Điều 12 Luật công nghệ thông tin 2006 chi tiết – Công ty Luật ACC

Với thị trường phát triển hiện nay, tiến bộ khoa học kĩ thuật đồng nghĩa với việc công nghệ thông tin phát triển. Và nhà nước ta đã ban hành bộ Luật công nghệ thông tin để quản lý những nội dung cơ bản của ngành này. Vậy Luật công nghệ thông tin bao gồm những nội dung nào? Vai trò của luật công nghệ thông tin là gì? Những hành vi nghiêm cấm trong Luật công nghệ thông tin là gì? Điều 12 đã mô tả cụ thể chi tiết về việc này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết và cụ thể về việc này.

luật công nghệ thông tin 2006 khoản 2 Điều 12

1. Công nghệ thông tin là gì? Luật công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin hay còn gọi là IT (Information Technology) là thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho phân phối và xử lý dữ liệu cũng như trao đổi, lưu giữ và sử dụng thông tin.

Trong doanh nghiệp các nhân viên IT luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, truyền dẫn, lưu trữ và xử lý các thông tin, hệ thống và dây chuyền sản xuất. CNTT được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Giúp vận hành từ: quá trình kinh doanh, kết nối khách hàng,…

Ngành công nghệ thông tin: “Là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

Luật Công nghệ thông tin là công cụ để tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu hình thành, phát triển xã hội thông tin, rút ngắn quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trước mắt để thực thi có hiệu quả các nội dung cơ bản của chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành.

Luật Công nghệ thông tin là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về Công nghệ thông tin của Chính phủ, các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để bảo đảm sự phân công, phối hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển Công nghệ thông tin.

2. Những lợi ích của công nghệ thông tin mang lại

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã mang lại cho con người rất nhiều lợi ích tuyệt vời sau đây:

Mua sắm dễ dàng hơn với sự phát triển của công nghệ thông tin

Trước đây khi có nhu cầu mua sắm, người tiêu dùng phải trực tiếp đến cửa hàng, thì ngày nay bạn chỉ cần ngồi ở nhà và đặt mua. Bất kể là sản phẩm gì, từ quần áo, điện tử cho đến việc đi chợ… cũng có thể mua online. Chỉ cần vài cú click chuột, những sản phẩm ấy sẽ được giới thiệu đi kèm hình ảnh và cả đánh giá từ người dùng

Công nghệ thông tin phát triển giúp mua sắm dễ dàng hơn

Di chuyển linh hoạt hơn với ứng dụng đặt xe.

Các ứng dụng di chuyển nổi tiếng như: Uber, Grab đã khẳng định thế mạnh của mình. Nhận thấy tính ưu việt của công nghệ này, các hãng taxi truyền thống cũng ra mắt những ứng dụng riêng bắt nhịp làn sóng mới. Nhờ áp dụng công nghệ để giảm thiểu các chi phí nhân sự như: tổng đài, điều phối viên,…

Ăn uống nhanh chóng, tiện lợi

Giờ đây không khó để  bạn tìm một món ăn ngon với mức giá hợp lý. Bạn chỉ việc ngồi tại nhà, đặt mua đồ ăn online và sẽ được giao hàng mang đến tận nơi. Bởi hiện nay các ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến như: Vietnammm, DeliveryNow,… đã bắt đầu bước vào cuộc sống của chúng ta.

Ứng dụng cho phép người dùng lựa chọn hàng loạt các quán ăn, nhà hàng từ món Châu Á, Châu Âu, Việt Nam, cho đến các món ăn bình dân, đặc sản,…

Chủ động việc học tập trên internet

Công nghệ thông tin còn mang đến những lợi ích tuyệt vời cho việc học tập phát triển kiến thức và kỹ năng. Các ứng dụng học tập trực tuyến không những giúp bạn có thể chủ động về thời gian, chi phí mà còn phá vỡ rào cản về không gian và thời gian, giúp bạn học mọi lúc mọi nơi.

Liên lạc, kết nối gần nhau hơn bởi sự phổ cập của thiết bị công nghệ

Chỉ với một chiếc smartphone hay laptop là bạn có thể trò chuyện, trao đổi công việc với đối tác, khách hàng xuyên quốc gia. Vừa tiết kiệm được thời gian, thu hẹp khoảng cách mà còn dễ dàng xử lý những vấn đề quan trọng một cách đơn giản, nhanh chóng.

Không những thế, bạn có kết nối với bạn bè, người thân dù đang cách xa nhau hàng ngàn cây số, giúp mối quan hệ trở nên thân thiết hơn.

3. Vai trò của luật công nghệ thông tin 

Luật Công nghệ thông tincó vị trí quan trọng, quy định những điều kiện thiết yếu để bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp đáng kể và ngày càng tăng cho GDP, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, các ngành, các cấp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội. Các quy định về quản lý, cấp phép, đăng ký được quy định ở mức tối thiểu và cần thiết nhằm tạo ra môi trường rõ ràng, minh bạch và lành mạnh nhằm thúc đẩy các các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

4. Nội dung Điều 12 Luật công nghệ thông tin 

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng.

2. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:

a) Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;

c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;

d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;

đ) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.

3. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể về luật công nghệ thông tin 2006 khoản 2 Điều 12. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc liên quan đến các vấn đề phpas lỹ, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.