Doanh nghiệp sản xuất là gì? So sánh DN sản xuất và DN thương mại
5.0/5 (2 votes)
Vai trò của doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường là không thể phủ nhận. Tại đây, diễn ra các hoạt động để tạo ra sản phẩm – cung cấp sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu xã hội. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp sản xuất, đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất qua bài viết dưới đây.
1. Doanh nghiệp sản xuất là gì?
Doanh nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế hợp pháp ra đời với mục đích tận dụng các nguồn lực cần thiết (nhân lực – tài lực – vật lực) tạo ra các sản phẩm hàng hóa đem trao đổi trong dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi người.
Quá trình sản xuất của một doanh nghiệp là sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm.
– Sức lao động: là khả năng của lao động của con người, là sự kết hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình lao động.
– Đối tượng lao động: là những nguyên liệu, thành phần của tự nhiên mà người lao động tác động vào để biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động gồm có 2 loại:
+ Loại có sẵn trong tự nhiên. Chẳng hạn như: khoáng sản, đất đá, thủy hải sản liên quan đến ngành công nghiệp khai thác.
+ Loại đã qua chế biến – có sự tác động của lao động trước đó (ví dụ: thép, phôi, sợi dệt, bông…), là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
– Tư liệu lao động: Trong sản xuất, có hai loại tư liệu lao động là: bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động (ví dụ: máy móc, thiết bị sản xuất…); bộ phận gián tiếp cho quá trình sản xuất (ví dụ: nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông…).
2. Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất
Hãy cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu về các đặc điểm chung về hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nay nhé.
a) Quyết định hoạt động của doanh nghiệp:
Dựa trên những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường mà doanh nghiệp sản xuất đưa ra những quyết định trong việc sản xuất các mặt hàng tiêu dùng ra sao, sản xuất cái gì để cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường.
b) Quy trình sản xuất:
Quy trình sản xuất dựa vào sự kết hợp giữa nguyên vật liệu, nhân công và các trang thiết bị để tạo nên sản phẩm.
c) Chi phí sản xuất:
Là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, gồm chi phí nhân công và nguyên vật liệu hàng hóa để điều hành phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa.
d) Giá thành sản phẩm:
Toàn bộ chi phí để hoàn thành một số lượng hàng hóa nhất định trong thời gian nhất định.
e) Quy trình quản lý doanh nghiệp sản xuất:
Hoạt động Quản lý trong doanh nghiệp sản xuất (Quản lý quy trình sản xuất) có sự tham gia của tất cả các bộ phận tại nhà máy (ban giám đốc nhà máy và các phòng ban, bộ phận trực thuộc), với các công việc tuần tự sau:
-
Bộ phận sản xuất tiếp nhận “kế hoạch sản xuất” từ bộ phận kinh doanh và xây dựng các “kế hoạch sản xuất” chi tiết theo các công đoạn sản xuất.
-
Dựa trên kế hoạch sản xuất, tồn kho nguyên liệu khả dụng sẽ tiến hành dự trù nguyên liệu phục vụ sản xuất.
-
Kiểm tra và theo dõi thời gian dừng máy để dự trù vật tư sửa chữa, bảo dưỡng.
-
Lập các đề nghị mua vật tư, đề nghị xuất/lĩnh vật tư chuyển bộ phận kỹ thuật kiểm tra và gửi về phòng mua hàng.
-
Dựa trên kế hoạch và nguồn lực phù hợp tiến hành lập các “lệnh sản xuất” chuyển tới các phân xưởng, công đoạn sản xuất trong nhà máy để tiến hành quá trình sản xuất.
-
Theo dõi tiến độ, thống kê sản xuất chi tiết theo các kế hoạch sản xuất.
-
Phối kết hợp, kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm hoàn thành.
3. Các loại hình doanh nghiệp sản xuất
Cho dù doanh nghiệp của bạn sản xuất những mặt hàng nào thì khi thành lập doanh nghiệp sản xuất cũng phải lựa chọn một trong những loại hình doanh nghiệp dưới đây:
a) Doanh nghiệp tư nhân
Đây là hình thức doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân toàn quyền quyết định các vấn đề doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
b) Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.
Công ty TNHH một thành viên có ưu điểm là chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi hoạt động công ty. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã góp. Công ty TNHH một thành viên không phát hành được cổ phiếu.
c) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có số thành viên từ 2 đến 50 thành viên góp vốn. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ công ty đã góp. Nhược điểm là cũng hạn chế thành viên, không phát hành được cổ phiếu.
d) Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp của công ty mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người mua cổ phần của công ty gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
Tùy theo số lượng thành viên cùng tham gia sáng lập doanh nghiệp mà có thể lựa chọn một loại hình doanh nghiệp thích hợp nhất cho mình.
4. So sánh doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
Khác với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp, thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng nhằm mục đích thu về lợi nhuận. Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.
Sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại:
Doanh nghiệp sản xuất có yếu tố đầu vào, hữu hình, dự trữ được còn doanh nghiệp thương mại thì không
+ Doanh nghiệp sản xuất có yếu tố đầu ra ổn định với những tiêu chuẩn kiểm duyệt, doanh nghiệp thương mại không đồng đều, ổn định.
+ Doanh nghiệp sản xuất có thể dễ dàng đánh giá về chất lượng
+ Doanh nghiệp sản xuất trả công trực tiếp, doanh nghiệp thương mại trả công gián tiếp
+ Doanh nghiệp sản xuất quan hệ với khách hàng gián tiếp, doanh nghiệp thương mại quan hệ trực tiếp với khách hàng.
Bạn có nhu cầu tư vấn thành lập doanh nghiệp hay gọi ngay 0909 54 8888 để được nhân viên tư vấn chi tiết.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về doanh nghiệp sản xuất, hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến các bạn nhiều thông tin bổ ích.
>> Các bạn xem thêm thành lập công ty cổ phần như thế nào
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp – Thuế – Kế Toán Tân Thành Thịnh
-
Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
-
SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
-
Email: [email protected]
Đăng ký