Đọc văn khấn ăn hỏi – Gìn giữ nét truyền thống dân tộc
Bài văn khấn ăn hỏi được xem là nghi lễ truyền thống từ xưa đến nay đối với người Việt. Khi hai bên gia đình quyết định tổ chức đám cưới thì ngay trong ngày lễ ăn hỏi cần đọc văn khấn để thông báo tin vui và mời các vị tổ tiên chứng giám cho đôi vợ chồng. Vậy bài văn khấn ăn hỏi như nào là chuẩn nhất. Mời các bạn tham khảo.
Ý nghĩa đọc văn khấn lễ trong ngày ăn hỏi?
Theo quan niệm xưa, bài văn khấn ăn hỏi là thay lời nhắn nhủ, chia sẻ nguyện vọng của người khấn đến ông bà tổ tiên đã khuất. Bài khấn này như lời thông báo chính thức đến gia tiên, lời mời, lời cầu mong sự chúc phúc từ tổ tiên đến đôi vợ chồng mới. Vì thế, đây được xem là nghi lễ quan trọng của đời người, công tác chuẩn bị cũng rất chu đáo và tỉ mỉ.
Công tác chuẩn bị, sắm lễ cho bàn thờ ngày ăn hỏi
Theo phong tục xưa, lễ ăn hỏi thường chuẩn bị những lễ vật cụ thể như: Nhà trai chuẩn bị Mâm xôi, gà luộc cúng Gia thần, để trình báo lên tổ tiên việc trọng đại.
Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái gồm: Có 12 cơi trầu, mứt sen, trà tươi, rượu trắng, thuốc lá, cau tươi bổ làm tư để cả buồng, thiệp vàng. Sau đó nhà gái mang đặt các lễ vật trên bàn thờ để trình báo chuyện vui của con gái.
Nhà gái nhận đủ lễ vật từ nhà trai trong ngày ăn hỏi gồm có: Trầu, cau, rượu, trà, thuốc lá, bánh phu thê, bánh cốm đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên. Sau lễ ăn hỏi sẽ chia cho hàng xóm, người thân và đưa thiệp mời dự đám cưới.
Nội dung bài văn khấn ăn hỏi chuẩn nhất
“Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy tiên họ … chư vị Hương linh”
Khi quyết định tiến tới hôn nhân, bên cạnh đám cưới, việc tiến hành những thủ tục đăng ký kết…
Sau lời kính lạy, người đọc văn khấn cần xưng họ xưng tên của cha mẹ hai họ để ông bà chứng giám:
“Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Tín chủ con có con trai (con gái) kết duyên cùng …
Con của ông bà …
Ngụ tại: …”
Lời khẩn cầu trong bài khấn ngày lễ ăn hỏi
“Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn, trước linh toạ Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, truớc linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu:
Phúc tổ đi lai,
Sinh trai có vợ (dành cho nhà trai),
Sinh gái có chồng (dành cho nhà gái)
Lễ mọn kính dâng,
Duyên lành gặp gỡ,
Giai lão trăm năm,
Vững bền hai họ,
Nghi thất nghi gia,
Có con có của,
Cầm sắt giao hoà,
Trông nhờ phúc Tổ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo.”
12 con giáp nữ sẽ ra dấu hiệu gì khi muốn cùng chàng nên đôi vợ chồng? 12 con giáp nữ sẽ ra dấu hiệu gì khi muốn cùng chàng nên đôi vợ chồng?
12 con giáp nữ hẳn luôn mong muốn mình tìm được một người đàn ông xứng đáng để trao gửi cả đời. Vậy khi đã gặp được người phù hợp, họ sẽ ngầm tỏ ý như thế nào để thể hiện ý muốn của mình?