Doanh nghiệp bạn nên sử dụng chế độ kế toán theo thông tư nào!

Các chế độ Kế toán Doanh nghiệp áp dụng hiện hành

Chế độ kế toán được hiểu là những chuẩn mực, quy định, luật lệ về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan Nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.

– Thông tư 200/2014/TT-BTC Áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực
– Thông tư 133/2016/TT-BTC : Áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
– Thông tư 132/2018/TT-BTC Chế độ kế toán riêng cho doanh nghiệp siêu nhỏ
– TT88/2021/TT-BTC hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

DOANH NGHIỆP BẠN ĐANG SỬ DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THEO THÔNG TƯ 133 CÓ CẦN PHẢI CHUYỂN ĐỔI LÊN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THEO THÔNG TƯ 200HAY KHÔNG?

Chế độ kế toán doanh nghiệp

CHUYỂN ĐỔI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

TỪ THÔNG TƯ 133 SANG THÔNG TƯ 200

1. Các chế độ Kế toán Doanh nghiệp áp dụng hiện hành

– Thông tư 200/2014/TT-BTC : Áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Tức là doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

– Thông tư 133/2016/TT-BTC : Áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa TRỪ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

– Thông tư 132/2018/TT-BTC : Chế độ kế toán riêng cho doanh nghiệp siêu nhỏ có hiệu lực từ ngày 15/02/2019. Tuy nhiên, Doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Tham khảo thêm tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP.

Cơ bản như sau:

– Doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ.

– Doanh nghiệp nhỏ: có số lao động tham gia BHXH bình quân không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ

– Doanh nghiệp vừa: Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ.

2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 không?

Trả lời: Được.

Lý do:

a) Nội dung TT200 cho phép doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng chế độ kế toán theo TT200, tại Điều 1.

Điều 1. Đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.”

b) Thông tư 133 cũng cho phép tại Điều 3:

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.

Do vậy: Doanh nghiệp nhỏ và vừa không bắt buộc phải áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa mà có thể lựa chọn chế đố kế toán nào phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

3. Tại sao Doanh nghiệp nhỏ và vừa nên áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200?

– Trên thực tế, do nhu cầu phát triển và mở rộng kinh doanh nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thay đổi quy mô công ty dẫn đến việc không còn thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa, tức là không còn thuộc đối tượng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Theo đó, những doanh nghiệp này được áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán (chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ) phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.

Khi chuyển đổi sang chế độ kế toán theo Thông tư 200: Doanh nghiệp được sử dụng hệ thống tài khoản và mẫu biểu báo cáo đầy đủ, đa dạng phục vụ nhu cầu quản trị, quản lý các thông tin kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ví dụ:

– Đối với doanh nghiệp sản xuất:Các nghiệp vụ kết chuyển, phân bổ chi phí được xử lý từ các đầu tài khoản 62 (621,622,627) sang tài khoản 154 rồi tiếp tục bước 2 từ tài khoản 154 sang tài khoản 155 sẽ dễ theo dõi và khoa học hơn việc đi thẳng từ tài khoản 154 sang tài khoản 155 như Thông tư 133 đang áp dụng. Các chi phí tính giá thành được phân bổ nhiều lần cho các yếu tố chi tiết sẽ dễ phân tách, giải trình: Phân bổ đến phân xưởng, công đoạn, loại sản phẩm, sản phẩm chi tiết.

– Đối với nghiệp vụ quản lý bán hàng, doanh thu: Tài khoản giảm trừ doanh thu được theo dõi riêng trên đầu tài khoản 521 một cách rõ ràng hơn việc để trên tài khoản 511 như Thông tư 133 đang áp dụng.

– Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ nằm trên tài khoản 3 số dễ kiểm soát tiểu khoản chi tiết hơn.

– Tài sản cố định được tách riêng trên các tài khoản 3 số rõ ràng và có thể mở tiểu khoản dễ quản lý.

– Hệ thống báo cáo sổ sách đa dạng, theo dõi được hết các hoạt động, nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp, ở thời điểm hiện tại và có thể phát sinh trong tương lai.

4. Thủ tục để Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200?

Theo Điều 3 Thông tư 133 có nói rõ:

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệpvà phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính

Như vậy:

– Doanh nghiệp cần thông báo cơ quan thuế quản lý.

– Thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu khi bắt đầu năm tài chính mới

Cụ thể:

– Văn bản: Tờ khai Mẫu số 08 (Ban hành theo thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính)

– In 02 bản, ký đóng dấu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Thời điểm nộp: Trước thời điểm bắt đầu năm tài chính mới, ít nhất từ 5-10 ngày.

– Cách thức nộp: Nộp bản cứng tại bộ phận 1 cửa của cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp lưu 01 bản đã xác nhận tiếp nhận tờ khai.

Sau khi nộp và có thông báo thay đổi trên hệ thống thông tin của doanh nghiệp về việc thay đổi chế độ kế toán: Doanh nghiệp có thể bắt đầu hạch toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 từ ngày bắt đầu năm tài chính mới.

Lưu ý:

– Việc có phải khai báo và nộp tờ khai 08 cho cơ quan thuế quản lý: Do Thông tư 200 không nói rõ và thông tư 133 lại quy định “phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp” nên để rõ ràng và đỡ tốn công : Kế toán nên chủ động tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý thuế hoặc gọi điện đến Phòng tuyên truyền và hỗ trợ NNT của cơ quan thuế để có sự tư vấn hợp lý trước khi tiến hành áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư 200.

5. Những lưu ý khác khi thực hiện thay đổi chế độ kế toán

Do 02 chế độ Kế toán có sự khác nhau ở một số tài khoản nên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số bước công việc khi bắt đầu năm tài chính theo chế độ kế toán mới:

Chuyển đổi số dư tài khoản:

– Liệt kê các mã tài khoản cần chuyển đổi có số liệu mà doanh nghiệp sử dụng

– Thực hiện việc cắt số dư từ tài khoản theo Thông tư 133 sang tài khoản tương ứng trên Thông tư 200.

Phản ánh nghiệp vụ phát sinh trên hệ thống tài khoản của chế độ kế toán theo Thông tư 200:

– Thực hiện phản ánh số liệu theo hệ thống tài khoản Thông tư 200 từ ngày bắt đầu năm tài chính mới.

· Nếu ghi sổ kế toán thủ công (Sổ giấy hoặc Excel): Thực hiện ghi sổ mới bình thường

· Nếu sử dụng phần mềm: Cần liên hệ các nhà cung cấp phần mềm để nhận được tư vấn về việc chuyển đổi hệ thống tài khoản, phiếu in, sổ sách báo cáo, các nhóm kết chuyển giá thành, kết chuyển xác định lãi lỗ kinh doanh cuối kỳ. Có thể phát sinh chi phí chuyển đổi hoặc không tùy thuộc vào chính sách của từng công ty khác nhau.

Lưu ý thêm đối với việc sử dụng phần mềm:

– Do việc chuyển đổi ảnh hưởng đến hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến số liệu của các báo cáo, nhất là báo cáo xem theo khoảng thời gian theo năm: Cân đối kế toán (Số đầu năm – Số cuối kỳ), Kết quả Kinh doanh (Năm nay – Năm trước, Kỳ này năm nay – Kỳ này năm trước), Lưu chuyển tiền tệ (Năm nay – năm trước), các báo cáo theo dõi công trình xây dựng có phát sinh nhiều năm liên tiếp,… nên doanh nghiệp nên cân nhắc cách làm:

· Chuyển toàn bộ dữ liệu trên Thông tư 133 (bản 1) sang đơn vị dữ liệu theo chế độ Kế toán Thông tư 200 (bản 2) và nhập tiếp số phát sinh theo Thông tư 200 kể từ ngày bắt đầu niên độ tài chính mới theo chế độ kế toán mới. Dữ liệu trên Thông tư 133 chỉ dùng để lưu, xem và in báo cáo cho khoảng thời gian trước khi chuyển đổi sang Thông tư 200.

· Các dữ liệu trên bản 2 đang định khoản theo Thông tư 133 sẽ được chuyển đổi nguyên trạng theo bộ danh mục tài khoản của Thông tư 200 hiện hành.

· Trong thời gian chuyển đổi cần lưu ý việc xóa, sửa, thêm dữ liệu ở bản 1 cũng phải thực hiện đồng thời trên bản 2 tương ứng.

· Công việc của kế toán có thể bị ảnh hưởng trong 1 khoảng thời gian chuyển đổi, nhanh hay chậm phụ thuộc vào dữ liệu kế toán và cách thức kiểm soát sử lý dữ liệu của kế toán đơn vị.

· Lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp: Phần mềm kế toán CNS.NET có đủ các phiên bản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 132/2018/TT-BTC

Số lượt xem: 1.505 + 2