Doanh nghiệp mới thành lập năm 2022 cần làm những gì?

Tổng hợp những thủ tục cần làm đối với doanh nghiệp mới thành lập năm 2022 để quý khách hàng rà soát và thực hiện cho đúng. 

Doanh nghiệp mới thành lập năm 2022 cần thực hiện công việc sau:

Tên công việc


Hạn nộp

  • Nộp tờ khai lệ phí môn bài
  • Nộp lệ phí môn bài     2.000.000đ -> 3.000.000đ
  • Nộp tờ khai thuế GTGT quý 4/2022
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 4/2022
  • Nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN 2022
  • Nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN 2022
  • Nộp báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư

30/01/2023

Nộp Báo cáo tài chính năm 2022

30/03/2023

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những thủ tục gì?

Luật Trí Nam tổng hợp những thủ tục doanh nghiệp mới thành lập cần làm để Quý doanh nghiệp kiểm tra xem hiện tại doanh nghiệp mình đã chấp hành đúng và đủ chưa.

  • Đăng công bố thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung đã đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.

  • Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Hồ sơ kê khai thuế ban đầu nộp tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Danh mục hồ sơ cần nộp phụ thuộc vào thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp chưa đăng ký và cần hoàn thiện nốt. Bao gồm:

  1. Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;
  2. Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
  3. Quyết định bổ nhiệm kế toán;
  4. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
  5. Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.

Trường hợp các thông tin đã được đăng ký khi thành lập doanh nghiệp và được Phòng ĐKKD chuyển thông tin cho cơ quan thuế thì không phải đăng ký lại.

  • Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp có nghĩa vụ:

  1. Mở ít nhất một tài khoản giao dịch bằng VND để thực hiện chuyển khoản cho các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên.
  2. Mở ít nhất một tài khoản vốn đầu tư đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
  3. Ngoài ra để tiện cho giao dịch kinh doanh thì doanh nghiệp được quyền mở nhiều tài khoản trong đó bao gồm cả tài khoản ngoại tệ.

Sau khi mở tài khoản doanh nghiệp thông báo tới cơ quan quản lý thuế về các tài khoản ngân hàng sử dụng trong kinh doanh bằng mẫu 08-MST.

  • Mua chữ ký số và đăng ký khai, nộp thuế online

Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token với hình dáng giống usb, được xem như công cụ điện tử quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, bảo hiểm xã hội… mà không cần mất thời gian đi lại, in ấn, đóng dấu…

Tương tự như tài khoản ngân hàng, một doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng một chữ ký số chỉ dùng cho một doanh nghiệp.

  • Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính

Ngay khi bắt đầu đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần tiến hành làm bảng hiệu và treo tại địa chỉ trụ sở chính của công ty. Kích cỡ bảng hiệu không quy nhưng trên bảng hiệu phải có những thông tin về: (tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số doanh nghiệp).

Việc treo bảng hiệu địa chỉ công ty tại trụ sở phải chính xác theo nội dung đăng ký kinh doanh. Tránh trường hợp cán bộ thuế đột xuất đi kiểm tra. Nếu không có bảng hiệu có quyền ra quyết định công ty bạn không hoạt động tại trụ sở đăng ký. Và ra quyết định doanh nghiêp bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng  đến việc kinh doanh và xuất hóa đơn của doanh nghiệp.

Và đồng thời, theo thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 1/6/2014, biển hiệu công ty là điều kiện cần để có thể thực hiện thủ tục đề nghị sử dụng hoá đơn điện tử lần đầu.

  • Thông báo sử dụng hóa đơn điện tử

Hiện nay việc sử dụng hóa đơn điện tử là bắt buộc. Bạn liên hệ với một số nhà mạng cung cấp hóa đơn điện tử lớn như Viettel, VNPT, Vina, BKAV. Họ sẽ hỗ trợ từ a – z và khá nhanh chóng.

  • Mở tài khoản ngân hàng của công ty

Doanh nghiệp cần mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với khách hàng. Khi có những hóa đơn đầu vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT). Vì theo quy định Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài Chính hóa đơn mua vào từ 20 triệu đồng trở lên. Phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và chi phí tính thuế TNDN mới được trừ.

Doanh nghiệp phải tiến hành mở tài khoản Ngân hàng. Và thông báo số tài khoản ngân hàng đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

  • Đăng ký Bảo hiểm xã hội cho người lao động
  1. Doanh nghiệp mới thành lập (công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH). Có sử dụng lao động và ký hợp đồng với người lao động có thời hạn hợp đồng từ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  2. Doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan BHXH để làm hồ sơ đóng BHXH cho nhân viên. Và làm thang bảng lương theo mẫu hệ thống thang bảng lương để nộp cho cơ quan BHXH theo mẫu.
  3. Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là trong vòng 30 ngày kể từ ngày Hợp đồng lao động có hiệu lực.
  • Thông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định

Theo quy định doanh nghiệp mới thành lập tuy không phát sinh tài sản cố định vẫn phải nộp bản đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định. Sau khi phát sinh tài sản cố định, doanh nghiệp phải tiếp tục lập và nộp bảng thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định. Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.