Doanh thu là gì? Công thức và tip tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Doanh thu là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh thu càng cao thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nếu bạn chưa hiểu rõ về thuật ngữ này thì đừng bỏ lỡ giải đáp doanh thu là gì trong bài viết dưới đây. Các thông tin về doanh thu và công thức tính doanh thu sẽ được Mona Media cung cấp chi tiết tới bạn.

Doanh thu là gì?

Theo định nghĩa của chuyên ngành kế toán, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán. Doanh thu phát sinh nhờ hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, giúp tăng số vốn chủ sở hữu. Hiểu một cách đơn giản, doanh thu là phần tiền thu được sau khi thực hiện trao đổi, mua bán, cung cấp dịch vụ.

Nhiều người hay nhầm lẫn doanh thu với dòng tiền của doanh nghiệp. Doanh thu là tổng số tiền thu được trong hoạt động kinh doanh, còn dòng tiền bao gồm cả doanh thu và các nguồn tiền khác. Doanh nghiệp dựa vào doanh thu để đưa ra các phương án bán hàng hiệu quả. Trong khi đó, doanh nghiệp căn cứ vào dòng tiền để thanh khoản và quản lý tiền tệ tốt hơn.

Công thức tính doanh thu là gì?

Công thức tính doanh thu là gì?

Công thức tính doanh thu dựa trên giá thành sản phẩm và số lượng bán ra của doanh nghiệp. Công thức này có thể áp dụng cho tất cả hoạt động kinh doanh. Để chi tiết hơn, có thể chia công thức tính doanh thu thành hai loại dưới đây:

  • Công thức tính doanh thu sản phẩm: Doanh thu = Sản lượng x Giá bán sản phẩm
  • Công thức tính doanh thu dịch vụ: Doanh thu = Số lượng khách hàng x Giá thành dịch vụ

Doanh thu có thể bị giảm trừ trong kỳ kế toán do một số nguyên nhân phát sinh. Như khi doanh nghiệp bán một đơn hàng có số lượng sản phẩm lớn thì thường có chiết khấu thương mại để hợp tác lâu dài hơn với bên mua. Trường hợp sản phẩm kém chất lượng, hàng tồn lâu ngày cần giảm giá để bán cũng ảnh hưởng đến doanh thu. Khi đơn hàng bị trả lại do vi phạm hợp đồng, không đúng mẫu mã… thì số tiền doanh nghiệp thu được trong thực tế cũng có sự chênh lệch.

Ý nghĩa của doanh thu đối với doanh nghiệp

Doanh thu phản ánh hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là cơ sở để đưa ra các phương án bù đắp chi phí tiêu hao và tính thuế nộp cho nhà nước. Doanh thu trong giai đoạn cuối của kỳ luân chuyển vốn là tiền đề để tạo nên quá trình tái sản xuất tiếp theo.

Doanh thu đối với doanh nghiệp là một khoản thu để chi trả các chi phí duy trì doanh nghiệp. Bao gồm chi phí thuê mặt bằng, các loại thuế cho nhà nước, chi phí sắm sửa trang thiết bị cho doanh nghiệp… Ngoài ra, doanh thu còn giúp xoay vòng vốn để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định. Doanh thu càng cao chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp càng tốt, có tiềm năng mở rộng và phát triển quy mô doanh nghiệp.

Các loại doanh thu phổ biến

 

Doanh thu trong hoạt động bán hàng

Doanh thu trong hoạt động bán hàng là khoản tiền thu được từ việc mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Loại doanh thu này bao gồm cả nguồn thu chính và nguồn thu phụ. Doanh thu từ hoạt động buôn bán các sản phẩm do chính doanh nghiệp sản xuất giúp đơn vị không bị phụ thuộc vào khoản vay bên ngoài, giảm áp lực trong việc duy trì số vốn của doanh nghiệp.

Doanh thu trong hoạt động tài chính

Doanh thu trong hoạt động tài chính bao gồm số tiền lãi, cổ tức đã được chia lợi nhuận, khoản thu từ việc đầu tư, mua bán chứng khoán. Ngoài ra, doanh thu tài chính còn tính cả phần tiền thu hồi, tiền thanh lý, khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác hay góp vốn liên doanh. Thậm chí tỷ giá hối đoái, chênh lệch ngoại tệ, chuyển nhượng vốn… cũng được tính vào mục doanh thu trong hoạt động tài chính.

Doanh thu từ nội bộ

Doanh thu từ nội bộ chỉ khoản tiền thu được từ các giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp. Chẳng hạn như giao dịch giữa các đơn vị trong cùng công ty, các công ty con trong một tập đoàn. Phần doanh thu này có thể hiểu là sự chuyển giao lợi nhuận từ khu vực này sang khu vực khác, rủi ro chỉ xoay quanh nội bộ nhân viên.

Doanh thu từ các nguồn khác

Doanh thu từ các nguồn thu khác hay còn được gọi là doanh thu bất thường chỉ các nguồn tiền thu được không thường xuyên. Như việc buôn bán vật tư doanh nghiệp, thanh lý tài sản và vật dụng dư thừa, không cần thanh toán một số chi phí khác… Nguồn doanh thu này không ổn định và không chiếm vị trí quan trọng trong số vốn của doanh nghiệp.

Phân biệt doanh thu và thu nhập

Phân biệt doanh thu và thu nhập

Doanh thu thu nhập có khác biệt không là vấn đề nhiều người thắc mắc hiện nay. Nhiều người thường lầm tưởng hai khái niệm này đều chỉ một nội dung nhưng thực tế không phải vậy. Doanh thu bao gồm tất cả tài sản doanh nghiệp thu được trong quá trình kinh doanh. Thu nhập lại được tính bằng cách lấy doanh thu bán hàng trừ đi chi phí tiêu dùng hàng tháng.

Ý nghĩa chính của doanh thu là duy trì hoạt động của doanh nghiệp, chi trả cho việc mua sắm hàng hóa. Trong khi đó, thu nhập là mức giá trị thực mà doanh nghiệp nhận được sau khi trừ đi các chi phí cần thiết. Cả doanh thu và thu nhập đều có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Bật mí cách tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp

Để tăng doanh thu bán hàng một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định được đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm của mình. Từ đó lên kế hoạch quảng cáo – promotion và có chính sách bán hàng tương ứng. Trong quá trình bán hàng, hãy thường xuyên thu thập ý kiến khách hàng để có thay đổi kịp thời với xu hướng xã hội.

Đẩy mạnh các hoạt động bán hàng cũng là một cách tăng doanh thu hiệu quả. Doanh nghiệp nên hướng tới kinh doanh bằng nhiều hình thức và trên các nền tảng khác nhau – omnichanel. Không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ để giá trị mỗi đơn đặt hàng của khách ngày càng tăng cao. Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn việc cắt giảm các chi phí không cần thiết để thúc đẩy doanh thu.

Tham khảo: Chi phí cơ hội trong kinh doanh là gì?

Nội dung bài viết trên đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản về doanh thu và cách tính doanh thu. Hy vọng, qua bài viết bạn đã giải đáp được thắc mắc doanh thu là gì. Theo dõi website Mona.media của chúng tôi để đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác về kinh doanh nhé!

Có thể bạn quan tâm: Cách để tăng doanh số bán hàng online hiệu quả cho doanh nghiệp