Doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản: 6 khác biệt

f. Về thái độ của nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp

Điều hành doanh nghiệp luôn là công việc không đơn giản. Không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và đối mặt với nguy cơ chấm dứt hoạt động. Có hai cách chấm dứt, đó là giải thể hoặc tuyên bố phá sản. Vậy sự khác nhau giữa hai sự kiện này là như thế nào và hậu quả của nó là gì? Trong bài viết dưới đây Công ty luật Thái An sẽ tư vấn về vấn đề so sánh doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản.

doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh là các văn bản pháp luật sau:

2. Khái niệm doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản

Doanh nghiệp giải thể là việc doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại của theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền với điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Doanh nghiệp phá sản là việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, Tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố doanh nghiệp đó bị phá sản

3. Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản

  • Doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản về mặt hiện tượng đều dẫn đến việc làm chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp cả về mặt pháp lý lẫn thực tiễn. Khi doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản thì việc ngừng hoạt động là điều bắt buộc (trừ trường hợp sau khi tuyên bố phá sản có người mua doanh nghiệp).  Nhưng cần lưu ý là phá sản khác với việc “lâm vào tình trạng phá sản”, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chưa buộc phải dừng hoạt động bởi vì sau đó còn có một thủ tục gọi là “thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh”.
  • Doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản đều bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản (phân chia tài sản cho các chủ nợ), diễn ra quá trình phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản đều phải giải quyết quyền lợi cho người làm công. Sau khi phá sản hoặc giải thể, doanh nghiệp cần quan tâm đến người làm công để mang lại quyền lợi chính đáng cho họ.

4. Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản

a. Về căn cứ pháp lý:

Các quy định về doanh nghiệp giải thể nằm trong Luật Doanh nghiệp, còn các quy định về phá sản nằm trong Luật Phá sản. Có thể thấy, vấn đề phá sản của doanh nghiệp có tính chất phức tạp hơn nên mới cần phải có một luật riêng chuyên quy định về các vấn đề liên quan đến phá sản.

b. Về nguyên nhân doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản:

Theo Điều 3 Luật phá sản 2004 quy định về doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì lý do phá sản là do doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.

Theo quy định tại Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014 về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp thì lý do giải thể rộng hơn phá sản, có 4 lý do dẫn đến giải thể doanh nghiệp đó là:

  • do kết thúc thời gian hoạt động mà không được gia hạn;
  • đối với công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 6 tháng liên tục; do bị thu hồi giấy phép kinh doanh;
  • theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả các thành viên hợp danh đối với; công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

c. Về thủ tục đối với doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản:

Thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp, do Toà án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, thời hạn giải quyết một vụ phá sản dài hơn và phức tạp hơn.

Thủ tục giải thể là thủ tục hành chính do chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành, thời hạn giải quyết một vụ giải thể ngắn hơn và đơn giản hơn.

Như vậy, có thể thấy, về thủ tục giải quyết thì một bên là thủ tục hành chính (giải thể doanh nghiệp), một bên là thủ tục tư pháp (phá sản doanh nghiệp), trong đó thủ tục tư pháp luôn phức tạp và có tính nghiêm trọng hơn so với thủ tục hành chính.

d. Về hậu quả pháp lý đối với doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản:

Hậu quả pháp lý đối với doanh nghiệp phá sản: doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như một người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp.

Hậu quả pháp lý đối với doanh nghiệp giải thể: Doanh nghiệp giải thể sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, giải thể có tính dứt khoát hơn so với phá sản, ít để lại hệ quả sau này.

e. Về xử lý tài sản của doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản:

Khi giải thể, chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với các chủ nợ

Khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian là tổ thanh toán tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.

Việc xử lý như trên vì giải thể thì chắc chắn mọi chủ nợ đều được thanh toán đầy đủ nhưng phá sản thì không, việc phân chia tài sản còn lại rất phức tạp nếu như không có tổ thanh toán vì ai cũng muốn đòi được hết tiền, tài sản của mình mà tài sản của doanh nghiệp còn lại thì không thể đáp ứng được. Vì vậy quyền lợi của mỗi chủ nợ dễ bị xâm phạm và dễ gây ra tình trang không công bằng, gây mất trật tự, có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Vậy đối với phá sản cần có tổ thanh toán tài sản.

f. Về thái độ của nhà nước đối với chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp phá sản:

Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành. Chẳng hạn như:

  • Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, kể từ ngày công ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản…

Doanh nghiệp giải thể:

Người quản lý doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp không bị cấm làm công việc tương tự trong một thời gian nhất định như ở doanh nghiệp phá sản.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về những điểm giống và khác nhau giữa doanh nghiệp giải thể và doanh nghiệp phá sản. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư  – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!