Điện toán đám mây và những ứng dụng trong chuyển đổi số

Điện toán đám mây  được xem như “Phép ẩn dụ của Internet” theo Eric Griffith. Nếu Internet cho phép bạn có thể truy cập vào bất kỳ nội dung hay tài nguyên nào ở bất kỳ đâu mà không cần phải lưu trữ chúng thì điện toán đám mây cũng giống như vậy. 

Dien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivimDien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivim

Điện toán đám mây là một trong những giải pháp nổi bật của Chuyển đổi số. Theo trang Tech Republic – Tạp chí trực tuyến, cộng đồng xã hội dành cho những chuyên gia Công nghệ thông tin, khái niệm chuyển đổi số 4.0 là “cách sử dụng công nghệ để thực hiện lại quy trình sao cho hiệu quả hơn hoặc hiệu quả hơn.” 

>> Xem thêm: Điện toán đám mây và câu chuyện của Chuyển đổi số 2022

Điện toán đám mây là một trong những mô hình được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và chuyển khai. Không quá khoa trương khi nói bất kỳ doanh nghiệp nào khi chuyển đổi số cũng đều áp dụng điện toán đám mây. Vậy điện toán đám mây  mang lại lợi ích gì, doanh nghiệp nên sử dụng mô hình nào? Cùng iVIM xem ngay bài viết bên dưới nhé! 

1.Điện toán đám mây là gì? Các mô hình điện toán đám mây hiện tại  

1.1 Điện toán đám mây, dịch vụ điện toán đám mây là gì?

Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST), điện toán đám mây được định nghĩa như sau:

“Điện toán đám mây hay Cloud Computing là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu. Tài nguyên điện toán đám mây có thể được thiết lập hoặc hủy bỏ nhanh chóng bởi người dùng mà không cần sự can thiệp của Nhà cung cấp dịch vụ”.

Dien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivimDien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivim

Sự ra đời của mạng xã hội Facebook năm 2004, sàn thương mại điện tử Amazon,… càng chứng tỏ được tầm quan trọng của dịch vụ điện toán đám mây  đối hầu hết các lĩnh vực liên quan tới mạng Internet.

Google Drive, Dropbox, OneDrive, iCloud,… là những ví dụ điển hình của dịch vụ điện toán đám mây. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản và sử dụng dịch vụ miễn phí và trả phí theo nhu cầu của bản thân. Họ lưu trữ các tài liệu lên tài khoản “đám mây” của mình và truy cập vào sử dụng từ bất cứ vị trí nào miễn có kết nối mạng.

1.2 Các mô hình điện toán đám mây hiện nay

Điện toán đám mây (Cloud Computing) có 4 mô hình dịch vụ (mô hình sản phẩm )

  • Public Cloud:

    Đám mây công cộng (là các dịch vụ trên nền tảng Cloud Computing để cho các cá nhân và tổ chức thuê, họ dùng chung tài nguyên).

  • Private Cloud:

    Đám mây riêng (dùng trong một doanh nghiệp và không chia sẻ với người dùng ngoài doanh nghiệp đó)

  • Hybrid Cloud:

    Là mô hình kết hợp (lai) giữa các mô hình Public Cloud và Private Cloud.

  • Community Cloud:

    Đám mây cộng đồng (là các dịch vụ trên nền tảng Cloud computing do các công ty cùng hợp tác xây dựng và cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng).

Dien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivim-Dien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivim-

1.2.1. Public Cloud (Đám mây “công cộng”)

Định nghĩa: Là các dịch vụ được bên thứ 3 (người bán) cung cấp. Chúng tồn tại ngoài tường lửa của công ty và được nhà cung cấp đám mây quản lý. Nó được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng công cộng, người dùng sẽ đăng ký với nhà cung cấp và trả phí sử dụng dựa theo chính sách giá của nhà cung cấp. Public cloud là mô hình triển khai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay của cloud computing.

Dien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivimDien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivim

>> Xem ngay: Public Cloud – Giải pháp cho mọi doanh nghiệp 2022 

  • Ưu điểm:

Phục vụ được nhiều người dùng hơn, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Tiết kiệm hệ thống máy chủ, điện năng và nhân công cho doanh nghiệp.

  • Nhược điểm:

Các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà cung cấp không có toàn quyền quản lý.

Gặp khó khăn trong việc lưu trữ các văn bản, thông tin nội bộ.

Tuy nhiên Public Cloud có một trở ngại, đó là vấn đề mất kiểm soát về dữ liệu và vấn đề an toàn dữ liệu. Trong mô hình này mọi dữ liệu đều nằm trên dịch vụ Cloud, do nhà cung cấp dịch vụ Cloud đó bảo vệ và quản lý. Chính điều này khiến cho khách hàng, nhất là các công ty lớn cảm thấy không an toàn đối với những dữ liệu quan trọng của mình khi sử dụng dịch vụ Cloud.

1.2.2  Private Cloud (Đám mây “doanh nghiệp”)

Định nghĩa: Private cloud là các dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp trong các doanh nghiệp. Những “đám mây” này tồn tại bên trong tường lửa của công ty và được các doanh nghiệp trực tiếp quản lý. Đây là xu hướng tất yếu cho các doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin.

Dien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivim-Dien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivim-

Đối tượng sử dụng: Nội bộ doanh nghiệp sử dụng và quản lý

  • Ưu điểm:

    Chủ động sử dụng, nâng cấp, quản lý, giảm chi phí, bảo mật tốt,…

  • Nhược điểm:

Khó khăn về công nghệ khi triển khai và chi phí xây dựng, duy trì hệ thống.

Hạn chế sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, người dùng ở ngoài không thể sử dụng

>> Xem ngay: iVIM đơn vị cung cấp giải pháp Private Cloud uy tín nhất 2022

  1. Hybrid Cloud (Đám mây “lai”)

Định nghĩa: Là sự kết hợp của private cloud và public cloud. Cho phép ta khai thác điểm mạnh của từng mô hình cũng như đưa ra phương thức sử dụng tối ưu cho người sử dụng. Những “đám mây” này thường do doanh nghiệp tạo ra và việc quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp điện toán đám mây công cộng.

Đối tượng sử dụng: Doanh nghiệp và nhà cung cấp quản lý theo sự thỏa thuận. Người sử dụng có thể sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp và dịch vụ riêng của doanh nghiệp.

  • Ưu điểm:

    Doanh nghiệp 1 lúc có thể sử dụng được nhiều dịch vụ mà không bị giới hạn.

  • Nhược điểm:

    Khó khăn trong việc triển khai và quản lý. Tốn nhiều chi phí.

Doanh nghiệp có thể chọn để triển khai các ứng dụng trên Public, Private hay Hybrid Cloud tùy theo nhu cầu cụ thể. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh và yếu của nó. Các doanh nghiệp phải cân nhắc đối với các mô hình Cloud Computing mà họ chọn. Và họ có thể sử dụng nhiều mô hình để giải quyết các vấn đề khác nhau. 

Dien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivimDien-toan-dam-may-ung-dung-trong-chuyen-doi-so-2022-ivim

Nhu cầu về một ứng dụng có tính tạm thời có thể triển khai trên Public Cloud bởi vì nó giúp tránh việc phải mua thêm thiết bị để giải quyết một nhu cầu tạm thời. Tương tự, nhu cầu về một ứng dụng thường trú hoặc một ứng dụng có những yêu cầu cụ thể về chất lượng dịch vụ hay vị trí của dữ liệu thì nên triển khai trên Private hoặc Hybrid Cloud.

>> Xem thêm: 8 Xu hướng chuyển đổi số hàng đầu giúp doanh nghiệp bức tốc 2022

  1. Community Cloud:

    Đám mây cộng đồng (là các dịch vụ trên nền tảng Cloud computing do các công ty cùng hợp tác xây dựng và cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng).

2. Ứng dụng của điện toán đám mây trong chuyển đổi số

Tính linh hoạt: trong quản lý và phát triển của tổ chức chủ yếu là thay đổi liên tục, điện toán đám mây cho phép các công ty tiết kiệm chi phí bằng cách không phải đầu tư vào việc thiết lập và duy trì tài nguyên CNTT nội bộ.

Tiết kiệm chi phí: Các giải pháp đám mây có thể thích ứng và được điều chỉnh theo yêu cầu của doanh nghiệp, chúng cung cấp một mô hình khung có thể mở rộng trong đó các doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho các dịch vụ đã sử dụng. Trong trường hợp này, một công ty có thể chọn giải pháp rẻ hơn mà không cần thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng CNTT đắt tiền.

Bảo mật: Bất kỳ dữ liệu hoặc thông tin cá nhân nào được lưu trữ đều có thể bị vi phạm bảo mật như tấn công mạng và các mối đe dọa mạng khác. Thay vào đó, dịch vụ lưu trữ đám mây có thể lưu trữ nhiều bản sao lưu dữ liệu trong một hệ thống phân tán. Vì vậy, ngay cả khi một nút bảo mật gặp sự cố, dữ liệu được lưu trữ trong các nút khác vẫn không bị hỏng.

Có thể cộng tác song song với cơ sở hạ tầng giải pháp đám mây cho phép mọi người cộng tác ở cùng nhiệt độ mà không cần giao tiếp phân cấp, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại. Các nhóm khác nhau có thể làm việc cùng nhau và có quyền truy cập vào cùng một dữ liệu thậm chí từ xa bằng cách hỗ trợ các công việc hàng ngày và tiết kiệm thời gian.

Rõ ràng chúng ta thấy Điện toán đám mây là một trong những việc mà doanh nghiệp đáng để đầu tư, chúng mang lại hàng loạt những lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp. Hoàn thành điện toán đám mây cũng xem như một phần hoàn thành cho câu chuyện chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần chọn cho mình những đơn vị triển khai uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực trên.

ivim-Dien-toan-dam-may-va-cau-chuyen-cua-Chuyen-doi-so-2022 ivim-Dien-toan-dam-may-va-cau-chuyen-cua-Chuyen-doi-so-2022

iVIM là một trong những đơn vị cung cấp các giải pháp công nghệ tối ưu giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững. Với giải pháp đám mây của mình iVIM tự ti có thể cung cấp dược dịch vụ đám mây tốt nhất và giải quyết được hoàn toàn như cầu của quy khách hàng.

iVIM luôn thiết kế và tạo ra những giải pháp dựa trên nhu cầu của mỗi khách hàng. Nên các giải pháp được đưa ra hoàn toàn chuyên biệt và có tính ứng dụng cho mỗi doanh nghiệp. Dựa vào quy mô cũng như yêu cầu doanh nghiệp mà chúng tôi có sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất!

>> Liên hệ ngay với iVIM để nhận được tư vấn bạn nhé!

CHỦ ĐỘNG TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ LÀ CHỦ ĐỘNG CHO SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP