Digital Marketing là gì? Những kiến thức cơ bản các Junior cần phải nắm
Bạn có muốn tìm hiểu Digital Marketing là gì mà lại là ngành nghề có vị trí đang được các doanh nghiệp săn đón rất nhiều? Nhờ sự phát triển của internet và công nghệ 4.0, các nền tảng số cũng dần phát triển như social network, internet TV, mobile apps, youtube, google analytics….Đây cũng […]
Bạn có muốn tìm hiểu Digital Marketing là gì mà lại là ngành nghề có vị trí đang được các doanh nghiệp săn đón rất nhiều? Nhờ sự phát triển của internet và công nghệ 4.0, các nền tảng số cũng dần phát triển như social network, internet TV, mobile apps, youtube, google analytics….Đây cũng là sự khởi đầu và phát triển cho Digital Marketing hay còn gọi là Tiếp Thị Kỹ Thuật Số.
Sự phát triển của các hình thức Digital Marketing là thách thức và cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xâm nhập thị trường, do đó các doanh nghiệp đang rất cần đến các Digital Marketer để phát triển, các Junior có thể cân nhắc định hướng đi theo học vì đây là nghề nghiệp có rất nhiều cơ hội và triển vọng.
Trong bài ngày hôm nay, mình – Triangle Head sẽ cùng các bạn hiểu Digital Marketing là ngành gì, những kỹ năng cần có của một Digital Marketer, công việc Digital Marketer, và những lầm tưởng và những khó khăn mà các Junior Marketer sẽ gặp phải chọn ngành nghề này nhé.
1. Tìm hiểu Digital Marketing là gì?
Khái niệm về Digital Marketing
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về Digital Marketing là gì. Có một định nghĩa mà Triangle Head mình tìm hiểu được từ Asia Digital Marketing Association có thể giúp các bạn có cái nhìn tổng quát Marketing Digital là gì: “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin”.
Digital Marketing nói một cách dễ hiểu là hình thức xây dựng các hoạt động trên các phương tiện, nền tảng kỹ thuật số. Các Digital Marketer còn có thể sử dụng các công cụ khác nhau để phân tích và theo dõi tiến độ, ROI (Return On Investment) giúp cho việc đánh giá dự án dễ dàng hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống.
Digital Marketing là làm gì?
5Ds trong Digital Marketing
Digital Marketing liên quan đến 5 nền tảng công cụ mà một Digital Marketer cần phải nắm rõ được gọi tắt là “5Ds kỹ thuật số” vì chúng ảnh hưởng đến sự tương tác giữa thương hiệu với khách hàng hoặc người tiêu dùng.
Digital devices (Thiết bị kỹ thuật số) – là các thiết bị được kết nối người dùng với các trang web và mạng xã hội bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, TV và thiết bị chơi game.
Digital platform (Nền tảng kỹ thuật số) – các trình duyệt, ứng dụng từ các nền tảng hoặc dịch vụ chính như Facebook, Instagram, Google, YouTube, Twitter hay LinkedIn.
Digital media (Phương tiện kỹ thuật số) – các kênh truyền thông được doanh nghiệp trả tiền sở hữu nhằm tiếp cận và thu hút độc giả.
Digital data (Dữ liệu số) – Các số liệu, thông tin về độc giả trên nền tảng kỹ thuật số, lượng tương tác hoặc tiếp cận của họ với doanh nghiệp, các số liệu này giúp việc xây dựng các chiến lược Digital Marketing được chính xác hơn.
Digital technology (Công nghệ kỹ thuật số) – là các công nghệ tiếp thị, các giải pháp, nền tảng công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng để tạo trải nghiệm tương tác trên các nền tảng số.
2. Những kỹ năng cần biết của Digital Marketing là gì
Digital Marketing hiện tại đang rất được doanh nghiệp chú trọng. Vậy thì Digital Marketing là làm gì, các Marketer cần phải có những kỹ năng gì để trở thành một Digital Marketer?
Những kỹ năng cần có của Digital Marketer là gì?
Kỹ thuật SEM/ SEO
SEM và SEO là phương thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp thông tin của doanh nghiệp được xếp hạng cao hơn trong các kết quả tìm kiếm, thông qua đó làm tăng lưu lượng truy cập đến trang web, trang thông tin của doanh nghiệp, đồng thời cải thiện độ uy tín của doanh nghiệp với người tìm kiếm.
Đây là một kỹ năng cần thiết của một Digital Marketer bởi vì việc nắm bắt kỹ thuật SEM/SEO giúp các chiến lược Marketing tiếp cận được một lượng lớn người dùng trên các trang tìm kiếm.
Dưới đây là một số kỹ năng SEO/ SEM cơ bản mà bạn nên tìm hiểu:
- Tối ưu Onpage SEO cho website và social
- Triển khai Offpage SEO
- Technical SEO và Audit SEO
Khả năng lên ý tưởng nội dung
Các phương tiện truyền thông của doanh nghiệp như website, social media, blog hoặc video chính là một yếu tố quyết định sự thành công của một chiến dịch Digital Marketing. “Nội dung” sáng tạo sẽ giúp thu hút tương tác cho các nền tảng truyền thông số của doanh nghiệp (website, mạng xã hội, blog…) do đó các Digital Marketer cần phải tìm hiểu về các content và cách phát triển sáng tạo một content như thế nào.
Mỗi từ bạn viết đều có thể trở thành sức mạnh trong Digital Marketing, có người đã ví von rằng khi bạn làm Digital Marketing thì bạn chính là một nhà văn, nội dung sáng tạo và hấp dẫn thì chiến lược Digital Marketing đã thành công được 50% rồi đấy, hãy tìm hiểu tất cả những gì liên quan để hiểu rõ về chiến dịch và content của chiến dịch.
Khi đã thấu hiểu rõ ràng các khía cạnh của content và có khả năng tạo ra một ý tưởng content độc đáo sáng tạo, bạn đã phần nào giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong chiến lược tiếp thị kỹ thuật số.
Phân tích dữ liệu và đo lường
Trong những bài viết kỹ năng Marketing của mình trước đó, mình có đề cập việc phân tích dữ liệu và đo lường là một kỹ năng cơ bản mà một Marketer cần có, với Digital Marketing lại càng cần thiết bởi vì số liệu này sẽ khổng lồ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, Digital Marketing có những công cụ có thể trợ giúp việc đo lường một cách hiệu quả hơn như:
- Bộ công cụ đo lường của Google: Analytic, Search Console, Google Adword
- Một số cung cụ khác: Ahrefs, Rank Math SEO, Surfer SEO,…
Việc hiểu biết phân tích dữ liệu và nắm bắt các cách thức đo lường sẽ giúp Digital Marketer hoàn thiện kế hoạch và xử lý tình huống tốt hơn, bạn hãy tập làm quen với các công cụ và con số ngay từ bây giờ.
Hiểu biết về công nghệ
Chắc chắn một Digital Marketer sẽ phải có những kiến thức cơ bản về công nghệ (như WordPress, Magento, Joomla….) và những thuật ngữ chuyên môn có liên quan (như ad network, display ads, paid search…). Thời đại công nghệ đang phát triển như hiện nay khiến máy móc dễ thay thế con người, để không bị đào thải, các nhân viên Digital Marketing buộc phải có khả năng sử dụng công nghệ.
Marketing là một ngành luôn có sự đổi mới, mà nền tảng số như Marketing Digital lại dễ dàng có xu hướng mới, các Marketer cần phải có sự thích nghi nhanh chóng, sẵn sàng học hỏi, cập nhật thay đổi và hoàn thiện kỹ năng Marketing cần thiết để giúp doanh nghiệp hoà nhập thời đại.
3. Công việc Digital marketing là làm những gì?
Điều tiếp theo các bạn quan tâm chắc chắn sẽ là với những kiến thức và kỹ năng Digital Marketing mà bản thân có thì công việc digital marketing là gì? Một dự án Digital Marketing được triển khai nhờ sự kết hợp của rất nhiều công việc, mình tổng hợp các bộ phận các bạn có thể tham gia dưới đây:
Công việc Digital marketing là gì?
Nhân viên SEO Executive
Các nhân viên SEO Executive chính là người sẽ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để điều hướng nội dung và chuẩn hóa content của doanh nghiệp.
Bằng nhiều cách khác nhau, các nhân viên SEO sẽ giúp cho thông tin doanh nghiệp “leo hạng” trên các công cụ tìm kiếm.
SEO Marketer thường sẽ kết hợp với Copywriter hoặc Content Marketer để xây dựng nội dung liên kết các nền tảng như mạng xã hội, website, giúp tăng độ tin cậy cho các trang thông tin của doanh nghiệp.
Content Marketing Specialist
Chuyên gia tiếp thị nội dung là những người chuyên về sáng tạo và xây dựng chiến lược nội dung cho những trang mạng xã hội, blog hoặc website, chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của các bài bán hàng, blog, kịch bản sự kiện và cả nội dung truyền thông social…
Content Specialist sẽ làm việc cùng các bộ phận liên quan về sản phẩm và chiến dịch, nắm bắt các thông tin chính xác để xây dựng nội dung. Ngoài ra, Content Marketing Specialist phải chịu trách nhiệm kiểm duyệt cho tất cả nội dung trước khi được công bố hoặc xuất bản ra ngoài.
Social Media
Một nhân viên Social Media sẽ quản lý các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter…của doanh nghiệp, lên kế hoạch tạo bài post và sự kiện tương tác với khách hàng, lịch đăng bài và giám sát theo dõi các bài đăng trên các trang mạng xã hội, qua đó lôi kéo sự quan tâm của cộng đồng.
Nhân viên Social Media sẽ quản lý các trang mạng xã hội
Social Media Marketer còn phải kết hợp với các chuyên viên Marketing khác để có thể lên kế hoạch xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hoặc xử lý khủng hoảng nếu có xảy ra.
Marketing Automation Coordinator
Đây là một công việc cho những Marketer có thế mạnh về công nghệ. Marketing Automation quản lý phần mềm để nghiên cứu hành vi khách hàng, giúp cho team Marketing hiểu được chính xác hơn thị hiếu của khách hàng và thị trường.
Ngoài ra, một Marketing Automation Coordinator cũng sẽ giúp đo lường và thống kê hiệu suất của một chiến dịch truyền thông cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.
Affiliate Marketing
Đây là một dang Marketing gián tiếp, bạn đăng nội dung đánh giá hoặc giới thiệu về một sản phẩm bất kỳ, trong bài đăng có kèm link của nhà sản xuất, thu hút người đọc quan tâm, nhấp vào link của nhà sản xuất và mua sản phẩm thì bạn sẽ được chia lợi nhuận từ việc bán được sản phẩm đó.
Một số hình thức để tính lợi nhuận sẽ được chia cho người đăng tải:
- Tính số lượt click từ trang web /blog/page của bạn đến website nhà sản xuất
- Tính số lượng khách hàng từ trang web của bạn và mua hàng thành công.
Marketer có thể tại một affiliate link cho từng sản phẩm và quảng cáo thông qua website, email, paid traffic….hoặc bất kỳ kênh nào mà bạn đánh giá sẽ đạt hiệu quả. Khi khách hàng sử dụng hoặc mua sản phẩm qua đường link đó bạn sẽ được chia lợi nhuận.
Email Marketing
Email Marketing là công việc sẽ thường gửi các thông tin về sản phẩm, khuyến mãi, các chương trình giảm giá hoặc các thông tin tư vấn từ phía doanh nghiệp thông qua email khách hàng để thu hút lượt truy cập cho các trang website của doanh nghiệp.
Đây là một trong những cách tiếp cận của các Digital Marketer đối với các khách hàng tiềm năng đã đồng ý liên lạc. Tiếp thị qua email có một tác dụng lớn trong việc tương tác và tiếp cận khách hàng, vì bạn đã được khách hàng cho phép và vượt qua rào cản để gửi thông tin của doanh nghiệp đến với khách hàng của mình.
4. Những lầm tưởng về Digital Marketing thường thấy
Bất cứ thông tin hoặc định nghĩa nào cũng sẽ có một số sự định nghĩa sai lệch hoặc một số sự hiểu lầm, đối với việc học Digital Marketing cũng vậy.
Digital marketing không phải là Marketing online
Thật ra có khá nhiều hiểu lầm vì cả Digital Marketing lẫn Marketing Online đầu sử dụng nền tảng là Internet. Tuy nhiên sự khác biệt chính là Marketing Online sẽ phụ thuộc vào Internet còn Digital Marketing không phụ thuộc hoàn toàn vào đó mà còn sử dụng các cơ sở hạ tầng viễn thông để hoạt động.
Tại sao lại hiểu lầm Digital Marketing là Online Marketing?
Ngoài ra chúng ta có thể định nghĩa Marketing Online là một hoạt động/ tập hợp hoạt động con của Digital Marketing. Bất kỳ các hoạt động Marketing nào có nền tảng kỹ thuật số như Email, Content, TVC, Digital OOH… đều có thể gọi là Digital Marketing.
Digital Marketing không phải là một ngành riêng biệt
Digital Marketing bao gồm rất nhiều mảng khác nhau, trong đó có thể kể đến kha khá các nền tảng xã hội, website thương mại hay phi thương mại, email, các nền tảng blog….Đây là một lĩnh vực Marketing khổng lồ, một hệ sinh thái kỹ thuật số mạnh mẽ.
Để thực hiện được một chiến lược hay chiến dịch Digital Marketing, các Marketer cần phải tìm hiểu, nghiên cứu rất chi tiết về thị trường và các kênh kỹ thuật số của đối thủ, từ đó xác định được thách SWOT cho doanh nghiệp trong việc phát triển các nền tảng cho Digital Marketing.
Phải luôn sáng tạo mới làm được Digital Marketing
Nghề Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng cần yếu tố sáng tạo nhưng đó là yếu tố cần, không phải yếu tố duy nhất hay yếu tố bắt buộc của một Digital Marketer. Sự sáng tạo phải dựa trên thực tế của thị trường, chiến thuật Marketing cần tư duy khoa học chứ không phải chỉ sáng tạo mà thôi.
Đừng suy nghĩ nếu mình không sáng tạo thì sẽ không thể tìm hiểu về Digital Marketing. Sáng tạo đem đến thu hút nhưng tính thực tế trong tiếp thị sẽ giúp các kế hoạch đi đúng hướng, đánh đúng tâm lý khách hàng, đây mới thực sự là quan trọng.
5. Những khó khăn cho các Junior khi theo đuổi Digital Marketing
Bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ gặp khó khăn khi khởi đầu, tất nhiên khi theo đuổi học Digital Marketing cũng vậy.
Thiếu kinh nghiệm: Yếu tố kinh nghiệm bao gồm kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Đòi hỏi các Junior Marketer phải vừa học vừa thực hành để rút cho mình những kinh nghiệm quý giá để được đánh giá tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng
Bỏ ra nhiều công sức: đây là điều bạn sẽ phải chuẩn bị khi lựa chọn học Digital Marketing. Để chạy một chiến dịch Marketing phải bỏ công sức phân tích dữ liệu, lập ra kế hoạch, bỏ hàng tháng thời để đạt KPIs, khi đã lựa chọn bạn phải cho quyết tâm.
Ít mối quan hệ: bạn mới vào nghề, là một Junior, bạn nghiên cứu digital marketing là làm gì nhưng bạn lại quên mất việc xây dựng các mối quan hệ cho mình. Trong quá trình học hỏi và bắt đầu làm việc, xây dựng mối quan hệ sẽ giúp bạn phát triển, cho bạn cơ hội học hỏi từ những người đi trước đấy.
Hy vọng các bạn Junior Marketer đã có một hình dung cụ thể Digital Marketing là gì và hiểu về các kỹ năng cũng như các hình thức Digital Marketing mà mình có thể tham gia và phát triển đúng không? Hy vọng các bạn có thể phát triển các kỹ năng của bản thân một cách thuần thục và tự tin ứng tuyển vị trí này, ngoài ra nếu bạn thấy hứng thú với các kiến thức marketing hãy tìm đọc thêm bài viết Social Marketing của Triangle Head mình nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm tại:
https://blog.hubspot.com/marketing/what-is-digital-marketing
https://www.investopedia.com/terms/d/digital-marketing.asp
https://www.hitachi-solutions.co.jp/digitalmarketing/sp/column/dm_vol01/