Doanh nghiệp sản xuất là gì? Đặc điểm và Cách phân biệt doanh nghiệp sản xuất
29/05/2018 04:00 by Admin
Kiến thức về doanh nghiệp sản xuất, các khái niệm, đặc điểm, chức năng của doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra TimeSoft.vn cũng sẽ đưa ra một vài sự so sánh giữa doanh nghiệp sản xuất với các loại hình doanh nghiệp khác.
Khái niệm doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu dùng. Việc sản phẩm được đem bán trên thị trường là hình thức chuyển đổi hình thái giá trị từ H-T. Lĩnh vực này đòi hỏi sự chuyên môn hóa cao để giúp các nhà sản xuất bán được hàng hóa và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh hơn, người tiêu dùng được tiếp cận trực tiếp với sản phẩm nhanh nhất khi có nhu cầu.
Khái niệm doanh nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế hợp pháp. Một loại hình doanh nghiệp được thành lập với mục đích sử dụng các nguồn lực cần thiết (nhân lực – tài lực – vật lực) tạo ra các sản phẩm đem trao đổi trong thương mại, đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con người.
Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất
Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất là gì
Đặc điểm chung về hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất gồm:
1. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp dựa trên những vấn đề chính như: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm?
2. Quy trình sản xuất là một chuỗi các công việc được thực hiện theo thứ tự để tạo ra sản phẩm trên cơ sở kết hợp: nguyên vật liệu; nhân công; máy móc thiết bị; năng lượng và các yếu tố khác.
3. Chi phí sản xuất là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu; chi phí nhân công; chi phí khấu hao máy móc nhà xưởng; chi phí năng lượng; chi phí điều hành và phục vụ sản xuất.
4. Chi phí sản xuất gồm: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (nếu phân theo quan hệ sản phẩm); chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (nếu phân theo các khoản mục).
5. Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất tạo ra lượng sản phẩm hoàn thành (thành phẩm) trong một khoảng thời gian nhất định.
Xem thêm >>
Tìm hiểu cách tính lương công nhân lao động theo từng thang, bậc
So sánh doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại
Khác với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng… vào lĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.
Sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại:
+ Doanh nghiệp sản xuất có yếu tố đầu vào, hữu hình, dự trữ được còn doanh nghiệp thương mại thì không
+ Doanh nghiệp sản xuất có yếu tố đầu ra ổn định với những tiêu chuẩn kiểm duyệt, doanh nghiệp thương mại không đồng đều, ổn định.
+ Doanh nghiệp sản xuất có thể dễ dàng đánh giá về chất lượng
+ Doanh nghiệp sản xuất trả công trực tiếp, doanh nghiệp thương mại trả công gián tiếp
+ Doanh nghiệp sản xuất quan hệ với khách hàng gián tiếp, doanh nghiệp thương mại quan hệ trực tiếp với khách hàng.
So sánh doanh nghiệp xây lắp và doanh nghiệp sản xuất
Một số đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp như sau:
– Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng. Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ.
Mỗi đối tượng xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình, đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kết cấu, hình thức,địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng riêng biệt. Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình và kết cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp. Từ đặc điểm này, kế toán xây dựng xây lắp phải tính đến việc theo dõi ghi nhận chi phí, tính giá thành và tính kết quả thi công cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt ( từng công trình, hạng mục công trình) hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng theo cùng một thiết kế mẫu trên cùng một địa điểm nhất định. Nắm được đặc điểm này, kế toán dễ dàng xác định chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác hơn.
– Đối tượng xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài.
Kỳ tính giá sản phẩm xây lắp không xác định hàng tháng như các loại hình DN khác, mà được xác định tùy thuộc vào dặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ đáp ứng yêu cầu quản trị kịp thời và chặt chẽ chi phí, phản ánh đúng đắn tình hình quản lý và thi công trong từng thời kỳ nhất định. Đồng thời tránh tình trạng căng thẳng vốn đầu tư cho nhà thầu.
– Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yêu tố môi trường trực tiếp, do vậy thi công xây lắp mang tính thời vụ.
Các yếu tố môi trường thời tiết có ảnh hưởng đến kỹ thuật và tiến độ thi công đồng thời nhà thầu còn phải chú ý đến các biện pháp quản lý máy thi công và vật liệu ngoài trời. Việc thi công diễn ra dài và thi công ngoài trời còn tạo nhiều nhân tố gây nên những khoản thiệt hại bất ngờ. Vì vậy kế toán phải chọn những phương pháp hợp lý để xác định những chi phí mang tính chất thời vụ và những thiệt hại một cách đúng đắn.
– Sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động. Sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành vật chất khác.
Trong quá trình thi công nhà thầu phải thường xuyên thay đổi địa điểm, do đó sẽ phát sinh một số chi phí cần thiết như chi phí điều động công nhân, máy thi công, chi phí chuẩn bị mặt bằng… Kế toán phải ghi nhận các chi phí này và tổ chức phân bổ hợp lý.
– Đặc điểm tiêu thụ trong xây lắp:
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ tại chỗ, không nhập kho. Sản phẩm tiêu thụ trong xây lắp vừa là sản phẩm hoàn chỉnh, vừa là sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước. Quá trình tiêu thụ sản phẩm trog xây lắp là quá trình bàn giao sản phẩm xây lắp hoàn thành cho khách hàng.
Hoạt động xây lắp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là tiền đề tạo nên vật chất để phát triển các hoạt động. Vì vậy hiểu được đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp có ảnh hưởng tới công tác kế toán như thế nào sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn.
Và dù là doanh nghiệp nào thì đội ngũ nhân sự vẫn là điều nòng cốt nhất, quyết định sự phát triển của một doanh nghiệp. Bạn có gặp khó khăn khi quản lý nhân sự doanh nghiệp của mình không? Những khó khăn về chấm công nhân viên, quản lý thông tin cá nhân, tính lương và ngày nghỉ, tính toán bảo hiểm và các chế độ phụ cấp?…
Phần mềm quản lý Nhân sự TimeHRM – Giải pháp quản lý nhân sự, tính lương, chấm công hiệu quả nhất cho mọi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, đoàn thể!
TimeHRM có gì? – Cung cấp tới 12 chức năng quản lý nhân sự mở rộng, đáp ứng mọi nhu cầu quản lý, từ quản lý bộ phận, quản lý ngày công, quản lý bảng lương, quản lý bảo hiểm,…Kết hợp với máy chấm công chuyên dụng, TimeHRM chắc chắn sẽ là sự lựa chọn thông minh nhất của người quản lý!