[Đọc ngay] Bác sĩ Sản khoa chia sẻ kiến thức chuyên sâu về Viêm nhiễm phụ khoa – Chị em nhất định phải đọc!
Nội Dung Chính
1. Viêm nhiễm phụ khoa là gì?
Viêm phụ khoa là cái tên chung cho các loại viêm nhiễm ở bộ phận sinh sản nữ (hay còn gọi là phụ khoa) như viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm tử cung, cổ tử cung, ống dẫn buồng trứng,…
Tuy nhiên vì viêm âm đạo là bệnh phổ biến nhất, thường gặp nhất. Nên người ta thường quy chụp viêm âm đạo là viêm phụ khoa.
Cơ quan sinh dục nữ là hệ thống sinh lý trong trong cơ thể nữ giới có chứa nhiều chức năng phức tạp: giao hợp, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, nuôi cấy thai. Ngoài ra đây còn là nơi đào thải chất thải ra khỏi qua đường thận. Vì vậy mà nếu bộ phận này bị tổn thương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, nhu cầu, cũng như các vấn đề khác liên quan đến thiên chức làm mẹ của mỗi người phụ nữ.
Viêm phụ khoa là gì?
2. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp?
Viêm nhiễm là bệnh phổ biến, xảy ra ở hầu hết các chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào cũng bị viêm và dẫn đến tình trạng trầm trọng. Dưới đây là một số vị trí dễ bị viêm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống chị em như:
– Viêm âm đạo
– Viêm phần phụ
– Viêm tử cung
– Viêm ống dẫn trứng
….
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp?
3. Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa
Theo bác sĩ chuyên khoa Sản bệnh viện Sản trung ương, mỗi loại viêm nhiễm và vị trí khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên nó cũng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu phổ biến nhất như:
3.1 Khí hư bất thường
Khí hư hay còn gọi là huyết trắng hoặc là dịch âm đạo. Bất kỳ chị em nào cũng đều có dịch này, nó giúp giữ ẩm, bôi trơn và bảo vệ âm đạo của chúng ta. Dịch âm đạo có tính acid nhẹ, thông thường pH giao động ở mức 3.8 -4.5 và có màu giống như lòng trắng trứng, sánh dính cao và không có mùi
Khi xảy ra hiện tượng viêm nhiễm, pH âm đạo thay đổi, các lợi khuẩn có trong âm đạo bị tiêu diệt, thay vào đó là các vi khuẩn, vi nấm phát triển mạnh. Lúc đó khí hư bắt đầu có màu lạ: Xanh, vàng, đặc sệt, hoặc màu trăng nhưng là trắng đặc và có mùi tanh khó chịu
Khí hư bất thường
3.2 Ngứa ngáy khó chịu
Ngứa ngáy như là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để phản ứng lại các tác nhân lạ xâm nhập, hoặc đó là tác hại của việc vi khuẩn, nấm phát triển mạnh, chúng đang sinh sôi nảy nở. Nặng hơn có thể xuất hiện các vết bỏng rộp, mẩn ngứa, ban đỏ, dị ưng và sưng tấy
Ngứa ngáy khó chịu âm hộ
3.3 Chảy máu âm đạo bất thường
Nếu không phải đang trong chu kỳ kinh nguyệt, mà xuất hiện máu đi cùng dịch âm đạo, thì chị em nên đi khám ngay nhé. Vì đó là biểu hiện của u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, lạm dụng thuốc tránh thai hoặc do viêm nhiễm nặng. Nói chung rất nguy hiểm nên chị em nên đi khám để được chuẩn đoán và điều trị sớm nhé
4. Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa
4.1 Ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu khiến các bé bị viêm âm đạo là do vệ sinh tầng sinh môn kém, dẫn vi khuẩn, sinh vật lạ bẩn từ tầng sinh môn lên cơ quan sinh sản (ví dụ: Xịt rửa âm hậu hôn từ sau ra trước)
Hóa chất trong bông tắm, xà bông gây viêm ngứa, âm hộ, thường tái phát. Vật thể lạ gây viêm âm đạo không đặc hiệu, tiết dịch âm đạo có lẫn máu
Viêm âm đạo ở trẻ em
4.2 Phụ nữ ở độ tuổi sinh nở
Viêm âm đạo thường do nhiễm trùng:
– Viêm âm đạo do vi khuẩn (thường là Vaginosis): Dịch âm đạo ít, màu xanh xám, mùi hôi tanh, ngứa không phù nề
– Viêm âm đạo do nấm Candida albicans: Kích thích phù nề, ngứa âm đạo, âm hộ. Tiết nhiều dịch, thành mảng, trắng đục, bám vào thành âm đạo. Triệu chứng trầm trọng hơn sau quan hệ và trước chu kỳ kinh nguyệt
– Viêm âm đạo do Trichomonal: Dịch tiết có màu xanh vàng, có bọt, có mùi tanh. Kèm theo đau, phù nề, ban đỏ, ngứa rát
– Vật thể lạ ( Do quên bông vệ sinh hoặc do xịt rửa từ hậu môn lên): Tăng tiết âm đạo nhiều, mùi hôi khó chịu
Phụ nữ ở độ tuổi sinh nở
4.3 Phụ nữ sau mãn kinh
– Viêm teo âm đạo: Khó quan hệ, âm đạo khô, hẹp không có khả năng co bóp
– Ung thư âm đạo, tử cung: Cơn đau âm đạo từ từ, dịch âm đạo nước hoặc máu, đôi khi sút cân
4.4 Ở mọi lứa tuổi
Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể viêm nhiễm do:
– Các lỗ rò rỉ giữa ruột và đường sinh dục (cho phép vi khuẩn từ ruột xâm nhập vào đường sinh dục): Tổn thương sau mổ đẻ, cắt tầng sinh môn
– Xạ trị vùng chậu và các khối u (sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung, phẫu thuật hậu môn,…)
– Viêm âm hộ không nhiễm vi khuẩn: Do phản ứng quá mẫn hoặc kích ứng với các tác nhân lạ như: Thuốc xịt vệ sinh, nước hoa, băng vệ sinh,…
– Tâm lý: Stress mệt mỏi, giảm sức đề kháng
– Sử dụng quần lót ẩm ướt, bó sát vi khuẩn lạ xâm nhập
5. Cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa
5.1 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
Vệ sinh vùng kín là yêu cầu thiết yếu của mỗi người, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vùng kín của chị em. Vì vậy chị em nên cân nhắc khi vệ sinh vùng kín:
– Không vệ sinh quá sơ sài như chỉ làm sạch đơn giản bằng nước. Bởi nước chỉ là một bước cơ bản, không loại sạch được vi khuẩn bám trụ trên làn da “cô bé”
– Không nên vệ sinh vùng kín quá kỹ như thụt rửa sâu bên trong, như vậy sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội cùng bộ phận thụt rửa đi sâu vào bên trong.
– Luôn giữ cho “cô bé” luôn khô ráo, thoáng mát đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt. Thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần
– Không mặc quần quá bó sát gây tổn thương vùng kín, cũng không mặc đồ ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
– Không dùng xà bông sữa tắm các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín
– Không sử dụng chung khăn tắm đồ lót với người khác
– Nên sử dụng “dung dịch vệ sinh phụ nữ” để làm sạch vùng kín
– Rửa từ trước ra sau và không làm theo chiều ngược lại
– Không xịt rửa hậu môn từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh
5.2 Vệ sinh trước và sau khi quan hệ
Sau sinh hay sau quan hệ tình dục là những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào sâu bên trong âm đạo, tử cung. Gây là tình trạng viêm nhiễm, bệnh lậu, giang mai,… Bởi vì vi khuẩn vi nấm đi sâu vào bên trong thì càng khó vệ sinh, khó loại bỏ, nên mức độ nghiêm trọng của nó cũng tăng cao.
Lưu ý để hạn chế lây nhiễm các bệnh viêm nhiễm lây qua đường tình dục. Bạn nên sử dụng bao cao su, vệ sinh vùng kín trước và sau quan hệ tình dục bằng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín. Để đảm bảo giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh
5.3 Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học
Cuộc sống hiện đại với bao nhiêu áp lực, môi trường làm việc căng thẳng. Bạn có thể phải ngồi hàng giờ đồng hồ ở một vị trí. Trang phục công sở gò bó, áp lực công việc gia đình, deadline,… đổ lên đầu bạn. Bạn căng thẳng, ít vận động, đồng thời hay ăn đồ ngọt dầu mỡ có hại cho sức khỏe. Vì vậy sức đề kháng suy giảm, đặc biệt là sản phụ, vì vậy việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và bổ sung chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết
Bạn nên:
– Thường xuyên tập thể dục thể thao
– Bổ sung các chất dinh dưỡng: chất xơ, vitamin,….
– Tránh căng thẳng quá mức
– Ngủ sớm, hạn chế thức khuya
– Dù là bạn đi làm thì cũng nên 1 tiếng đứng dận vận động đi vệ sinh một lần
– Tháp dinh dưỡng mỗi ngày
Tháp dinh dưỡng cho người lớn
5.4 Khám sản khoa định kỳ
Đây là một việc mà chị em phụ nữ Việt hầu như chưa thể giải quyết được. Vì cái tâm lý ái ngại của người Việt, vì việc xem nhẹ hậu quả của nó,… Vì vậy chúng ta cần truyền tai nhau, động viên chị em nên đi khám thường xuyên. Tuy đây là vấn đề nhạy cảm nhưng cũng vô cùng quan trọng, thực ra không ai phán xét gì khi bạn khám phụ khoa đâu. Vì vậy hãy tự tin dũng cảm đi khám nhé. Việc phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp chị em rất nhiều, giảm nguy cơ tiềm ẩn về các vấn đề sinh sản sau này.
Thời gian khám định kỳ: 6 tháng/1 lần
Khám sản khoa định kỳ 6 tháng/lần
6. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Sắc phụ hương
Sắc phụ hương là kết quả của công trình nghiên cứu và phát triển của Tiến sĩ Trần Đức Dũng cùng đội ngũ R&D của công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP – WHO.
Với thành phần hoàn toàn từ Thảo dược tự nhiên: Nghệ vàng, chè xanh, kim ngân hoa, thổ phục linh,… giúp tăng hiệu quả, an toàn cho sản phẩm.
Thành phần có trong Sắc phụ hương
Tại sao chị em không thử dùng Sắc phụ hương nhỉ?
Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm hãy tham khảo “Tại đây”