Doanh nghiệp bán lẻ là gì? Thủ tục đăng ký doanh nghiệp bán lẻ
Doanh nghiệp bán lẻ là gì? Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp bán lẻ ra sao? Hãy theo dõi bài viết sau!
Nội Dung Chính
Doanh nghiệp bán lẻ là gì?
Bán lẻ hay Retailing là hoạt động mua nhập sản phẩm có số lượng lớn từ các doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối, các đại lý sau đó thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau để bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.
Kinh doanh bán lẻ là hình thức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tập trung vào những đơn hàng nhỏ lẻ của người tiêu dùng cá nhân với số lượng hàng ít để hưởng mức chênh lệch.
Doanh nghiệp bán lẻ là tổ chức hợp pháp được nhà nước cấp phép hoạt động kinh doanh, có chức năng thu mua, nhập sản phẩm từ một hoặc nhiều doanh nghiệp sản xuất khác nhau, các đại lý phân phối và bán lại cho người tiêu dùng nhỏ lẻ, doanh thu sẽ được hưởng từ mức chênh lệch giữa giá nhập hàng và giá bán hàng.
Doanh nghiệp bán lẻ có thể áp dụng nhiều kênh phân phối bán hàng khác nhau để tăng khả năng mở rộng thị trường sao cho bán được nhiều hàng nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ cũng có thể vừa là nhà sản xuất vừa là nhà bán lẻ sản phẩm.
Những doanh nghiệp bán lẻ quen thuộc với người Việt có thể kể đến như : Coopmart, BigC, Thegioididong, FPT Shop, ConCung, Guardian,The Face Shop, PhongVu, GearVN,…
Thị trường bán lẻ hay Retail Market là nơi các hoạt động kinh doanh bán lẻ được diễn ra, việc mua bán giữa khách hàng và nhà bán lẻ được quản lý trong một khung pháp lý nhất định của mỗi quốc gia, khu vực. Thị trường bán lẻ tồn tại ba yếu tố chính là bên sản xuất, bên trung gian và bên tiêu thụ.
- Bên sản xuất là các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và cũng có thể trực tiếp bán thẳng đến tay bên tiêu dùng mà không cần qua bên trung gian.
- Bên trung gian là các đại lý, nhà phân phối, môi giới trực tiếp nhập hàng từ bên sản xuất sau đó đưa đến tay các nhà bán lẻ, hoặc có thể là doanh nghiệp bán lẻ sẽ nhập hàng trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất và phân phối tới bên tiêu thụ.
- Bên tiêu thụ là các khách hàng, người tiêu dùng cuối cùng mua hàng với mục đích tiêu dùng.
Vai trò của doanh nghiệp bán lẻ
Doanh nghiệp bán lẻ đảm nhiệm chức năng trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng, góp vai trò không nhỏ vào thị trường kinh doanh hàng hoá.
Tiếp thị bán hàng
Các doanh nghiệp bán lẻ đóng vai trò như một kênh quảng cáo tiếp thị của các doanh nghiệp sản xuất, các mẫu mã hình thức, slogan, ưu đãi được bên sản xuất làm ra nhắm vào yếu tố thu hút người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của mình ở những kênh bán lẻ này để tăng doanh số.
Tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng
Các nhà sản xuất thường không có thế mạnh về tiếp thị bán lẻ bước cuối hoặc không mặn mà với nó, do đó các doanh nghiệp bán lẻ là nơi mà họ có thể gửi gắm để tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn, phổ biến thương hiệu và gia tăng tỉ suất bán hàng.
Điều tiết thị trường
Mức giá cuối cùng đến tay người tiêu dùng là do doanh nghiệp bán lẻ quyết định, vì thế họ đóng vai trò không nhỏ trong việc điều tiết giá, cân bằng thị trường. Bên sản xuất cũng sẽ được hưởng lợi từ điều đó.
Chia sẻ lợi ích với nhà cung cấp
Bên cung cấp muốn tăng doanh số từ việc cung cấp hàng cho bên bán lẻ và bên bán lẻ cũng muốn tăng lợi nhuận từ việc bán nhiều hàng cho người tiêu dùng. Lợi ích được liên đới với nhau khiến cho việc kinh doanh trở nên phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.
>>> Xem thêm : Top các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam
Phân loại mô hình doanh nghiệp bán lẻ
Các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động vô cùng đa dạng, dưới đây là loại hình doanh nghiệp bán lẻ được phân loại theo cách thức kinh doanh:
Doanh nghiệp bán lẻ qua cửa hàng
Loại hình kinh doanh này thông qua các cửa hàng có vị trí cố định, chuỗi kinh doanh, các siêu thị, cửa hàng tạp hoá,…Vị trí đẹp nằm giữa các khu vực sầm uất sẽ là tiêu chí chính trong mô hình này. Đặc thù của phần lớn doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh theo mô hình này là họ sẽ nhắm vào các khách hàng cá nhân và gia đình, hàng hoá sẽ rất đa dạng, phục vụ nhu cầu thiết yếu nhất của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp bán lẻ chuyên biệt
Mô hình bán lẻ này thường sẽ tập trung vào một hay vài lĩnh vực nhất định và tiêu chí kinh doanh thường chú trọng vào trải nghiệm mua hàng, các tiện ích đi kèm và phục vụ nhu cầu cụ thể của khách hàng. Không quá khó để bạn bắt gặp những doanh nghiệp bán lẻ chuyên về máy tính, phụ kiện, quần áo, giày dép, thức ăn nhanh,…
Doanh nghiệp bán lẻ không qua cửa hàng
Không có vị trí cụ thể, không có cửa hàng trưng bày, tất cả những gì mà khách hàng nhìn thấy là thông qua các kênh tiếp thị như TV, internet, băng rôn, biểu ngữ, tờ rơi…Với mô hình này doanh nghiệp bán lẻ sẽ kết nối với nhà cung cấp quen thuộc, khi khách hàng cần sản phẩm thì nhà bán lẻ mới lấy hàng từ bên cung cấp để giao cho khách.
Ưu điểm của mô hình này là không cần phải nhập số lượng hàng lớn, không cần quản lý hàng tồn, không cần giam vốn, tuy nhiên lại phải đối mặt với một thực trạng khác là sự thụ động trong bán hàng, không thể kiểm soát được lượng hàng còn để cung cấp cho khách hàng, trường hợp khách ưng ý mẫu sản phẩm đó nhưng khi liên hệ bên cung cấp thì đã ngừng sản xuất. Một vài lần như vậy sẽ khiến uy tín doanh nghiệp sụt giảm đáng kể.
Doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến
Mua hàng online không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, những gì cần làm là truy cập đến cửa hàng trực tuyến của các doanh nghiệp bán lẻ, lựa chọn sản phẩm, ấn định số lượng và thiết lập địa điểm giao hàng. Mô hình này tối ưu được thời gian, giảm thiểu chi phí mặt bằng, chi phí tư vấn, thuê nhân viên, khi mà internet ngày càng phát triển thì mô hình bán lẻ trực tuyến này ngày càng sốt hơn.
Doanh nghiệp bán lẻ qua máy bán hàng tự động
Loại hình này không quá xa lạ nhưng lại cũng không quá phổ biến ở thị trường Việt Nam, khi mà thói quen tiêu dùng của người Việt thường sẽ muốn chọn lựa, ngắm ngía nhiều hơn là sản phẩm nằm đơ trong một cái máy. Tuy vậy, mô hình này phù hợp với dạng khách hàng thích sự tiện lợi, không quá cầu kỳ để lựa chọn, muốn tiết kiệm thời gian và không cần phải di chuyển nhiều. Hình thức kinh doanh bán lẻ bằng máy bán hàng tự động sẽ tối ưu được một số chi phí về mặt bằng, nhân công, vận hành nhưng nhận lại sẽ là tiền tươi thóc thật.
Các hình thức bán lẻ phổ biến
Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung
Với hình thức này doanh nghiệp bán lẻ sẽ tách bạch giữa bộ phận bán hàng và thu tiền, mỗi quầy hàng sẽ có thu ngân riêng chuyên đảm nhiệm việc thu tiền, sau khi thanh toán thì khách hàng sẽ tới khu vực nhận hàng để lấy hàng của mình về. Cuối ngày nhân viên sẽ căn cứ vào hoá đơn tổng để tính doanh thu và kiểm kê hàng hoá. Hình thức này bạn dễ bắt gặp ở các quán cafe thanh toán trước như highland, the coffee house,…
Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp
Nhân viên bán hàng sẽ kiêm luôn công việc thu tiền, trích xuất hoá đơn cho khách hàng, hình thức này là phổ biến nhất mà ta có thể nhìn thấy mỗi ngày ở bất cứ đâu. Hình thức này cũng sẽ tồn tại một vài rủi ro, đối với số lượng khách hàng lớn sẽ mất rất nhiều thời gian để một nhân viên có thể làm cả hai vai trò vừa tư vấn và vừa thanh toán cùng lúc, hay đối với các cửa hàng không có phần mềm bán hàng chuyên nghiệp để quản lý giá bán thì rất dễ bị nhân viên đội giá để lấy phần chênh lệch.
phần mềm bán hàng của MekongSoft, phần mềm tối ưu hệ thống bán hàng, thông tin sản phẩm được liệt kê rỏ ràng đầy đủ, tính toán doanh thu nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cho việc kiểm kê hàng hoá.
Tham khảocủa MekongSoft, phần mềm tối ưu hệ thống bán hàng, thông tin sản phẩm được liệt kê rỏ ràng đầy đủ, tính toán doanh thu nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cho việc kiểm kê hàng hoá.
Hình thức bán lẻ tự phục vụ
Hình thức này doanh nghiệp bán lẻ sẽ để khách hàng tự đi lựa chọn thứ mình cần thông qua những sản phẩm đã được trưng bày tại cửa hàng và mang đến quầy thu ngân để thanh toán, nhân viên thu ngân sẽ tính tiền và trích xuất hoá đơn cho khách hàng. Hình thức này phù hợp với các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng có đa dạng sản phẩm như siêu thị, tạp hoá tự chọn,…
Hình thức bán lẻ trả góp
Đối với hình thức này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả bên mua và doanh nghiệp bán lẻ, khi mà bên mua có thể mua được hàng nhưng không cần chi ngay một số tiền lớn, bên bán cũng bán được hàng với lợi nhuận ổn định từ khoản lãi trả góp của khách hàng. Hình thức này thường được áp dụng cho mô hình doanh nghiệp bán lẻ chuyên dụng như máy tính, điện thoại, điện máy và thiết bị điện tử, nội thất,…
Phân biệt giữa doanh nghiệp bán buôn và doanh nghiệp bán lẻ
Điểm giống nhau của cả hai doanh nghiệp này là đều mua nhập hàng từ bên sản xuất để bán lại cho bên tiêu thụ. Tuy nhiên, điểm khác nhau rỏ ràng nhất là doanh nghiệp bán buôn không nhắm vào nhóm khách hàng cá nhân người tiêu dùng mà nhắm vào các doanh nghiệp bán lẻ. Nói một cách dễ hiểu là doanh nghiệp bán buôn là bán sỉ sản phẩm còn doanh nghiệp bán lẻ thì bán hàng lẻ.
Cách để các doanh nghiệp bán lẻ tăng thị phần và lợi nhuận
Thiết kế cửa hàng thật bắt mắt
Diện mạo của cửa hàng đã là bước đầu tiên để tạo dấu ấn với người mua hàng, sự chuyên nghiệp trong phong cách thiết kế, mang đến trải nghiệm mua hàng tốt sẽ níu kéo khách hàng lui tới nhiều lần hơn.
Cách bày trí và trưng bày sản phẩm tối ưu, giúp khách hàng dễ tìm kiếm và lựa chọn, bên cạnh đó cách bày trí sản phẩm cũng là một trong những bí quyết để giải quyết số hàng tồn, kích thích tâm lý mua hàng của người tiêu dùng đấy.
Có đội nhân viên khéo léo và chuyên nghiệp
Thật vậy, mật ngọt thì chết ruồi, tài ăn nói cũng như phong thái làm việc của nhân viên sẽ thể hiện bộ mặt của công ty và dễ dàng đưa khách hàng chốt đơn. Nhân viên cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức về sản phẩm, niềm nở, nhiệt thành, có khả năng khéo léo trong giải quyết tình huống.
Ngoài ra, nhân viên còn là bộ phận tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày, họ hiểu được nhu cầu, nhãn quan, sự lo ngại của khách hàng, vì thế hãy để họ tham gia vào công tác cung cấp ý tưởng để phát triển cửa hàng.
Áp dụng những tối ưu công nghệ mới nhất
Việc tối ưu công nghệ trong quản lý bán hàng sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn những sản phẩm, kiểm soát được số lượng nhà cung cấp, tích hợp hệ thống tích điểm, thẻ thành viên, thẻ khuyến mãi để kích cầu người tiêu dùng một cách tốt hơn. Áp dụng tốt các công nghệ cũng sẽ khiến doanh nghiệp bán lẻ của bạn trông chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn.
phần mềm quản lý kinh doanh theo yêu cầu, phần mềm được tối ưu cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, tạp hoá tự chọn, doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá chuyên biệt với khả năng quản lý vượt trội.
Tham khảo, phần mềm được tối ưu cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, tạp hoá tự chọn, doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá chuyên biệt với khả năng quản lý vượt trội.
Tích hợp đa dạng phương thức thanh toán
Ở thời điểm mà công nghệ thông tin và thanh toán điện tử trở thành thế mạnh, việc tích hợp nhiều phương thức thanh toán sẽ mang đến nhiều tiện lợi cho khách hàng. Mở rộng các hình thức thanh toán vật lý như tiền mặt, visa, mastercard cho đến thanh toán online như Momo, Zalopay, Paypal,…sẽ giúp bạn không bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng. Thử tưởng tượng khách hàng của bạn cần mua hàng nhưng quên ví, thứ họ mang theo chỉ là 1 chiếc điện thoại, vậy nếu bạn không thể cho khách thanh toán online thì có phải bạn đã mất đi khách hàng vào ngày hôm đó rồi không.
Dành thời gian Marketing và tạo khuyến mãi
Marketing là xu thế tất yếu không thể bỏ qua khi bán hàng, hãy chú ý mở rộng marketing để nhiều người có thể biết đến và đến ủng hộ bạn.
Song song đó, cũng hãy dành thời gian 1 tháng hoặc 1 vài tháng 1 lần để thực hiện những ưu đãi, khuyến mãi nhằm kích cầu người mua. Tuy nhiên, cũng phải cân đo giữa lợi nhuận, giá vốn để tránh thất thoát cho cửa hàng của mình.
Thủ tục đăng ký kinh doanh bán lẻ
Nếu bạn muốn mở tiệm tạm hoá, siêu thị mini thì chỉ cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể, còn nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp bán lẻ thì cần làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:
– Giấy đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao CMND/CCCD của chủ hộ hoặc thành viên trong gia đình đăng ký kinh doanh;
– Đối với chủ hộ đứng tên hộ kinh doanh cần có bản sao hợp đồng thuê nhà, sổ đỏ,…;
– Bản sao biên bản họp thành viên gia đình về việc đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên cùng góp vốn thành lập;
– Văn bản uỷ quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
Nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch hoặc phòng Kinh tế cấp quận, huyện địa phương nơi thành lập hộ kinh doanh.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp bán lẻ
Thủ tục hồ thành lập doanh nghiệp bán lẻ như sau :
– Giấy xin cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề bán lẻ (trường hợp ngành nghề đăng ký có yêu cầu giấy phép kinh doanh);
– Bản sao CMND/CCCD người thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên cổ đông;
Sau khi có được giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia gồm Ngành, nghề kinh doanh, Danh sách thành viên cổ đông. Tiến hành khắc con dấu và công bố mẫu dấu công khai lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, mua chữ ký số online để đóng thuế online, nộp thuế môn bài và góp vốn điều lệ đúng quy định.
Bài viết đã giải quyết thắc mắc về doanh nghiệp bán lẻ là gì và những thông tin liên quan. Mọi vấn đề cần giải đáp về phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm sản xuất vui lòng liên hệ ngay đến MekongSoft qua số hotline 0944443558 / 0913542025 để được tư vấn miễn phí.