Doanh nghiệp xã hội là gì? Những điều bạn nên biết

Bạn thường xuyên được nghe tới tên cụm từ doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, bạn không biết doanh nghiệp xã hội là gì? Nó được thành lập và có vai trò như thế nào với xã hội. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi giải đáp tất tần tật về thắc mắc này. 

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Khái niệm doanh nghiệp xã hội có thể bạn đã được nghe nhắc tới rất nhiều trên các bộ luật. Theo quy định tại Điều 10 của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì một doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp xã hội khi doanh nghiệp này đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản sau:

– Doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật 2014.

– Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.

– Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

Doanh nghiệp xã hội được thành lập theo Điều 10 của Luật doanh nghiệp

Không những thế, các doanh nghiệp xã hội có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 trong suốt quá trình hoạt động. Nếu như các doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển sang hình thức doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội của mình để trở thành các doanh nghiệp bình thường thì doanh nghiệp cần nói phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thay đổi theo các quy định của pháp luật.

– Chủ của doanh nghiệp xã hội hay người quản lý được huy động các khoản tài trợ, huy động xã hội phải định kỳ hằng năm để báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

– Các doanh nghiệp xã hội sẽ được nhà nước có các chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Với những điều kiện, tiêu chí và đặc lợi, ta có thể hiểu đơn giản, doanh nghiệp xã hội là một doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 với mục đích vì cộng đồng, xã hội và trích 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp cho các mục đích vì xã hội, cộng đồng, môi trường như đã cam kết. 

Doanh nghiệp xã hội cũng tương tự giống doanh nghiệp khác, cũng đều được tổ chức, quản lý dưới hình thức doanh nghiệp. Những khác biệt ở chỗ là doanh nghiệp xã hội được thành lập để giải quyết các vấn đề tồn tại như đói nghèo, ô nhiễm, bạo hành, bảo vệ trẻ em, chăm sóc người già.

>> Tiếp cận hoàn hảo chuỗi giá trị của doanh nghiệp

     Liệt kê chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp

Vai trò của doanh nghiệp xã hội với sự phát triển kinh tế

Sự ra đời của doanh nghiệp xã hội có vai trò rất lớn với kinh tế, xã hội của Việt Nam. Những đóng góp của các doanh nghiệp này tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực chính. 

Doanh nghiệp xã hội có vai trò rất quan trọng trong kinh tế, xã hội của đất nước

– Thứ nhất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của cộng đồng có hoàn cảnh éo le như bệnh tật, ốm đau, người mất khả năng lao động, người nhiễm HIV…

– Thứ hai, tạo cơ hội hòa nhập xã hội cho các cá nhân và cộng đồng thông qua các chương trình đào tạo phù hợp, tạo cơ hội việc làm đầy đủ.

– Thứ ba, đưa ra các giải pháp mới cho những vấn đề xã hội chưa được đầu tư rộng rãi như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, tái chế…

Các loại doanh nghiệp xã hội

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể có những loại doanh nghiệp nào.

Doanh nghiệp xã hội  phi lợi nhuận


 

Những doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động dưới các hình thức như trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ… Hầu hết các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận được phát triển từ nền tảng của NGO, xác định được rõ mục tiêu ngay lúc đầu thành lập.

Các doanh nghiệp này đều làm tốt vai trò xúc tác để huy động nguồn lực từ cộng đồng, cải thiện đời sống cho những người bị thiệt thòi. Không những thế, loại hình doanh nghiệp này còn được chia thành 3 nhóm dựa trên phương thức hoạt động, mục tiêu sau đây:

– Doanh nghiệp xã hội cung cấp dịch vụ, sản phẩm có hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và được một bên thứ ba là cộng đồng hoặc nhà đầu tư xã hội tài trợ.

– Doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu đem hàng hóa, dịch vụ tới những người chịu thòi và dễ bị tổn thương về kinh tế.

– Doanh nghiệp tạo việc làm cho những nhóm yếu thế và lề hóa của xã hội như người khuyết tật, người nhiễm HIV, người mù được nhận thêm một phần chi phí của tổ chức.

Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận tác động rất nhiều đến xã hội

Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận

Loại hình doanh nghiệp xã hội được thành lập do các doanh nhân xã hội với sứ mệnh xã hội được công bố rõ ràng. Doanh nghiệp này được xác định rõ ràng sự kết hợp bền vững với mục tiêu kinh tế. Lợi nhuận thu về chủ yếu là tái sử dụng để đầu tư hoặc mở rộng tác động xã hội. Phần lớn các doanh nghiệp xã hội thuộc loại này có thể tự đứng vững bằng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ của họ.

Nhìn chung, doanh nghiệp xã hội là một doanh nghiệp được quản lý và tổ chức để giải quyết các tồn tại của xã hội như nghèo đói, ô nhiễm, bạo lực, dịch bệnh. Với những chia sẻ ở trên, chúng tôi hy vọng các bạn có thêm những thông tin về doanh nghiệp xã hội là gì và các loại hình chủ yếu của doanh nghiệp này.