Doanh nghiệp nhà nước là gì? Các loại hình phổ biến hiện nay

Doanh nghiệp nhà nước là gì chỉ một loại hình doanh nghiệp trực thuộc nhà nước xét theo quy định của pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp nhà nước thường nắm giữ các thành phần kinh tế quan trọng nhất của đất nước như dầu khí, viễn thông, điện lực, khoáng sản, hàng không…. Vậy doanh nghiệp này có những đặc điểm và cách phân loại như thế nào? Hãy cùng Tax Plus làm rõ qua bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

doanh nghiep nha nuoc

1. Khái niệm chung

Trên thế giới có nhiều quy định về loại hình doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, Liên hợp quốc định nghĩa rằng: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc một phần và kiểm soát ở một mức độ nào đó. Theo định nghĩa này, Liên hợp quốc coi trọng quyền sở hữu và quyền kiểm soát của chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước”.

Ngân hàng Thế giới (Word Bank Group) lại có tiêu chí xác định là “doanh nghiệp nhà nước là các tác nhân kinh tế do chính phủ sở hữu hoặc kiểm soát, một số trong số đó có được phần lớn thu nhập từ việc bán hàng hóa và dịch vụ”.

Trước nhiều quy định khác nhau, các tổ tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới đã thống nhất đưa ra một định nghĩa chung như sau: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong đó chính phủ sở hữu toàn bộ hoặc phần lớn vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này thuộc sở hữu nhà nước hoặc phần lớn thuộc sở hữu nhà nước. Nói cách khác, nhà nước có thể gây ảnh hưởng chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với doanh nghiệp đó.

2. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

Căn cứ vào các quy định nêu trên, doanh nghiệp nhà nước là gì là một bộ phận của nền kinh tế nhà nước và được xác định là luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, khái niệm doanh nghiệp nhà nước trong các văn bản pháp luật đã thay đổi theo thời gian.

Theo quy định tại Điều 11 Điều 4 Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, doanh nghiệp nhà nước bao gồm các công ty mà nhà nước sở hữu từ 50% vốn đăng ký trở lên. Tổng số cổ phần quyền biểu quyết được quy định Điều 88 của Luật Doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu hạn… mà nhà nước sở hữu toàn bộ vốn sáng lập hoặc nắm giữ cổ phần, phần vốn góp chi phối.

🆘 Xem thêm

Phân loại doanh nghiệp nhà nước

doanh nghiep nha nuoc 1

1. Dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các hình thức doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước độc lập, có toàn bộ vốn sáng lập.
  • Công ty cổ phần nhà nước: Công ty có tất cả các cổ đông là doanh nghiệp nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước uỷ quyền cung cấp vốn. Công ty cổ phần nhà nước được tổ chức, hoạt động dựa trên Luật doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu: Đây là công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước sở hữu toàn bộ vốn sáng lập.
  • Công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên: Tất cả thành viên là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước: Công ty mà cổ phần hoặc phần vốn do Nhà nước bảo trợ chiếm trên 50% vốn ban đầu và nhà nước có quyền kiểm soát chính.

2. Dựa theo nguồn vốn

  • Doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn bao gồm công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước , công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên.
  • Doanh nghiệp do nhà nước có phần góp vốn bao gồm công ty cổ phần nhà nước mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu , công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước chiếm trên 50% vốn góp.

3. Dựa theo mô hình tổ chức quản lý

  • Doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị là cơ quan đại diện pháp luật cho doanh nghiệp nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước.
  • Doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị, vị trí giám đốc doanh nghiệp được nhà nước bổ nhiệm để điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

doanh nghiep nha nuoc 2

1. Chủ đầu tư

Nhà nước hoặc nhà nước với tổ chức, cá nhân khác là nhà đầu tư duy nhất vào công ty nhà nước. Theo đó, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp.

Nhà nước có quyền quyết định thành lập, tái cơ cấu và xử lý, xác định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính. Đồng thời, nhà nước cũng quyết định về mô hình tổ chức và quản lý, quyết định giải thể, theo dõi và kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.

2. Sở hữu vốn

Nhà nước sở hữu toàn bộ (100%) vốn ban đầu hoặc sở hữu vốn góp chi phối (trên 50% và dưới 100% vốn ban đầu).

3. Hình thức tồn tại

Có nhiều hình thức tồn tại trong doanh nghiệp nhà nước. Nếu 100% vốn nhà nước thì các loại hình doanh nghiệp sẽ là doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, xí nghiệp.

Nếu công ty nắm giữ từ 50% vốn ban đầu trở lên thuộc sở hữu của quốc gia thì công ty đó có thể tồn tại dưới các loại hình công ty là tổng công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Tài sản và Trách nhiệm

Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản đưa vào công ty làm vốn.

5. Tư cách pháp lý

Doanh nghiệp nhà nước được công nhận tư cách pháp lý. Các loại hình doanh nghiệp nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Thách thức đối với doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh hiện nay

doanh nghiep nha nuoc 3 scaled

1. Năng lực và nguồn lực của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam còn hạn chế

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ số, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông là mối quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo khảo sát năm 2019 của Bộ Công Thương, tỷ lệ các công ty nhà nước đang gặp khó khăn trong việc thuê lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đang dao động khoảng 30%. Con số này không thay đổi từ năm 2018. Ngoài ra, 28% các công ty nói rằng rất khó để thuê nhân công có kỹ năng này (thống kê năm 2017 là 31% và năm 2016 là 29%)

Báo cáo của Hiệp hội Phần mềm Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (Vinasa) nhân Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020 cũng cho biết: 69% doanh nghiệp nhà nước được khảo sát không biết đối tác nào thực hiện chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ đâu và 92% không biết cách chuyển đổi.

2. Những thách thức của chiến lược phát triển kinh tế

Đứng trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang đưa nền kinh tế toàn cầu chuyển dịch sang nền kinh tế thông minh, các nhóm doanh nghiệp nhà nước buộc phải thay đổi chiến lược phát triển từ khai thác tài nguyên sang đổi mới, sáng tạo.

Bởi lẽ, cách mạng 4.0 được thúc đẩy sự phát triển không hạn chế về nguồn lực và tăng cường khoa học, công nghệ. Thế nhưng, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam hiện nay đều phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than, khoáng sản, rừng.

Vì vậy, nếu không nhanh chóng thích ứng, các đơn vị kinh doanh sẽ tụt hậu và lãng quên. Sự xuất hiện của những công ty khởi nghiệp sáng tạo cùng một số đối thủ nước ngoài sẽ khiến doanh nghiệp nhà nước đánh mất lợi thể cạnh tranh.

3. Mô hình hoạt động và các vấn đề quản trị

Tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò là “đầu tàu” trong nền kinh tế quốc dân, vì vậy họ cần phải chủ động thay đổi mô hình hoạt động và quản trị để cạnh tranh bình đẳng với các công ty nước ngoài. Mặt khác, doanh nghiệp nhà nước cũng phải quyết liệt hơn bằng cách xác định lĩnh vực kinh tế – xã hội và lĩnh vực phát triển công nghệ nhằm tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phù hợp.

4. Thách thức đối với môi trường kinh doanh

Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện. Theo đánh giá, Việt Nam được xếp hạng 60/130 vào năm 2016-2017 và xếp thứ 55/137 vào năm 2017-2018 về năng lực cạnh tranh quốc tế theo Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu. Điều này phần nào hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ của nền kinh tế.

Do đó, các doanh nghiệp nhà nước cần đẩy mạnh chuyển dịch, học hỏi thêm những thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ hơn.

🆘 Xem thêm

Lời kết

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu mô hình doanh nghiệp nhà nước là gì, các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại mới. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về quản lý, điều hành doanh nghiệp, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của Tax Plus Blog.