Doanh nghiệp 10 năm chưa quyết toán thuế có bị xử phạt không?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lựa chọn phương án 10 năm sẽ quyết toán thuế một lần. Trường hợp nếu doanh nghiệp 10 năm chưa quyết toán thuế có bị xử phạt không? Cùng Kế toán X tìm hiểu quy định về thời gian quyết toán thuế của doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 80/2021/TT-BTC
  • Nghị định số 126/2020/NĐ-CP
  • Luật Quản lý thuế 2019

Thời gian quyết toán thuế theo quy định năm 2022

– Theo điểm a, b, khoản 1, điều 10, TT 156/2013/TT-BTC : Doanh nghiệp phải tính và xác định tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước; phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ nội dung trong tờ khai theo quy định của Bộ tài chính => Khi kê khai và làm báo cáo thuế doanh nghiệp phải tự khai, tự chịu trách nhiệm về số liệu mình đã khai

– Theo quy định về kiểm tra kế toán tại điều 35, Luật kế toán số 03/2003/QH11 thì Doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan thuế không quá 1 lần trong năm về cùng 1 nội dung , khi Cơ quan thuế xuống kiểm tra thì phải thông báo trước với doanh nghiệp bằng văn bản ít nhất là 7 ngày

– Có thể bạn đang nhầm lẫn mốc thời gian giữa“ thời hạn quyết toán thuế” với “ thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế” . Theo điều 4, chương I, thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính thuế:

+  Trong thời gian 2 năm nếu doanh nghiệp vi phạm thủ tục thuế: chậm nộp hồ sơ thuế, khai không đúng nội dụng tờ khai,…. => Phạt về hành vi vi phạm  thủ tục thuế và phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp.

+ Trong thời gian 5 năm: doanh nghiệp bị phát hiện có hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự => Bị phạt vi phạm về hành vi trốn thuế, gian lận thuế và phải nộp tiền thuế phải nộp + nộp chậm .

+ Trong thời gian 10 năm: Nếu quá thời gian xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước

– Khoản 1, Điều 56, Chương VIII, thông tư 28/2011/TT-BTC quy định về thanh tra thuế có nội dung

”1. Việc thanh tra thuế được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm và thanh tra đột xuất. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Việc lập kế hoạch thanh tra phải được xây dựng đối với các trường hợp quy định tại Điều 81 của Luật Quản lý thuế và phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế, từ đó phát hiện, lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra. Kế hoạch thanh tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, nội dung, thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.”

Như vậy, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy cụ thể thời gian doanh nghiệp phải quyết toán thuế nên cơ quan thuế có quyền kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong tất cả các năm mà không căn cứ là 3 hay 5 năm. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu quyết toán thuế bằng văn bản

Doanh nghiệp 10 năm chưa quyết toán thuế có bị xử phạt không?Doanh nghiệp 10 năm chưa quyết toán thuế có bị xử phạt không?Doanh nghiệp 10 năm chưa quyết toán thuế có bị xử phạt không?

Quy định xử phạt với trường hợp doanh nghiệp 10 năm chưa quyết toán thuế

Quyết toán thuế là công việc bắt buộc đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh và có nghĩa vụ hoàn thành vào thời gian đã được quy định

Doanh nghiệp có thể thực hiện quyết toán thuế theo 1 năm, 2 năm, 3 năm hay 5 năm theo mong muốn của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chọn phương án 5 năm quyết toán một lần và sau 5 năm nếu quá thời hạn chưa thực hiện quyết toán tuế thì doanh nghiệp sẽ chịu xử phạt theo quy định của pháp luật và tự quyết toán thuế theo từng năm chưa thực hiện kê khai

Tại Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế như sau:

  • Thực hiện kê khai thuế trong 2 năm

Trong thời hạn 2 năm doanh nghiệp vi phạm thủ tục về thuế như không nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý, chậm nộp hồ sơ thuế, khai không đúng nội dụng tờ khai,…. thì bị xử phạt về hành vi vi phạm.

Nếu quá thời hạn 2 năm thì doanh nghiệp không bị xử phạt về hành vi vi phạm thủ tục về thuế nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

  •  Thực hiện kê khai thuế trong thời gian là 5 năm

Trong thời hạn 5 năm, doanh nghiệp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm; hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì doanh nghiệp bị xử phạt về hành vi khai sai, trốn thuế. Doanh nghiệp phải tính tiền chậm nộp, tiền thuế phải nộp và tiền phạt thuế để nộp vào ngân sách nhà nước.

Quá thời gian là 5 năm , doanh nghiệp sẽ không bị xử phạt về hành vi khai sai, trốn thuế, gian lận thuế. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải nộp tiền thuế chậm nộp, tiền thuế trốn và tiền phạt chậm nộp vào ngân sách.

Mức phạt hành vi kê khai thuế sai là 20%/ tổng số tiền trốn thuế, gian lận thuế, khai sai về thuế

  • Thực hiện kê khai thuế trong thời gian 10 năm

Doanh nghiệp chỉ phải nộp tiền thuế, tiền phạt chậm nộp đối với tiền thuế chậm nộp, tiền thuế trốn từ trong thời gian 10 năm. Trường hợp nếu có phát sinh các vi phạm trong kê khai thuế thì doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt thêm các lỗi đã mắc phải

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Kế toán X về vấn đề “Doanh nghiệp 10 năm chưa quyết toán thuế có bị xử phạt không?“. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về chứng chỉ kế toán. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như đăng ký mã số thuế nhân, đăng ký mã số thuế cá nhân lần đầu, đăng ký phát hành hóa đơn điện tử, đăng ký hóa đơn điện tử, cách phát hành hoá đơn điện tử, tự đăng ký mã số thuế cá nhân online, các bước khôi phục mã số thuế cá nhân bị khoá, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, mã tra cứu hóa đơn điện tử.… hãy liên hệ đến đường dây nóng của Kế toán X, Liên hệ hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Các khoản chi phí được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng những điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chi phí không được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Chi lương, thưởng cho người lao động đã hạch toán vào chi phí SXKD nhưng không có chứng từ thanh toán.
Chi trang phục không đủ hóa đơn, chứng từ hoặc chi vượt quá 5 triệu đồng/năm/người.
Nộp quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ vượt mức 3 triệu đồng/tháng/người.
Chi lãi vay vốn SXKD vướt quá 150% mức lãi suất cơ bản công bố tại thời điểm vay.
Chi khấu hao tài sản cố định không sử dụng cho SXKD, chi vượt mức quy định hiện hành, không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, không hạch toán trong sổ sách kế toán.
Chi thuê tài sản cá nhân không có đủ hồ sơ, chứng từ.
Các khoản phạt về vi phạm hành chính (trừ vi phạm hợp đồng).
Trích, lập, sử dụng các khoản sự phòng không đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu để hình thành tài sản cố định.
Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế

Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC);
Báo cáo tài chính năm. Bao gồm:
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp (ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện công việc;

5/5 – (1 bình chọn)