Doanh nghiệp nhà nước là gì? Điểm nổi bật doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước hiện là đơn vị kinh doanh giữ vai trò then chốt trong cơ cấu nền kinh tế, là đối tác tiềm năng của các doanh nghiệp tư nhân. HGP Law với gần 10 năm tư vấn

hiện là đơn vị kinh doanh giữ vai trò then chốt trong cơ cấu nền kinh tế, là đối tác tiềm năng của các doanh nghiệp tư nhân. HGP Law với gần 10 năm tư vấn thành lập công ty sẽ cung cấp cho bạn bài viết toàn diện về những nội dung Doanh nghiệp nhà nước là gì? Doanh nghiệp nhà nước có đặc điểm gì nổi bật? Ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước như thế nào so với các loại hình doanh nghiệp tư nhân theo luật doanh nghiệp hiện hành.

=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?

I. Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Theo Luật doanh nghiệp định nghĩa Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, quản lý theo hai mô hình. Thứ nhất là mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; thứ hai là mô hình hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Hỏi đáp:

Có một số bạn đọc hỏi: Công ty Cổ phần Bia rượu giải khát Hà Nội và Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (Mobifone) có phải công ty nhà nước không?

Trả lời:

Đối với Công ty Cổ Phần Bia rượu giải khát  Hà Nội là công ty cổ phần, trong đó nhà nước sở hữu một phần vốn chi phối trong công ty => Không phải là Doanh nghiệp nhà nước. Đối với Công ty Mobifone là doanh nghiệp do Bộ thông tin và truyền thông nắm 100% vốn điều lệ => Doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước

=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

II. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

  1. Chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước
  2. Hoạt động dưới loại hình công ty trách hữu hạn, tuy nhiên do loại hình doanh nghiệp này đặc thù nên vẫn còn tồn tại tên gọi khác nhau như Tổng công ty hay Tập đoàn
  3. Mô hình quản lý gồm chủ tịch công ty hoặc hội đồng thành viên. Nhưng chủ yếu hoạt động theo mô hình hội đồng thành viên là cơ quan chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động
  4. Trách nhiệm đối với tài sản, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ như đối với loại hình công ty TNHH  khác
  5. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm cấp đăng ký kinh doanh
  6. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ về quản lý tổ chức sử dụng vốn nhà nước theo quy trình; Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước; Luật doanh nghiệp; Luật đầu tư và các văn bản khác

=> Tham khảo bài viết quy định Doanh nghiệp là gì?

III. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước dưới mô hình hội đồng thành viên

1. Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước

  1. Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty theo quy định của Luật và cơ quan chủ sở hữu công ty giao theo quyết định thành lập
  2. Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước bao gồm Chủ tịch, Tổng giám đốc và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách và do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc khen thưởng, kỷ luật.
  3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch, Tổng giám đốc và thành viên khác trong doanh nghiệp nhà nước không quá 05 năm, được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ.

2. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước

  1. Hội đồng thành viên nhân danh doanh nghiệp nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu là cơ quan chủ quản
  2. Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
  • Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;
  • Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty;
  • Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, quyết định thành lập và Điều lệ công ty.

=> Tham khảo dịch vụ luật sư tư vấn

3. Tiêu chuẩn và điều kiện là thành viên của doanh nghiệp nhà nước

  1. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
  3. Không phải là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên.
  4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
  5. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại quyết định thành lập, điều lệ công ty.

4. Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước

  1. Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty của công ty mình và các doanh nghiệp khác (bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước khác).
  2. Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước có quyền và nghĩa vụ sau đây:
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng quý và hàng năm của Hội đồng thành viên;
  • Chuẩn bị chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến Hội đồng thành viên;
  • Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên;
  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết của cơ quan đại diện chủ sở hữu và nghị quyết Hội đồng thành viên;
  • Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của công ty, kết quả quản lý điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
  • Tổ chức công bố, công khai thông tin về công ty theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, quyết định thành lập, điều lệ công ty

=> Tham khảo dịch vụ luật sư Doanh nghiệp

IV. Ưu, nhược điểm của Doanh nghiệp nhà nước với loại hình doanh nghiệp khác

Thứ nhất, về chế độ một chủ sở hữu: Nhà nước nắm toàn bộ vốn điều lệ, quyết định được toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp tư nhân thường nhiều chủ sở hữu, nhiều quan điểm khác nhau trong quản lý vận hành

Thứ hai, về quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước có quy mô rất lớn, tập trung vào những ngành then chốt, thiết yếu của Quốc gia, nhằm để kiểm soát các hoạt động kinh doanh, giá cả, thị trường của ngành lĩnh vực này. Thường doanh nghiệp nhà nước kinh doanh lĩnh vực độc quyền, không có cạnh tranh. còn Doanh nghiệp tư nhân: quy mô từ nhỏ đến lớn, phân tán trên nhiều loại ngành nghề khác nhau.

Thứ ba, về quản lý tài chính: Doanh nghiệp nhà nước chịu sự quản lý, điều tiết, giám sát của cơ quan chủ quản, theo quy định của luật pháp, dẫn đến cứng nhắc trong các hoạt động chi tiêu. Nhưng dễ bị làm sai lệch do nhóm đối tượng có động cơ mục đích tư lợi. Doanh nghiệp tư nhân quản lý theo ý kiến chủ quan của một hoặc nhóm người như giám sát trực tiếp, rất chặt chẽ, hạn chế tham ô

Thứ tư, về mặt pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước sẽ được ưu tiên về điều kiện chính sách, ưu tiên về vấn đề công nghệ, bao cấp, được chậm nộp thuế thậm chí có thể sẽ miễn thuế, hoãn nợ từ chính phủ, cơ quan chủ quản. Còn doanh nghiệp tư nhân thì tự lực, chủ động theo thị trường

Thứ năm, về chất lượng dịch vụ: Vì tính cạnh tranh cao nên khối doanh nghiệp tư nhân luôn nâng cao, hoàn thiện chất lượng dịch vụ để giữ khách hàng nên sẽ tốt hơn khối doanh nghiệp nhà nước. Lĩnh vực kinh doanh của khối doanh nghiệp nhà nước thường là độc quyền nên không chú trọng đến khâu chăm sóc khách hàng

Thứ sáu, về giá dịch vụ, sản phẩm: Mặc dù vẫn bị kiểm soát giá từ chính phủ nhưng doanh nghiệp nhà nước thường vẫn giữ giá thành sản phẩm ở mức cao do tính độc quyền, còn doanh nghiệp tư nhân luôn đa dạng về giá thành sản phẩm dịch vụ, để cạnh tranh với đối thủ, nên có lợi cho khách hàng người tiêu dùng

Thứ bảy, tính linh hoạt trong sự thay đổi: Do doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo quy trình, quy định của pháp luật cứng nhắc nên khi có thay đổi điều chỉnh thường khó, không linh hoạt như khối doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân luôn phải thay đổi điều chỉnh linh hoạt nhanh để thích hứng với thị trường, cắt giảm những điều không hợp lý

V. Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước

Doanh  nghiệp nhà nước thành lập theo trình tự, thủ tục như đối với doanh nghiệp tư nhân khác, nhưng về thành phần hồ sơ của doanh nghiệp nhà nước sẽ phải kèm theo Quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty

1. Một số loại hình doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu

TẬP ĐOÀN VIETTEL

  • Chủ sở hữu: Bộ Quốc Phòng
  • Năm thành lập: 1989
  • Trụ sở: Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tập Đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân Đội (Viettel)

TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

  • Chủ sở hữu: Chính phủ Việt Nam
  • Thành lập năm: 2006
  • Địa chỉ: 18 Láng Hạ, phường Láng Hạ, Q Đóng Đa, TP Hà Nội, Việt Nam 

=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm


(Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam)

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC

  • Chủ sở hữu: Chính phú Việt Nam
  • Thành lập năm: 1995
  • Địa chỉ: 11 Cửa Bắc, P Trúc Bạch, Q Ba Đình, TP Hà Nội, Việt Nam


(Tập Đoàn Điện lực Việt Nam)

VI. Một số loại hình Doanh nghiệp có vốn chi phối của nhà nước, nhưng không phải doanh nghiệp nhà nước

Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (VCB)

Một trong những ngân hàng thương mại cổ phần trong đó nhà nước chiếm phần lớn vốn điều lệ chi phối hoạt động

Thành lập năm 1963

Ảnh minh họa

Công ty cảng hàng không việt nam

  • Công ty thiết yếu của nên kinh tế nhà nước nắm phần lớn cổ phần chi phối, kiểm soát hoạt động
  • Thành lập năm 2012
  • Nhà nước sở hữu 95,4 % vốn điều lệ


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tổng Công ty Vinaconex

  • Công ty cần thiết để đầu tư và phát triển xây dựng hạ tầng khi tế nhà nước cũng đầu tư và nắm chi phối để hỗ trợ nền kinh tế sau đó dần dần thoái vốn nhà nước để khối tư nhân có năng lựng tham gia vận hành phát triển
  • Thành lập năm 1988
  • Nhà nước sở hữu 57,79 % vốn điều lệ

 
Ảnh minh họa

Trên đây là những thông tin, kiến thức giúp bạn đọc hiểu hơn về doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra HGP Law biên tập bài viết hữu ích khác bạn đọc có thể tham khảo

Tham khảo bài viết:

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm:

5

/5

Dựa trên

3

Đánh giá





CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Hà Nội

Hà Nội

Luật sư, Doanh nghiệp, SHTT
Hotline:

0973931600

Email:

[email protected]

Kế toán

Kế toán

kê khai, báo cáo thuế
Hotline:

0981 545 400

Email:

[email protected]

Quảng Ninh

Quảng Ninh

Doanh nghiệp, đầu tư, giấy phép
Hotline:

098 456 0266

Email:

[email protected]

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch