Điện trở là gì? Công thức tính, bảng màu và ứng dụng của điện trở
Nội Dung Chính
Điện trở là gì? Công thức tính, bảng màu và ứng dụng của điện trở
Điện trở cũng là một yếu tố để xác định dòng điện. Vậy, điện trở là gì? Bản chất và công thức tính của điện trở như thế nào? Bảng màu và ký hiệu cũng như ứng dụng trong đời sống như thế nào?
Mạch điện là một ứng dụng quan trọng trong đời sống, mang lại sự tiện nghi hiện đại. Hiểu các thuật ngữ trong mạch điện sẽ giúp bạn ghép nối các thiết bị một cách hiệu quả. Mỗi thiết bị đều có điện trở riêng, được ghi chú và ký hiệu trên mạch điện.
Điện trở cũng là một yếu tố để xác định dòng điện. Vậy, điện trở là gì? Bản chất và công thức tính của điện trở như thế nào? Bảng màu và ký hiệu cũng như ứng dụng của điện trở trong thực thế như thế nào? Bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu về điện trở qua bài viết dưới đây với Batiea.
Điện trở là gì? Công dụng của điện trở là gì?
Chắc chắn bạn đã được nghe nhiều về thuật ngữ điện trở, hoặc đọc các ký hiệu trên thiết bị, bảng mạch. Vậy, điện trở là gì? Công dụng của điện trở là gì?
Điện trở là gì?
Điện trở hay Resistor là một linh kiện điện tử thụ động, với 2 đầu tiếp điểm kết nối với mạch điện. Resistor được sử dụng trong mạch để điều chỉnh mức độ tín hiệu. Đặc điểm của điện trở thường có trở kháng cố định và ít bị thay đổi bởi điều kiện môi trường, nhiệt độ.
Điện trở là một đại lượng vật lý đặc trưng cho trở kháng, tính chất cản trở dòng điện của vật liệu. Có nhiều loại điện trở, tùy loại vật liệu.
Biến trở là loại resistor có trở kháng có thể thay đổi. Các loại biến trở đa dạng như: biến trở ánh sáng, biến trở nhiệt độ, bản ứng hóa học hay độ ẩm môi trường…
Công dụng của resistor trong mạch điện là gì?
Đặc điểm của resistor cản trở dòng điện. Vậy, công cụng của điện trở là gì trong mạch điện?
- Nhiệm vụ của resistor điều chỉnh cường độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chạy qua mạch điện.
- Resistor được sử dụng để chia điện áp hoặc kích hoạt các linh kiện điện trở chủ động trong mạch điện (transister) hay làm tiếp điểm cuối trong đường truyền điện.
Phân loại resistor hiện có
Với đặc trưng và nhu cầu sử dụng khác nhau, resistor được phân thành nhiều loại. Cụ thể như sau:
Phân loại resistor theo công suất:
- Các resistor thông thường có công suất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W.
- Các resistor có công suất từ 1W, 2W, 5W, 10W..
- Các resistor sứ và resistor nhiệt: là điện trở công suất có vỏ bọc sứ hoạt động ổn định khi tỏa nhiệt.
Phân loại theo chất liệu và cấu tạo:
- Resistor chất liệu carbon.
- resistor dây quấn.
- resistor bề mặt.
- resistor film.
- resistor băng.
- resistor gốm kim loại.
Giới hạn làm việc và môi trường hoạt động của các loại resistor này kahsc nhau, linh hoạt tùy theo đặc trưng chất liệu và cấu tạo.
Công thức tính của resistor như thế nào?
Xác định điện trở vật liệu đã được học trong chương trình vật lý cấp 2. Đây là nguyên lý cơ bản của dòng điện, cần nắm rõ. Giá trị trở kháng của vật liệu được xác định bằng công thức của định luật Ohm: V=I*R.
Trong đó:
- V là hiệu đện thế 2 đầu mạch điện, đơn vị đo V
- I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch hoặc dây dẫn, đơn vị A (ample)
- R là giá trị trở kháng của vật liệu, đơn vị Ohm.
Trong thức tế, có một số điện cảm, điện dung sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa điện áp và cường độ dòng điện của mạch điện xoay chiều.
Cách đọc bảng màu và ký hiệu của resistor trong mạch điện
Giá trị trở kháng rất quan trọng trong việc thiết lập mạch điện, đảm bảo an toàn cho các thiết bị. Đặc biệt trong linh vực công nghiệp, người vận hành cần biết cách đọc bảng màu điện trở, ký hiệu trong sơ đồ mạch điện.
Cách đọc bảng màu giá trị resistor
Hiện nay, mỗi nhà sản xuất đều có in trị số trên các linh kiện điện tử để người dùng có thể biết được giá trị của chúng. Tuy nhiên, thông qua ký hiệu màu, bạn có thể xác định được giá trị của resistor được thiết kế là bao nhiêu?
Cụ thể bảng màu sẽ được sử dụng: Đen, nâu, đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím, xám, trắng, hoàng kim, bạc. Các vòng màu sẽ mô tả theo thứ tự: trị số của màu, lũy thừa của 10, sai số tính theo %, tham số nhiệt thau đổi đơn vị phần triệu cho 1 độ C.
Cách đọc ký hiệu resistor
Trên mạch điện, ký hiệu resistor có thể cho biết trị số công suất của resistor đó là bao nhiêu. Cụ thể, các ký hiệu mang giá trị sau:
- “//” tương đương 0.125w.
- “/” tương đương 0.25w.
- “-” tương đương 0.5w.
- “|” tương đương 1w/
- “||” tương đương 2w.
- “\/” tương đương 5w.
- “X” tương đương 10w.
▷ Xem thêm: Đơn vị Watt (W), Kw, Kwh là gì?.
Bên cạnh các giá trị thường ghi đơn vị, nhưng nếu không ghi đơn vị, sẽ được quy ước như sau:
- Từ 1-999 Ohm được ghi là 1-999.
- Từ 1000-999000 được ghi 1k-999k.
- Từ 1 mega Ohm trở lên được ghi 1,0; 2,0; 3,0…
Các giá trị điện trở thường được ký hiệu với 4 màu, nhưng chính xác hơn, nhiều đơn vị sẽ thể hiện với 5 màu trên thân linh kiện.
Điện trở là yếu tố quan trọng trong mạch điện, có khả năng điều chỉnh mức độ tín hiệu, làm giảm cường độ dòng điện. Ứng dụng của resistor trong đời sống khá đa dạng, giúp kiểm soát mạch an toàn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về linh kiện điện trở, cũng như công thức tính và chức năng của chúng trong mạch điện.