Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân? – TRÍ LUẬT

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của các nhà đầu tư khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Trí Luật tìm hiểu nhé!
 

Giải đáp doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?
Loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân là gì?

Tư cách pháp nhân được hiểu là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức hoặc nhóm người có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tư cách pháp nhân mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Những lợi ích mà tư cách pháp nhân mang đến cho doanh nghiệp cụ thể như sau:

  • Giúp tạo sự ổn định. Pháp nhân không gặp phải những sự thay đổi bất ngờ. Đồng thời, các hoạt động của pháp nhân sẽ kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với từng thành viên.
  • Khi có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp sẽ được pháp luật thừa nhận là một chủ thể pháp lý. Qua đó, doanh nghiệp có thể tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ một cách độc lập.
  • Trong các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tài sản của doanh nghiệp được tách bạch với tài sản của chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn; chủ sở hữu, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp vào các pháp nhân. Điều này sẽ hạn chế rủi ro đối với các chủ sở hữu hoặc các thành viên góp vốn khi tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh; tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư và góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội . .

Tóm lại, tư cách pháp nhân giúp doanh nghiệp trở nên uy tín hơn trong mắt đối tác, dễ dàng tham gia các giao dịch và hoạt động kinh doanh hơn.
 

Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân?
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tạo được sự uy tín và tin tưởng cao với đối tác

 

*** Tham khảo thêm: Hình thức chia cổ tức bằng tiền mặt là gì?

Như thế nào là tổ chức không có tư cách pháp nhân?

Để biết tổ chức nào không có tư cách pháp nhân chúng ta cần dựa theo 4 điều kiện sau:

  • Tổ chức, doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp theo quy định của Pháp luật.
  • Tổ chức phải có cơ cấu tổ chặt chẽ bao gồm cơ quan điều hành và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
  • Pháp nhân phải nhân danh chính mình khi tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp không đáp ứng được đầy đủ bốn điều kiện như trên thì không được coi là tư cách pháp nhân.

Loại doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, các tổ chức có tư cách pháp nhân bao gồm:

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Công ty TNHH MTV.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.

Các tổ chức này được công nhận là pháp nhân ngay sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

Điển hình của loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. Căn cứ theo Quy định tại Khoản 1 Điều 188 của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân (viết tắt là DNTN) do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng chính toàn bộ tài sản của mình.
  • DNTN trong quá trình hoạt động không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một và không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • DNTN không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, vốn góp trong công ty TNHH, công ty cổ phần hay công ty hợp danh.

Dựa trên những cơ sở này cùng các điều kiện về pháp nhân, có thể thấy, DNTN là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp sẽ là người chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi thành lập, DNTN sẽ có khả năng chịu mọi rủi ro cao nhưng bù lại sẽ nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.
 

Tổ chức không có tư cách pháp nhân
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

 

*** Có thể bạn đang cần: Tìm hiểu về cổ phiếu thưởng

Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không?

Theo Điều 84 của Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân được quy định như sau:

  • Chi nhánh, văn phòng đại diện chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  • Chi nhánh, đại diện có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
  • Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của pháp nhân phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  • Người đứng đầu chi nhánh và văn phòng đại diện phải thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong thời hạn và phạm vi được ủy quyền.
  • Pháp nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các giao dịch dân sự do chi nhánh hoặc văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Như vậy, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện là tổ chức không có tư cách pháp nhân mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân. Nhiệm vụ chính là thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
 

Trên đây là những giải đáp chi tiết về vấn đề doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan nào khác đến doanh nghiệp hoặc cần được hỗ trợ các thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ ngay cho Trí Luật qua hotline (028) 7304 5969 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!