Độ xơ hóa gan F2-F3 có nghĩa là gì?

Độ xơ hóa gan F2, F3 là giai đoạn tiếp theo của xơ gan F1, đây là giai đoạn ranh giới giữa bệnh xơ gan giai đoạn nhẹ và giai đoạn nặng (F4). Lúc này, các mô xơ, mô sẹo đã xuất hiện rõ ràng hơn cùng với những hư hỏng nhất định tại gan.

Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng của gan.

Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan như xơ gan do viêm gan virus B, C,…; do rượu, bia, thuốc lá; bệnh đường mật như tắc mật, sỏi mật; dinh dưỡng không đầy đủ; bệnh béo phì, đái tháo đường, do nhiễm ký sinh trùng (sán máng, sán lá gan); do thuốc và hóa chất; xơ gan mật nguyên phát, bệnh tim, các bệnh về rối loạn chuyển hóa do di truyền và xơ gan chưa rõ nguyên nhân,…

Xơ gan F2 – F3 là mức độ và giai đoạn của bệnh.

Giai đoạn 2 (F2): Gan xuất hiện tổn thương nhiều hơn và có nhiều triệu chứng hơn.

Đây là giai đoạn xơ hóa gan F2 (xơ gan cấp độ 2, xơ gan độ F2), bệnh lúc này xuất hiện nhiều hơn các mô sẹo, mô xơ hóa trong gan người bệnh có thể nhìn thấy rõ nét hơn. Xơ gan F2 là hiện tượng các mô gan bị hư hỏng tạo thành các mô liên kết dư thừa.

Lượng tế bào mô xơ giai đoạn này tăng lên rất nhiều, làm gan bị suy yếu chức năng rõ rệt, chất độc bị ứ đọng, không được thải ra ngoài khiến các cơ quan khác bị tác động gây rối loạn các chuyển hóa trong cơ thể.

Giai đoạn 3 (F3): Gan xuất hiện nhiều tổn thương hơn, triệu chứng cũng rõ rệt hơn.

Xơ gan giai đoạn 3 (xơ gan cấp độ 3, xơ gan độ F3) đã làm gan bị rối loạn chức năng gan một phần. Bởi lượng tế bào gan bị thay thế bằng các mô xơ hóa chiếm chủ yếu. Độ xơ hóa gan F3 cao hơn nhiều so với xơ hóa gan F2 làm gan mất đi hầu hết chức năng vống có.

Các tế bào gan bình thường còn lại sẽ phải làm việc nhiều hơn thay thế cho phần gan bị xơ dẫn đến việc quá tải, chất độc ứ đọng ngày càng nhiều khiến tế bào gan dần bị tổn thương và chuyển sang giai đoạn xơ hóa.