Doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Vốn điều lệ doanh nghiệp bao hiểm –
Doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Vốn điều lệ doanh nghiệp bao hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Mỗi một thương nhân khi tiến hành kinh doanh đều phải đảm bảo được nguồn vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, gọi là vốn điều lệ của thương nhân. Vậy đối với doanh nghiệp bảo hiểm thì vốn điều lệ được quy định như thế nào?
1 Doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
– Theo quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo quy định để có thể tiến hành các hoạt động liên quan đến kinh doanh bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm.
– Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động phát sinh lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó thì doanh nghiệp chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm để trả tiền bảo hiểm cho người được thụ hưởng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trên cơ sở đóng phí bảo hiểm.
– Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động mà doanh nghiệp bảo hiểm nhận khoản phí của doanh nghiệp khác để bồi thường các trách nhiệm khi nhận bảo hiểm nhằm mục đích phát sinh lợi nhuận.
Tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm các hình thức sau:
- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm.
- Hợp tác xã bảo hiểm.
- Tổ chức tương hỗ về bảo hiểm.
Khi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm muốn hoạt động trên thực tế thì phải được Bộ Tài chính cấp phép thành lập và hoạt động bảo hiểm theo quy định.
Việc cấp phép hoạt động phải đảm bảo phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm, thị trường tài chính tại Việt Nam.
2. Vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm
– Vốn điều lệ của một doanh nghiệp là vốn đầu tư vào hoạt động của doanh nghiệp, nguồn vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn là sự cam kết về mức trách nhiệm đối với các đối tác, khách hàng khi có đủ nguồn kinh phí để thực hiện hoạt động đó cũng như là cơ sở để phân chia lợi nhuận trong kinh doanh.
– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm cũng vậy, doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải đảm bảo nguồn vốn nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Vì kinh doanh bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên phải đảm bảo tối thiểu bằng mức vốn pháp định do pháp luật quy định.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm được ghi nhận như sau:
– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định là 300 tỷ VNĐ.
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm hàng không thì mức vốn pháp định là 350 tỷ VNĐ.
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm vệ tinh và hàng không thì mức vốn pháp định là 400 tỷ VNĐ.
– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe (trừ bảo hiểm liên kết, hưu trí) thì mức vốn pháp định là 600 tỷ VNĐ.
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết hoặc hưu trí thì mức vốn pháp định là 800 tỷ VNĐ.
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết và hưu trí thì mức vốn pháp định là 1.000 tỷ VNĐ.
– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định là 300 tỷ VNĐ.
– Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài:
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe thì mức vốn pháp định là 200 tỷ VNĐ.
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không hoặc vệ tinh thì mức vốn pháp định là 250 tỷ VNĐ.
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và vệ tinh thì mức vốn pháp định là 300 tỷ VNĐ.
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh thì vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm không được thấp hơn mức vốn pháp định đối với mỗi ngành nghề nêu trên.
Nếu bạn còn những băn khoăn, thắc mắc nào về vấn đề này, liên hệ luật sư tư vấn mở công ty liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.