Đồ Án / Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Ngoại Ngữ Đại Học Iuh

Đồ Án / Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Ngoại Ngữ Đại Học Iuh nếu bạn là sinh viên năm cuối ngành Ngoại ngữ thì không nên bỏ qua bài viết hay, bài viết được chúng tôi thu thập từ nguồn dữ liệu uy tín và chất lượng. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại giá trị kham thảo cho các bạn.

 Khi làm báo cáo thực tập, chắc hẳn các bạn sinh viên gặp một số khó khăn nhất định như không tìm được công ty, hay đề tài, không hoàn thành bài tốt, có thể liên hệ qua thuê viết báo cáo thực tập của Luận Văn Trust qua Zalo/Tele: 0917.193.864

 Hướng Dẫn Chung Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Ngoại Ngữ Đại Học Iuh

  1. Đề tài: Giảng viên được giao nhiệm vụ hướng dẫn triển khai cho nhóm sinh viên lựa chọn 1 trong 2 phương án sau: a. Làm theo đề tài mà giảng viên chọn; b. Làm theo đề tài mà nhóm sinh viên chọn.
  2. ĐATN/BCTN có độ dài từ 5000 đến 8000 từ (chênh lệch không quá 10% tổng số từ), không tính phần title, abstract, acknowledgements, table of contents list of tables/figures, references, và appendices. Mỗi sinh viên tự viết cuốn ĐATN/BCTN và nộp mỗi người 1 quyển. Đề tài đảm bảo các tiêu chí: có tính khoa học; có tính thực tiễn; có tính khả thi và sáng tạo.Trường hợp sinh viên không tuân thủ theo đúng form và format ở mục B (bao gồm cả độ dài) hoặc bị phát hiện có sao chép các tài liệu quá 20% nội dung, cuốn ĐATN/BCTN sẽ không được chấp nhận và SV sẽ tiến hành học lại môn KLTN vào đợt kết tiếp.
  3. Tất cả sinh viên đã tham gia viết ĐATN/BCTN đều cần bảo vệ đề tài trước hội đồng. Sinh viên đã đăng ký làm ĐATN/BCTN theo nhóm nào thì sẽ bảo vệ theo nhóm đó, mỗi nhóm chỉ sử dụng chung 01 file PPT trong buổi bảo vệ.
  4. Thời gian nộp cuốn KLTN và thời gian bảo vệ KLTN (Thesis Defense Presentation) sẽ được Khoa thông báo cụ thể.

Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Ngoại Ngữ

Format Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Ngoại Ngữ Đại Học Iuh

–The Title:

  • Tên của ĐATN/BCTN thường được đặt ngay sau khi nhóm sinh viên có ý tưởng. Tuy nhiên, trải qua các bước thực hiện, tên có thể được thay đổi để phù hợp. Thời điểm để có một cái tên phù hợp nhất là sau khi ĐATN/BCTN đã được hoàn thành.
  • Tên ĐATN/BCTN cần ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, chuẩn xác, tránh không dẫn đến hiểu nhầm.
  • Tên ĐATN/BCTN cần thống nhất với mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và nội dung nghiên cứu. Đọc lên có thể đoán được ĐATN/BCTN nói về cái gì.
  • Abstract:
  • Tóm tắt của ĐATN/BCTN: từ 150 đến 250 từ
  • Trình bày tóm tắt những nội dung sau: tính cấp thiết/độc đáo/đặc sắc, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, giải pháp hoặc ý kiến đề xuất.
  • Keywords: ít nhất 3 từ, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái
  • Acknowledgement: viết lời cảm ơn đến các cá nhân và tổ chức giúp cuốn ĐATN/BCTN được thành công

-Table of contents: Mục lục

– List of tables/List of figures

CHAPTER I:  INTRODUCTION (khoảng 500 từ)

  • Rationale:
  • Lý do chọn đề tài của ĐATN/BCTN: miêu tả tình hình thực tiễn, từ đó nêu được sự cấp thiết/độc đáo/đặc sắc để thực hiện đề tài.

(Có 2 nguồn lý do để thực hiện đề tài: một là những hiểu biết hoặc kiến thức hiện tại còn thiếu sót, chưa chứng minh và làm rõ vấn đề này; hai là vấn đề này xuất phát từ thực tiễn mà chưa có 1 nghiên cứu nào tập trung giải quyết nó. Kết luận rằng: đề tài đang chọn có ý nghĩa và nên được thực hiện).

  • Research Objectives
  • Mục tiêu của đề tài là gì, giải quyết được gì cho vấn đề đã nêu ở phần 1.1.
    • Research questions
  • Vấn đề nghiên cứu thường cụ thể hóa dưới dạng câu hỏi, nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
  1. 4Scope of the study
  • Cần giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu (hình thức thể hiện, trọng tâm của đề tài, các lĩnh vực liên quan).

CHAPTER II: LITERATURE REVIEW (khoảng 3000 từ)

2.1. Definitions of key terms/concepts 

  • Giải thích các khái niệm và/hoặc cơ sở lý thuyết, lý luận sử dụng trong ĐATN/BCTN.

2.2.  Results of previous studies:

  • Tóm tắt những công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài của ĐATN/BCTN;

Cách tóm tắt:

  • Vấn đề được nghiên cứu là gì;
  • Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu nào;

Đóng góp của nghiên cứu đó là gì.

  • Nhận xét, đánh giá những công trình nghiên cứu đó trong mối tương quan với đề tài đang nghiên cứu: phân tích những đóng góp, nêu lý do cho thấy những hạn chế của những công trình nghiên cứu trước đây để nêu bật lý do cho sự cần thiết của công trình nghiên cứu hiện tại.

CHAPTER III: RESEARCH DESIGN (khoảng 1000 từ)

3.1. Research site/context: miêu tả địa điểm đề tài được thực hiện

3.2. Participants/Objects: miêu tả đối tượng nghiên cứu

3.3. Research methodology and research methods

  • Research methodology:
  • cần nói rõ phương pháp nghiên cứu của đề tài: ví dụ: định tính, định lượng hay hỗn hợp và
  • lý do chọn phương pháp nghiên cứu này.
  • Research methods:
  • cần nói rõ các phương tiện thu thập thông tin, dữ liệu phù hợp với methodology ở trên, ví dụ: survey, interviews, observation, v.v… và
  • miêu tả các công cụ nghiên cứu này: ví dụ, bảng câu hỏi gồm bao nhiêu câu, mục đích của các (nhóm) câu hỏi là gì, v.v…

3.4. Procedures

  • Mô tả các giai đoạn trong quá trình nghiên cứu bao gồm cách chọn mẫu, cách thu thập dữ liệu.

3.5 Data analysis

  • cần nói rõ các phương tiện xử lý thông tin nhận được, chẳng hạn phần mềm MS Excel, phần mềm thống kê SPSS, NVivo, v.v…

CHAPTER IV: FINDINGS AND DISCUSSION (khoảng 3000 từ)

  • Phần findings: kết quả nghiên cứu cần được trình bày khách quan, rõ ràng; nên trình bày kết quả theo từng câu hỏi nghiên cứu.
  • Phần discussion: xác định độ tin câỵ của kết quả, đối chiếu với giả thuyết hoặc mức độ thỏa mãn với yêu cầu, nhiêm vụ nghiên cứu đã đề ra. So sánh với kết quả các công trình trước đó (giống và khác) để dẫn đến kết luận (nhấn mạnh những khác biệt của đề tài mà sinh viên đang thực hiện so với các nghiên cứu trước đây).

CHAPTER V: CONCLUSION (khoảng 500 từ)

  • Tổng kết lại vấn đề, tự đánh giá về những đóng góp, ý nghĩa khoa học/ý nghĩa thực tiễn của đề tài;
  • Tự đánh giá về mặt hạn chế của đề tài;
  • Gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp nối, chuyên sâu hoặc vấn đề tương tự trong tương lai.

REFERENCES:

  • Theo kiểu APA (APA 6th Edition). Xem tài liệu hướng dẫn đính kèm.
  • Mọi ý kiến, khái niệm, phân tích, phát biểu, diễn đạt… có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác cần được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo.

APPENDICES (theo thứ tự như sau)

  • Progress form (có ghi đầy đủ tiến độ và chữ ký của giảng viên HD)
  • Evaluation from the supervisor (bao gồm cả Rubrics for Peer Evaluation đã nhận được từ các thành viên trong nhóm; có ghi thông tin đầy đủ của cá nhân viết KLTN)
  • Evaluation from the examiner (có ghi thông tin đầy đủ của cá nhân viết KLTN)

XEM THÊM ==>  Danh Sách Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tiếng Anh Chọn Lọc

Cách Trình Bày Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Ngoại Ngữ Đại Học Iuh

  1. Layout:

Spacing:      1.5

Font:           Times New Roman

Size:            12

Page setup: Left: 3 cm

Right: 2 cm

Top: 2 cm

Bottom: 2 cm

Page numbering (right corner)

Header:       Student name (left-hand corner)

Student ID Number: (right-hand corner)

                   Footer:        Supervisor name (left-hand corner)

                   Page numbering (right-hand corner)

– Các tiểu mục: được trình bày và đánh số và nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 04 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (Thí dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1, Chương 04). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 02 tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

– Đánh số bảng biểu, biểu đồ, v.v… phải gắn với số chương (Thí dụ: hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3). Tiêu đề của bảng ghi phía trên bảng,tiêu đề của hình vẽ, biểu đồ ghi phía dưới hình.

  1. Trang bìa: Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Ngoại Ngữ

– Trang bìa đã được thiết kế sẵn theo mẫu, SV chỉ việc điền thông tin cần thiết vào mẫu. Việc thiết kế cho đẹp thêm tùy thuộc vào từng sinh viên. Trang bìa phải được in màu trên bìa cứng. Đối với sinh viên hệ ĐH: 01 cuốn bìa màu xanh lá dành cho GVHD, 01 cuốn bìa màu xanh dương cho GV phản biện. Đối với SV hệ CĐ: 01 cuốn bìa màu hồng dành cho GVHD, 01 cuốn bìa màu vàng cho GV phản biện.

– Trong trường hợp dịch bệnh, SV sẽ nộp file PDF (sẽ được khoa thông báo sau).

Đồ Án Tốt Nghiệp Khoa Ngoại Ngữ

  1. Những lưu ý khác:

– Mỗi sinh viên nộp 02 cuốn: 01 cuốn đính kèm phiếu theo dõi tiến độ và phiếu chấm của gv hướng dẫn (đã bao gồm phiếu chấm của thành viên trong nhóm viết KLTN), 01 cuốn đính kèm bản copy phiếu theo dõi tiến độ và phiếu chấm của gv phản biện. Trong trường hợp dịch bệnh, SV chỉ nộp 1 file PDF duy nhất (sẽ được khoa thông báo sau).

– SV cần điền chính xác mục word counts trong trang lót của khóa luận

– SV cần chú ý khi ghi đúng tên và học vị của GV hướng dẫn.

Ví dụ: SUPERVISOR NAME: NGUYEN VAN A, M.A.

Nếu GV có học vị Cử Nhân thì ghi B.A.ở phía sau tên GV.

Nếu GV có học vị Thạc Sỹ thì ghi M.A.ở phía sau tên GV.

Nếu GV có học vị Tiến Sỹ thì ghi Ph.D.ở phía sau tên GV.

MỘT SỐ TẠP CHÍ THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC, GIẢNG DẠY TIẾNG ANH

Để có tài liệu tham khảo viết ĐATN/BCTN, các em sinh viên có thể tham khảo một số bài báo thuộc đề tài mình lựa chọn trong một số tạp chí sau:

3nd revision

August 21, 2021

Vice-Dean:

Phan Thi Tuyet Nga, Ph.D.

Download miễn phí

Đồ Án / Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Ngoại Ngữ Đại Học Iuh bài viết phù hợp với các bạn sinh viên đang chuẩn bị đi thực tập hoặc chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nộp cho nhà trường nhưng chưa chọn được đề tài thích hợp, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn. Luận văn trust luôn cập nhật những bài báo cáo, khóa luận hay để chia sẻ cho các bạn, hãy theo dõi website để được cập nhật những bài viết mới nhất, cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết chúc các bạn đạt điểm cao cho bài báo cáo.

DV viết thuê đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864