thương mại, dịch vụ là: 961,7 tỷ đồng tăng 6,8 % so cùng kỳ.
d) Đầu tư – Xây dựng:
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 1.532,3 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ, đạt 104,6% so với kế hoạch. Chỉ đạo và làm tốt công tác thẩm định nguồn vốn, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật. Yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án chuyển tiếp từ năm 2018 kịp thời đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Khởi công các dự án xây dựng có tính chất trọng điểm của huyện như: Tuyến đường vào cụm công nghiệp Bãi Ba – Đông Thành; Hạ tầng sau dồn đổi ruộng đất tại các xã Thanh Hà, Hoàng Cương. Lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án: Đường giao thông xã Sơn Cương, huyện Thanh Ba (tuyến đường nối từ cụm CN Bãi Ba, xã Đông Thành đến QL 2D); Dự án Xử lý khẩn cấp sạt lở bờ, vở sông đê tả Thao, thuộc địa bàn huyện Thanh Ba ….
Đồng hành cùng nhà đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Bãi Ba – Đông Thành đáp ứng quy mô thu hút doanh nghiệp vượt tiến độ đề ra, kịp thời tham mưu với tỉnh điều chỉnh mở rộng quy hoạch cụm công nghiệp cho phù hợp. Tiếp tục thu hút nguồn lực đầu tư các dự án đường giao thông, trường học, trạm y tế… Rà soát và triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình 135 năm 2019. Triển khai và thực hiện tốt các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình 135… định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã theo tiến trình sáp nhập một số xã trên địa bàn huyện.
Đẩy mạnh xây dựng phát triển, quy hoạch mở rộng khu nhà ở đô thị mới (Khu nhà ở Đô thị Thanh Ba tại thị trấn Thanh Ba và xã Đồng Xuân); tiến hành đặt tên đường, tuyến phố, đánh số nhà hình thành khu vực đô thị tại Thanh Ba.
Tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp đủ điều kiện vào đầu tư trên địa bàn (14 doanh nghiệp) như: Cây xăng tại khu 1 Đồng Xuân và Khu 4 Thanh Vân; Bến bãi bốc xếp hàng hoá tại xã Hoàng Cương. Nhà máy sản xuất giày dép xuất khẩu tại xã Thanh Hà, Phòng khám Đa khoa Đồng Phúc. Cửa hàng trưng bày mua bán và sửa chữa ô tô Quang Vương….
e) Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB):
Công tác BT – GPMB trên địa bàn xác định là công tác quan trọng để thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, An ninh, Quốc phòng. Tổ chức triển khai đầy đủ các bước theo đúng trình tự thủ tục khi nhà nước thu hồi đất. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến cho các đối tượng bị thu hồi đất hiểu và chấp hành các chính sách pháp luật của nhà nước.
Kết quả đã và đang triển khai thực hiện 13 dự án phải thu hồi đất. Diện tích đã giải phóng mặt bằng và bàn giao cho chủ đầu tư là 55,27 ha, trong đó có những dự án trọng điểm của huyện, tỉnh (Cụm công nghiệp Bãi Ba – Đông Thành; Tuyến đường vào cụm công nghiệp; Các dự án điện..) với tổng số đối tượng được bồi thường là 428 hộ; kinh phí bồi thường đã được duyệt và chi trả là: 41,67 tỷ đồng. g) Tài nguyên môi trường:
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 22/12/2017 của HĐND huyện về Tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thanh Ba giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Triển khai Quyết định thanh tra công tác Quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường đối với huyện Thanh Ba và các xã: Đỗ Xuyên; Đỗ Sơn; Sơn Cương; Chí Tiên và Thị trấn Thanh Ba của Sở Tài Nguyên và Môi trường . Đoàn Thanh tra của huyện cũng tổ chức thanh tra công tác Quản lý đất đai 2 xã Đồng Xuân, Ninh Dân. Phối hợp với đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên kiểm tra sử dụng đất của các doanh nghiệp được giao đất trên địa bàn huyện từ 2010 đến nay. Hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2018. Công bố công khai kế hoạch, kế hoạch bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2019. Rà soát, bổ sung danh mục phải chuyển mục đích sử dụng đất trình HĐND tỉnh. Triển khai công tác kiểm kê đất đai; Xây dựng bảng giá đất 5 năm theo quy định.
Công tác tuyên truyền Luật Khoáng sản, các chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến lĩnh vực khoáng sản được chú trọng. UBND huyện đã chấp thuận cho 23 trường hợp hạ cốt, san nền với diện tích 17. 952,6m2; khối lượng: 24.282,8m3. Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát được tăng cường, qua kiểm tra đã phát hiện 02 vụ khai thác khoáng sản trái phép tại xã Đỗ Sơn, xã Võ Lao và đã xử lý theo quy định.
Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; Trên cơ sở kế hoạch, sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh, Sở tài nguyên và Môi trường. UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày truyền thống về môi trường như: Ngày Nước thế giới 22/3, Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Ngày Môi trường thế giới 5/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn…v.v.. Hướng dẫn cho các xã, thị trấn các biện pháp tiêu độc, khử trùng, tiêu hủy, chôn lấp đối với dịch tả lợn châu Phi. Trong năm 2019, UBND huyện đã xác nhận được 26 Bản kế hoạch BVMT.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, chuyển nhượng, đăng ký thế chấp qua cơ chế “ Một cửa” được giải quyết nhanh chóng thuận lợi. Kết quả: Số giấy CNQSD đất đã cấp là 2.993 giấy. Đăng ký giao dịch đảm bảo 3.222 trường hợp trong đó: Xóa thế chấp 1.498 hồ sơ; đăng ký thế chấp 1.724 hồ sơ. Không có trường hợp quá hạn.
h) Quản lý, điều hành ngân sách và hoạt động tín dụng, ngân hàng:
Ngay từ đầu năm UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu dự toán ngân sách cho UBND các xã, thị trấn, các ngành, các đơn vị, đảm bảo đúng luật Ngân sách, công khai, dân chủ, sát thực tế.
Tổng thu ngân sách huyện trên địa bàn (không bao gồm thu bổ sung từ NS cấp trên) ước đạt: 220,5 tỷ đồng, bằng 91,1% so cùng kỳ; tăng 108,6% so với dự toán năm. Các khoản thu tập trung chủ yếu: Thu từ doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; thu cấp quyền sử dụng đất, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh.
Chi ngân sách ước đạt: 730 tỷ đồng, các khoản chi đều thực hiện theo đúng dự toán, đúng mục lục ngân sách.
Mạng lưới ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nhân dân tại các xã, thị trấn có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất nhằm thu hút tiền gửi, cho vay đáp ứng cơ bản nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất của nhân dân. Ngân hàng nông nghiệp tổng dư nợ đến thời điểm báo cáo là 1.127 tỷ đồng trong đó nợ xấu 6,5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,58%/tổng dư nợ, tăng 0,13% so với cùng kỳ. Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Ba đã triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi cho vay như cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay… Tổng dư nợ đến thời điểm báo cáo 347,03 tỷ đồng trong đó nợ quá hạn 0,386 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,11%/tổng dư nợ, giảm 0,01% so với cùng kỳ. Tính đến nay trên địa bàn huyện có 05 chi nhánh ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả.
2. Các lĩnh vực xã hội.
a) Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo:
Quy mô, mạng lưới trường, lớp được duy trì; cơ sở vật chất trường, lớp học được nâng cấp theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hoá. UBND huyện tiếp tục đầu tư xây dựng nhà lớp học, nhà điều hành đáp ứng điều kiện giảng dạy và học tập trong các trường. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đề án ” Nâng cao chất lượng giáo dục; đẩy mạnh xây dựng và duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020”; Xây dựng phương án sắp xếp trường lớp học theo phương án sáp nhập các xã trong năm 2019; tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia đạt được nhiều thành tích nổi bật với: 413 giải cấp tỉnh, 33 giải Quốc gia (trong đó 03 Huy chương vàng, 05 huy chương bạc, 06 huy chương đồng và 19 giải khuyến khích). Chất lượng giáo dục toàn diện tiến bộ, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 2 xoá mù chữ đạt chuẩn mức độ 2. Duy trì nề nếp trong công tác dạy và học; thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
b) Công tác Dân số – Y tế, các hoạt động nhân đạo:
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khoá XII “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” và “Về công tác dân số trong tình hình mới”. Thực hiện tốt kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị trạm chuẩn quốc gia về y tế đến năm 2020.
Trung tâm y tế huyện tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất (đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng khu nhà 7 tầng khám, chữa bệnh chất lượng cao; Phòng khám Đa khoa khu vực Thanh Hà), trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sỹ được bổ sung, đào tạo chuyên sâu đảm bảo yêu cầu phục vụ điều trị khám chữa bệnh cho nhân dân, tạo niềm tin cho người bệnh điều trị tại địa phương.
Thường xuyên tuyên truyền và giám sát dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, không có ngộ độc thực phẩm sảy ra. Phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm và các nhà hàng trong dịp Tết Nguyên đán và các đợt tổ chức lễ hội. Qua kiểm tra đã nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện theo đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, khuyết tật. Tiếp tục thực hiện kế hoạch lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.
Tiếp tục tuyên truyền vận động nhằm nâng cao chất lượng dân số, tập trung vào những xã, địa bàn có mức sinh cao có nhiều khó khăn trong công tác dân số KHHGĐ. Tăng cường công tác truyền thông trong vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh và sinh con thứ ba. Các hoạt động từ thiện nhân đạo được tuyên truyền rộng rãi và triển khai có hiệu quả.
c) Văn hoá -Thông tin:
Các hoạt động văn hoá-thông tin-thể thao của huyện đạt được kết quả cao, tập trung tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ quan trọng của huyện, tỉnh. Cổ động phong trào thi đua yêu nước và các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của địa phương. Công tác quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin và truyền thông đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng môi trường văn hoá ổn định, lành mạnh.
Chỉ đạo tổ chức tốt các lễ hội đầu Xuân như: Lễ hội đền Năng Yên (xã Năng Yên) và đền Du Yến (xã Chí Tiên) trong chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam gắn với chương trình “Du lịch về cội nguồn năm 2019” của tỉnh. Tham gia các hoạt động phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội Đền Hùng. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua yêu nước của các ngành, đoàn thể đạt hiệu quả tốt.
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước. Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng chính quyền điện tử.
Công tác truyền thanh, truyền hình luôn bám sát nhiệm vụ tuyên truyền của huyện, hệ thống phát thanh, truyền thanh từ huyện tới xã đã biên tập và phát sóng các tin bài cho công tác chỉ đạo sản xuất, điều hành của địa phương. Duy trì tốt hoạt động của cổng thông tin điện tử huyện Thanh Ba.
d) Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội:
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã được triển khai tích cực. Tổ chức thực hiện tốt chương trình việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề cho nông dân. Trong năm đã giải quyết việc làm cho 2.200 lao động (KH 2.200 lao động), bằng 100% so với cùng kỳ; xuất khẩu 383 lao động (KH 300 lao động) tăng 23,9% so với cùng kỳ.
Làm tốt công tác thực hiện chính sách với người có công, công tác bảo trợ xã hội, tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; Kết quả giải quyết 922 hồ sơ bảo trợ xã hội và chế độ ưu đãi cho 14 trường hợp là con đối tượng chính sách đang đi học. Thăm hỏi và tặng 10.466 xuất quà với trị giá là: 2,95 tỷ đồng các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công nhân dịp tết nguyên đán.
Công tác đảm bảo anh sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tích cực, thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo; Đảm bảo thực hiện chính sách xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa bàn.
3. Công tác cải cách hành chính, xây dựng và củng cố chính quyền:
Công tác cải cách hành chính đã có chuyển biến rõ rệt, tập trung giải quyết các vấn đề then chốt để nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nước huyện Thanh Ba năm 2019. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hiện đại bước đầu hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao công tác cải cách hành chính, nhằm đơn giản các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính phục vụ công dân, các cơ quan, tổ chức.
Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách cho cán bộ từ huyện đến cơ sở. Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ về vị trí công tác phù hợp với chuyên môn, khả năng lĩnh vực thực hiện công vụ. Triển khai thực hiện tốt phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và kế hoạch sắp xếp, sáp nhập khu dân cư. Thực hiện việc sắp xếp 12 đơn vị hành chính thành 04 đơn vị hành chính mới; 95 khu dân cư, thành 43 khu dân cư mới.
Duy trì và thực hiện tốt sự phối hợp giữa UBND với MTTQ và các đoàn thể Chính trị – Xã hội. Hướng dẫn thực hiện về việc đăng ký chính quyền trong sạch vững mạnh, 100% các xã Thị trấn đã đăng ký; quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện có nề nếp; chế độ thông tin báo cáo, công tác giám sát, kiểm tra thực hiện cơ chế, chính sách có tiến bộ. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn đảm bảo sự ổn định lành mạnh theo quy định của pháp luật.
4. Quốc phòng, An ninh chính trị – Trật tự an toàn xã hội.
a) Công tác quân sự địa phương:
Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được thực hiện theo đúng kế hoạch, duy trì trực sẵn sàng chiến đấu. Tổ chức công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, giao quân đúng kế hoạch đủ số lượng và chất lượng cao. Xây dựng kế hoạch công tác hiệp đồng huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên đối với lực lượng dự bị động viên. Xây dựng chương trình huấn luyện, giáo dục quốc phòng an ninh cho các đối tượng. Làm tốt chính sách hậu phương quân đội, chăm lo các gia đình chính sách nhân dịp xuân Kỷ Hợi. Tri ân những tấm lòng hy sinh cao cả của con em nhân dân trong huyện.
b) Công tác đảm bảo an ninh trật tự:
An ninh trật tự trên địa bàn tiếp tục được duy trì ổn định, không có “điểm nóng”; các sự kiện chính trị – văn hoá, xã hội, dịp lễ tết được đảm bảo tuyệt đối an toàn. Tỷ lệ điều tra án đạt 88,7%; trọng án đạt 100%; tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí so với cùng kỳ. Triển khai và thực hiện bố trí công an chính quy tại thị trấn Thanh Ba đúng theo kế hoạch. Các mặt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được tăng cường, đạt hiệu quả cao.
c. Công tác thanh tra tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo:
Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo, giải quyết dứt điểm. Thực hiện theo đúng lịch, huyện và cơ sở trong năm đã tiếp 487 lượt người tăng 126 lượt so cùng kỳ. Toàn huyện đã tiếp nhận 323 đơn tăng 99 đơn so cùng kỳ. Cấp huyện nhận 191 đơn (trong đó có 18 đơn là đơn viết nhiều lần có cùng nội dung) sau khi rà soát chuyển 68 đơn đến các cơ quan liên quan giải quyết theo thẩm quyền; 105 đơn thuộc thẩm quyền UBND huyện giải quyết. Kết quả đã giải quyết xong 94 đơn, 11 đơn đang trong thời gian giải quyết. Nội dung đơn chủ yếu liên quan đến bồi thường GPMB, tranh chấp đất đai và một số nội dung khác. UBND huyện đã chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền cho các đối tượng trên.
5. Kết quả thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Các cấp chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể trên toàn huyện tập trung tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch đề ra.
– Tiếp tục chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với khai thác có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp sau dồn đổi. Áp dụng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn như: Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, mở rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, củ quả tại Thanh Hà; mô hình Liên kết sản xuất chuối tiêu hồng, rau đậu, ngô ngọt và mô hình phát triển cây Gai AP1 với công ty xuất nhập khẩu An phước để bao tiêu sản phẩm cho người dân.
– Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp tập trung để thu hút các nhà đầu tư: UBND huyện đã chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị triển khải thực hiện các dự án có tính trọng điểm như: Tuyến đường vào cụm công nghiệp Bãi Ba – Đông Thành; Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bãi Ba – Đông Thành, đến nay các dự án đang triển khai thi công, đảm bảo theo kế hoạch được duyệt.
– Xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện Quyết định số 953 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020, quyết định số 2076/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc đánh giá khu dân cư nông thôn mới.
Đến nay trên địa bàn huyện có 14/26 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM; xã Sơn Cương và xã Đại An đang tiếp tục thực hiện. Bình quân trên toàn huyện đạt 16,03 tiêu chí, không có xã dưới 10 tiêu chí và có 45 khu dân cư được công nhận đạt chuẩn NTM.
6. Đánh giá chung:
a) Ưu điểm:
Năm 2019 được xác định là năm bứt phá để phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, những cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, cải cách hành chính đã phát huy hiệu quả. 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn đạt 2.651,6 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ (Tỉnh đạt 7,83%). Trong đó có một số chỉ tiêu tăng cao như: Thu ngân sách tăng 108,6%, vốn đầu tư phát triển tăng 4,7%, tỷ lệ hộ nghèo giảm vượt kế hoạch 0,79% (hiện còn 8,53%. Toàn tỉnh là 5,77%). Số trường học đạt chuẩn Quốc gia trong năm 8/KH 5 trường (Toàn tỉnh đạt 32 trường trong năm). Số xã đạt chuẩn NTM đạt kế hoạch, toàn huyện có 14/26 xã đạt chuẩn NTM (Toàn tỉnh đến nay có 105 xã).
Các cấp các ngành đã triển khai đồng bộ kế hoạch PTKTXH năm 2019, trong đó tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm tạo tiền đề để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2019, đã tập trung chỉ đạo sát trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, các chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, huy động các nguồn lực đạt hiệu quả cao, văn hoá xã hội tiếp tục phát triển. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Nhân dân và người lao động phấn khởi nhiệt tình trong lao động, sản xuất sau thực hiện đề án dồn đổi tập trung tích tụ đất đai. Một số ngành được đánh giá là tạo được tiền đề tốt cho sản xuất, kinh doanh trong những năm tiếp tiếp theo (Các cụm công nghiệp; các liên kết). Công tác dự báo dự tính trong sản xuất kinh doanh được chú trọng.
– Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được quan tâm chú trọng nhằm kịp thời khắc phục khó khăn về điều kiện thời tiết. Làm tốt công tác chỉ đạo phát triển mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao với quy mô tập trung đạt kết quả cao cả diện tích, năng suất và giá trị sản xuất. Tích cực phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng và đàn vật nuôi. UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng chống khống chế và tiêu huỷ lợn mắc bệnh dịch lợn tả Châu Phi.
– Sản xuất công nghiệp có bước tăng trưởng khá, tiếp tục thu hút đầu tư trên địa bàn giữ vững vai trò trụ cột phát triển kinh tế của huyện. Chỉ đạo tốt, tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng kịp thời triển khai các dự án trọng điểm theo kế hoạch.
Huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế – xã hội đạt cao, nhất là công tác đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Bãi Ba – Đông Thành; tiếp tục cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị, xây dựng thị trấn văn minh.
– Hoạt động của các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ luôn đổi mới tích cực và có chiều hướng phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước đạt 1.790 tỷ đồng tăng 15,5 % so cùng kỳ; tăng 14,7% so KH.
– Các lĩnh vực VH-XH có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được giữ vững và nâng cao rõ rệt. Cơ sở vật chất trường học, y tế, các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư đúng trọng điểm, đáp ứng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.
– Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hiện đại bước đầu hoạt động có hiệu quả, sử dụng đồng bộ phần mềm quản lý văn bản. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức có thêm các phương tiện để tìm hiểu, trao đổi, tương tác với các cơ quan hành chính của huyện trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính.
– Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại được quan tâm, kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại tạo niềm tin cho nhân dân, không để tình trạng khiếu nại kéo dài, hạn chế khiếu nại vượt cấp.
– Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được thực hiện theo đúng kế hoạch. Các mặt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được tăng cường, đạt hiệu quả cao.
– Công tác phối kết hợp giữa UBND, các ngành chức năng với MTTQ các tổ chức đoàn thể có nhiều đổi mới và tích cực.
b) Tồn tại, hạn chế:
Kinh tế xã hội của huyện tuy phát triển, có tăng trưởng, song chưa ổn định. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp còn hạn chế nhất là doanh nghiệp tư nhân (Chè). Thu ngân sách còn nhiều khó khăn như (thu DNNQD). Sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ mang tính tự cung tự cấp cao, việc liên kết chuỗi bao tiêu sản phẩm chưa thực hiện có hiệu quả. Các ngành dịch vụ trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ nông lâm nghiệp phát triển còn chậm. Tình trạng lấn chiếm đất đai, vi phạm khai thác khoáng sản trên địa bàn vẫn còn xảy ra (như vi phạm khai thác khoáng sản tại xã Đỗ Sơn, Võ Lao).
Các dự án triển khai còn gặp vướng mắc về mặt bằng chưa rứt điểm, ý thức của một số đơn vị, cá nhân tinh thần tự giác chưa cao (Đường 314, cụm CN). Công tác triển khai đấu giá đất chưa đạt kế hoạch. Công tác chỉ đạo và thực hiện duy trì một số tiêu chí xã đạt chuẩn NTM chưa cao.
Công tác chỉ đạo điều hành của một số chính quyền cơ sở còn kém hiệu quả, kỷ cương còn hạn chế. Đặc biệt trong công tác phòng chống khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi ở một số xã như việc chỉ đạo các quy trình tiêu huỷ khi lợn mắc bệnh, chọn địa điểm chôn lấp còn lúng túng, chưa chủ động trong việc chỉ đạo, dẫn đến dịch bệnh tiếp tục lây lan gia tăng, công tác phòng chống dịch hiệu quả chưa cao. Giá cả trong chăn nuôi còn bấp bênh.
Tình hình tội phạm do nguyên nhân xã hội, vi phạm tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật còn diễn biến phức tạp. Xảy ra 06 vụ trọng án, tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ do ý thức của người dân còn xảy ra nhiều.
c) Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại:
* Khách quan: Sự bất ổn chính trị ở một số nước trên thế giới và trong khu vực còn diễn biến phức tạp. Do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến phức tạp, gây khó khăn đến sản xuất nông nghiệp trong những tháng đầu năm. Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trên địa bàn gây thiệt hại không nhỏ trong ngành chăn nuôi. Một số chế độ chính sách của Chính phủ hướng dẫn tổ chức chỉ đạo chưa kịp thời, chưa đồng bộ gây vướng mắc thực hiện ở cấp cơ sở. Thu nhập của một bộ phận không nhỏ người lao động kém ổn định, do biến động việc làm của các tổ chức doanh nghiệp. Các sản phẩm sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp chưa chủ động được yếu tố đầu ra, còn phụ thuộc quá lớn vào cơ sở thu mua, thương lái.
* Chủ quan:
Tính chủ động, năng động, sáng tạo của một số ngành, cơ sở còn yếu; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên còn tồn tại. Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, vai trò của các đoàn thể xã hội đối với công tác phòng chống tội phạm , tệ nạn xã hội còn hạn chế. Ý thức “tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải” của một số cơ quan, đơn vị, một bộ phận quần chúng nhân dân còn chủ quan, thiếu cảnh giác.
Lực lượng lao động sản xuất theo tập quán kém cải tiến trong sản xuất kinh doanh. Thu hút các nhà đầu tư lớn trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Công tác phát triển kinh tế hộ, chuyển dịch cơ cấu cây, con, cơ cấu lao động chưa cao, số ít người dân thiếu mặm mà với đồng ruộng. Chưa phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng NTM.
Năng lực trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ sở còn chưa tốt, chất lượng công tác tuyên truyền còn hạn chế. Tư tưởng phân tán do ảnh hưởng trong việc sáp nhập khu, xã. Công tác phối hợp giữa các ngành, cấp cho công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện còn hạn chế.