Đọc chậm 18/2: Hai câu chuyện về Rủi ro Chính trị – Bất động sản của Việt Nam và trần nợ công của Mỹ
Tuần này mình nghĩ chủ điểm mình quan tâm nhất là câu chuyện rủi ro chính trị. Trong đó hai câu chuyện nổi bật lên là bất động sản ở Việt Nam và trần nợ công của Mỹ.
Câu chuyện bất động sản ở Việt Nam
Thấy rõ nhất là câu chuyện của bất động sản ở Việt Nam. Có 2 quan điểm:
Một, không thể giải cứu bất động sản, không thể để mấy ông đó bắt nền kinh tế làm con tin. Ví dụ là bài này.
Hai, phải có một cái nhìn rõ ràng hơn. Để yên không hỗ trợ thì khác gì bảo doanh nghiệp bất động sản “đi chết đi” và sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế, như bài học Trung Quốc mấy năm nay cho thấy. Ví dụ là bài này.
Câu chuyện ở Trung Quốc cho thấy khi bóp quá mạnh sinh khí của thị trường bất động sản nói riêng và đầu cơ tài sản nói chung, giờ khi bơm tiền lại vào nền kinh tế Trung Quốc cũng không nhìn thấy chút khởi sắc thật sự nào. Thị trường CK TQ đang bắt đầu cho thấy sự nghi ngờ khi nhà đầu tư không nhìn thấy sự khởi sắc như kỳ vọng sau khi mở cửa và bơm mạnh tiền vào nền kinh tế. Câu chuyện của Trung Quốc khá thú vị, đồ thị 1 bên dưới cho thấy cung tiền tăng lên, nhưng đồ thị 2 cho thấy tín dụng sau một thời gian tăng trở lại đã hụt hơi và đang mất đà, nhất là mảng cho vay mới “new loans”.
Nói như thằng bạn mình ở Trung Quốc là tình hình chính sách cũng như triển vọng kinh tế còn nhiều bất định thì vay làm gì, còn đã mở ra thông thoáng được thì chẳng cần ai bảo, tự bank và doanh nghiệp kéo nhau lại ngồi làm deal với nhau thôi. Cho nên vấn đề là triển vọng kinh tế, chính sách, môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, niềm tin còn yếu thì bảo tiền nó quay là không thể. Cung tiền tăng lên nhưng vòng quay tiền thấp thì tăng trưởng không bùng nổ nổi.
Tiền tăng nhưng tín dụng không tăng nổi
Vì vậy, trong tuần mình có nhận định như vầy với một tờ báo quen
“Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định, tiến triển tốt, hiện nay vẫn tiếp cận được tín dụng dù lãi vay có nhích lên hơn trước. Ngược lại, khối doanh nghiệp và và nhỏ (SME), doanh nghiệp bất dộng sản là rõ ràng gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng theo nhiều phản ánh. Câu hỏi đặt ra là chính sách nên để sàng lọc tự nhiên, hay cần có hỗ trợ cho các doanh nghiệp này, và nếu hỗ trợ thì hỗ trợ ra sao?
Nếu không có hỗ trợ, đa số các doanh nghiệp SME sẽ không thể chịu đựng nổi sự thanh lọc thuần túy như vậy, và liệu rằng một sự thanh lọc tự nhiên với doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam có thể tạo ra hiệu ứng kéo giảm tăng trưởng kinh tế mạnh như ở Trung Quốc hay không? Ở đây cần có một sự cân bằng giữa các quan điểm là “không hỗ trợ bất động sản”, “không nuôi doanh nghiệp zombie trong nền kinh tế”, với mong muốn giảm lãi suất và giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn. Lựa chọn điểm cân bằng của người làm chính sách ở thời điểm này là khó khăn, nhưng không nên cực đoan nghiêng hết về một bên nào.”
Nhưng vấn đề ở đây là câu chuyện quyết định của chính trị gia. Lên xem câu chuyện này trên VnExpress có bao nhiêu là comment phản đối cứu bất động sản. Bao nhiêu comment đó sẽ chuyển thành biết bao nhiêu thảo luận xung quanh các lãnh đạo, và do đó sẽ khiến cho lựa chọn chính trị trở nên rõ ràng hơn.
Thủ tướng cụ thể hóa nó thành quan điểm:
Không ai giải cứu ai, bất động sản phải giải quyết khó khăn chính mình gây ra.
“Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc làm ăn thua lỗ, không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Vậy liệu quan điểm này có thể thay đổi? Có thể chứ, khi nào mà tác động của sự đi xuống của BĐS quá xấu, ngọn gió quan điểm có thể đổi chiều và những chiếc xe sẽ tự quay.
Nhưng không phải lúc này, nơi mà khắp nơi dư luận sôi sục và chưa ai thấy rõ được tác động của sụt giảm bất động sản đến nền kinh tế như thế nào.
Điều lạ là cả bên kêu và bên phản đối cứu đều không đưa ra được một con số ước tính tác động. Than khóc cũng khóc chay mà phản đối cứu cũng nói chay, không có số liệu ước tính kịch bản gì rõ ràng cả. Cả cái nước Việt Nam mà cái chỉ số giá nhà (house price index) với chỉ số giá nhà/thu nhập còn không ra báo cáo định kỳ được kia mà.
Câu chuyện trần nợ công của Mỹ
Câu chuyện là ở đây:
How the Treasury Delays the $31 Trillion Debt Ceiling | WSJ
Vì sao Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ?
Hầu như năm nào cũng vậy, bà con cũng nói về cái chuyện trần nợ công của Mỹ. Một lần nữa, người ta gọi đây là “sự ngu xuẩn” của chính trị trần nợ công.
The U.S. economy is again being held hostage to our ridiculous federal debt ceiling
2 năm trước: Debt Limit Is Silly And Dangerous
Cũng tương tự như câu chuyện của Việt Nam, logic đằng sau câu chuyện cũng được dẫn dắt bởi vấn đề chính trị. Tính đúng sai của những tranh luận sẽ theo thời điểm mà thay đổi, nhưng rồi chắc chắn một điều, trần nợ công sẽ được đẩy lên, cũng như nguồn cung tài chính và giá bất động sản vậy.
Sự khác biệt là Mỹ tất yếu sẽ nâng trần nợ công vào giữa năm, còn Việt Nam thì không biết chừng nào gió mới đổi chiều cho mấy anh bất động sản.
Đọc thêm trong tuần
Tuần này TBKTSG đăng bài dài của mình về câu chuyện ChatGPT, mà mình nghĩ đang là một bong bóng được bơm lên. Nghĩ chậm về ChatGPT – liệu có phải là một quả bong bóng khác?
Nhà báo Nguyễn Vũ có một bài hay: ChatGPT: Có dữ liệu tốt mới “gột nên hồ”
Một chuỗi bài cũng liên quan đến rủi ro chính trị tuần này là câu chuyện khinh khí cầu do thám Trung-Mỹ.
Do thám khinh khí cầu thật ra không phải chuyện mới: How Spy Balloons Became a Popular Aerial Surveillance Device
Bài bình luận hay về “ESG backlash” của Gillian Tett được chuyển thành video: The ESG investment backlash is beginning to have an impact
Chốt sổ về lạm phát, như tuần trước mình nói, lạm phát sẽ không có dễ giảm nhanh như anh em nghĩ. Lots of investors think inflation is under control. Not so fast
Bọn trẻ mấy nước giàu giờ không thích đi xe hơi như trước Throughout the rich world, the young are falling out of love with cars
Bạn nào muốn nhận list đọc chậm hàng tuần mà chưa đăng ký thì đăng ký theo dõi Substack của mình ở đây nha.
Trang này là free, nhưng khi bạn bấm vào sẽ có mục Pledge, nghĩa là bạn cho biết bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu cho đọc. Cái này là thiết kế mới của Substack, mình không thay đổi được. Bạn có thể chọn “No pledge” là xong, không tốn tiền. Nhưng bạn cũng có thể chọn giá để mình biết bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để đọc “Đọc chậm”. 🙂