Điều kiện và thủ tục đăng ký doanh nghiệp chế xuất

Điều kiện và thủ tục đăng ký doanh nghiệp chế xuất

Để thành lập doanh nghiệp chế xuất cần nhiều điều kiện hơn so với các doanh nghiệp thông thường. Vậy thì điều kiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp chế xuất là gì sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp chế xuất là gì ?

Chúng ta thường biết doanh nghiệp chế xuất qua từ tiếng anh viết tắt là Doanh nghiệp EPE (Tên đầy đủ tiếng anh là Export Proccessing Enterprise ) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất. Hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Doanh nghiệp EPE không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài. Theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều kiện và thủ tục đăng ký doanh nghiệp chế xuấtĐiều kiện và thủ tục đăng ký doanh nghiệp chế xuất.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý các khu công nghiệp và khu kinh tế có quy định cụ thể về điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất như sau:

  • Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa. Và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu.
  • Hàng hóa sản xuất dều phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.
  • Chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất. Hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.
  • Doanh nghiệp chế xuất phải đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát của Hải Quan và các cơ quan chức năng.
  • Phải có văn bản đồng ý của hải quan chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất.

Theo Khoản 8 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu quy định miễn thuế đối với hàng hóa sản xuất. Gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.

Theo Mục 55 Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Thì khu chế xuất thuộc địa bàn đặc biệt ưu đãi đầu tư, cụ thể là địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, không vì thế mà khẳng định rằng, chỉ có nhà đầu tư nước ngoài mới được thành lập doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp chế xuất không phải là một loại hình doanh nghiệp riêng. Mà chỉ là tên gọi nhằm thể hiện địa điểm đặt doanh nghiệp và tính chất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là loại hình doanh nghiệp chuyển sản xuất để xuất khẩu.

Do vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất cũng tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác. Do đó, khi tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất. Bạn cần tìm hiểu thủ tục thành lập doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà bạn đang có nhu cầu. Ví dụ: thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; hay thủ tục thành lập công ty cổ phần ….

Điều kiện và thủ tục đăng ký doanh nghiệp chế xuấtĐiều kiện và thủ tục đăng ký doanh nghiệp chế xuất.

Dưới đây là thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất cơ bản gồm các bước như sau :

Bước 01: Đăng ký chủ trương đầu tư

Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây: Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

Bước 02: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

Bước 03: Thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp. 

Bước 04: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

 Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. 

Bước 05: Khắc dấu của doanh nghiệp 

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Điều kiện và thủ tục đăng ký doanh nghiệp chế xuất trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với Đăng ký kinh doanh nhanh:

Gọi ngay: 0794.80.8888