Điện công nghiệp là gì? Tất cả các vấn đề về điện công nghiệp

Điện công nghiệp là gì, tương lai ngành điện công nghiệp như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu tổng quan những điều cần biết về điện công nghiệp. Điện công nghiệp phục vụ các hoạt động dân sinh và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Tuy không phải là ngành “hot” nhưng nhu cầu về lĩnh vực này là chưa bao giờ đủ. Đặc biệt là vì tính chất công nghiệp hóa ngày một gia tăng. Vậy bạn có biết điện công nghiệp là gì?

Xem thêm: Điện nhẹ là gì? M&E là gì

1. Điện công nghiệp là gì?

Điện công nghiệp đóng vài trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống lẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nó cần thiết với hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực và tất cả mọi người.

1.1 Khái niệm về điện công nghiệp là gì?

  • Điện công nghiệp tiếng anh là industrial electricity. Đó là ngành chuyên thực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện. Thực hiện đấu nối để đưa điện từ hệ thống truyền tải phục vụ vào quá trình sản xuất, vận hành thiết bị điện công nghiệp, cũng như các hệ thống sử dụng điện nói chung. Nhằm đáp ứng nhu cầu trong công nghiệp của các xí nghiệp, nhà máy…
  • Yêu cầu đặt ra là làm sao phải đảm bảo sự vận hành ổn định của nguồn điện. Bên cạnh đó là có sự phát triển hệ thống truyền tải điện hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Dien-cong-nghiep-la-gi

1.2 Tổng quan về ngành điện công nghiệp

Hệ thống điện công nghiệp là mạng lưới điện tại nhà máy, nhà xưởng

– Các hoạt động chính trong điện công nghiệp là gì

  • Lên ý tưởng, bản vẽ, mô phỏng mạng lưới hệ thống điều khiển và truyền tải điện năng.
  • Thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống, gồm: tủ điều khiển vận hành thiết bị, đèn chiếu sáng, PCCC, điều hòa không khí, thông gió…
  • Lên sơ đồ lắp đặt, vận hành máy móc trong nhà máy
  • Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các mạng lưới vận hành máy móc, những thiết bị có tải trọng lớn trong hệ thống.

1.3 Hệ thống điện công nghiệp gồm những gì?

  • Hệ thống điện công nghiệp được hiểu là mạng lưới điện tại doanh nghiệp, nhà xưởng. Đảm nhận chức năng phân phối, cung cấp điện năng trực tiếp cho tất cả máy móc sản xuất tại nhà xưởng.
  • Hệ thống điện cho hoạt động sản xuất là yếu tố tiên quyết đối với doanh nghiệp. Hệ thống điện cần được thực hiện tỉ mỉ, chính xác ngay từ giai đoạn thiết kế, thi công và bảo dưỡng.
  • Trước khi thi công cần tạo lập bảng thiết kế hệ thống điện công nghiệp. Dựa trên sơ đồ, bản thiết kế sẽ đem lại góc nhìn toàn thể trên toàn bộ hệ thống, hỗ trợ người thợ đi mạch và lắp đặt thiết bị dễ dàng hơn. Căn cứ vào bản vẽ thiết kế hệ thống điện còn giúp tính toán tính hiệu quả của hệ thống.
  • Để có thiết kế chuẩn, kỹ sư thiết kế cần có trình độ, kiến thức chuyên ngành. Đồng thời phải nắm được các thông tin có liên quan, về diện tích, loại hình nhà xưởng, số nhân công, những loại thiết bị sử dụng…

1.4 Lưu ý khí làm bản vẽ thiết kế hệ thống điện công nghiệp

  • Tính toán lượng điện cần thiết để máy móc duy trì hoạt động trơn tru, hiệu quả sản xuất cao.
  • Trình bày bản vẽ rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ an toàn
  • Tính toán số lượng thiết bị điện, dây dẫn cần dùng để thi công, lắp đặt, từ đó xác định phương án tối ưu chi phí.

– Một số yêu cầu bắt buộc khi thi công hệ thống điện công nghiệp

  • Đảm bảo an toàn điện lên hàng đầu
  • Thi công đúng theo các chi tiết trên bản vẽ thiết kế
  • Nghiêm túc thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình từ lắp đặt, vận hành chạy thử cho tới đưa vận hành hệ thống
  • Đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nước đề ra

Xem thêm: Hệ thống điện quốc gia là gì?

2. Điện công nghiệp và điện dân dụng

 2.1 Điện dân dụng là gì

  • Điện dân dụng vô cùng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày
  • Để phân biệt điện dân dụng và điện công nghiệp là gì, trước tiên bạn cần hiểu cơ bản về điện công nghiệp.
  • Có thể thấy, điện dân dụng vô cùng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta hiện nay. Ngành điện dân dụng bao gồm sản xuất, lắp đặt thiết bị máy móc, thiết bị chiếu sáng liên quan tới điện như đèn điện, quạt, tủ lạnh, tivi, máy giặt… Nếu thiếu điện thì các thiết bị điện, đồ dùng sẽ không thể hoạt động.
  • Điện dân dụng đã có mặt ở khắp mọi nơi tại Việt Nam, từ thành phố đưa về các vùng nông thôn, miền núi xa xôi, biên giới hay hải đảo. Điện dân dụng chủ yếu là cung cấp và phục vụ đời sống và lao động sản xuất của người dân trên cả nước. Góp phần thúc đẩy tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời đại mới.

2.2 Điểm khác giữa điện công nghiệp và điện dân dụng là gì

Như đã trình bày ở trên, điện công nghiệp sử dụng trong công nghiệp. Với nhiệm vụ vận hành trang thiết bị máy móc công suất rất lớn nên cần áp dụng dòng điện 3 pha. Còn hệ thống điện sinh hoạt sẽ dùng điện 1 pha.

Một số tiêu chí so sánh khác biệt giữa điện công nghiệp và điện dân dụng là gì.

Tiêu chí
Điện 1 pha
Điện 3 pha
Mức điện áp
– Tại nước ta, mức điện áp 1 pha là 220V

Ở một số quốc gia khác điện áp 1 pha thấp hơn 110V, 120V

– Điện 3 pha có mức điện áp 380V

Một số quốc gia khác, điện áp của điện 3 pha là 200V/220V

Mục đích sử dụng
Dùng để vận hành thiết bị có công suất nhỏ, phục vụ hoạt động sinh hoạt gia đình
Điện 3 pha áp dụng tại hệ thống điện ở các nhà xưởng. Để vận hành thiết bị công suất lớn

 Độ phức tạp
Có 2 dây dẫn, 1 dây nóng và 1 dây lạnh
Có 3 dây nóng và 1 dây lạnh

3. Điện tử công nghiệp là gì?

3.1 Điện tử công nghiệp là gì?

Điện tử công nghiệp chuyên thiết kế, lắp đặt các mạch điện

  • Việt Nam đang trong quá trình phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lĩnh vực điện tử công nghiệp nắm giữ một vai trò then chốt cho sự phát triển đó. Hiện nay, khoa học công nghệ có những bước tiến vượt bậc. Rất nhiều các nhà máy tự động, bán tự động đang sử dụng hàng loạt thiết bị điện tử.
  • Nhu cầu sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng mạnh mẽ kéo theo nhu cầu sử dụng điện công nghiệp rất lớn. Điện tử công nghiệp chuyên thiết kế, lắp đặt các mạch điện. Những người làm trong ngành điện tử công nghiệp thông thường sẽ đảm trách nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra thiết bị công nghiệp.

3.2 Điểm khác giữa điện công nghiệp và điện tử công nghiệp

So sánh
Điện công nghiệp
Điện tử công nghiệp

Lĩnh vực chính, quy mô
Thực hiện thiết kế hệ thống điện công nghiệp, truyền tải, phân phối điện, đưa điện đến đơn vị sử dụng trong các nhà máy, đảm bảo an toàn, tối ưu chi phí
Ngành điện tử công nghiệp gồm cả điện dân dụng kết hợp với công nghệ điện tử và  máy tính

Mục đích, nhiệm vụ
– Vận hành, bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong doanh nghiệp sản xuất có sử dụng máy điện

– Vận hành các máy điện, mạng động lực phân xưởng.

– Thi công hệ thống chiếu sáng, chống sét, hệ thống an ninh…

– Tính toán, sửa chữa, vận hành các loại thiết bị điện, máy điện AC, máy điện DC, máy biến áp…

Bảo trì, lắp đặt và sửa chữa những thiết bị điện tử được ứng dụng cho mục đích công nghiệp

 

4. Câu hỏi liên quan đến ngành điện công nghiệp

4.1 Kỹ sư điện công nghiệp ra làm gì

Tốt nghiệp ngành điện công nghiệp có lợi thế về cơ hội việc làm rất lớn

Một số trường Đại đào tạo ngành điện công nghiệp có thể kể đến là ĐH Điện lực, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Công nghiệp Tp.HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Công việc chính của kỹ sư điện công nghiệp là gì:

  • Thực hiện thành thạo quá trình thiết kế, lắp đặt, đấu nối hệ thống điện và thiết bị truyền tải điện
  • Vận hành, kiểm tra, sửa chữa, bảo trì hệ thống thiết bị điện
  • Tốt nghiệp ngành Điện công nghiệp có lợi thế về cơ hội việc làm rất lớn, dù là học chính quy hay học nghề. Do nhu cầu sử dụng điện với hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là nhiều nhà máy, khu công nghiệp mọc lên trên cả nước.

Tu-dien-cong-nghiep

Sinh viên có nền tảng kiến thức chuyên ngành vững chắc. Có kỹ năng và kinh nghiệm thì có thể tự tin ứng tuyển vào các nhà máy, khu công nghiệp có sử dụng hệ thống điện công nghiệp.

Một số cơ hội nghề nghiệp như:

  • Tự mở cửa hàng kinh doanh
  • Làm kỹ thuật viên cho các doanh nghiệp hoạt động về ngành điện, điện công nghiệp
  • Tự mở cửa hàng sửa chữa, bảo trì thiết bị điện
  • Làm việc tại các trung tâm, nhà máy nhiệt điện, thủy điện…

4.2 Lương ngành điện công nghiệp

Lương ngành điện công nghiệp theo năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng ngoại ngữ

  • Nhu cầu sử dụng điện trên phạm vi toàn cầu, đây chắc chắn là một trong những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Mức lương của ngành sinh viên mới ra trường ngành điện công nghiệp dao động từ 4 – 6 triệu/tháng.
  • Sau 1-2 năm có kinh nghiệm, mức lương có thể tăng lên 7 – 12 triệu/tháng. Khi có tay nghề cứng và ngoại ngữ, mức lương đạt được từ 15 – 20 triệu/tháng hoặc hơn nếu có cơ hội làm việc tại các tập đoàn nước ngoài.
  • Hệ thống điện công nghiệp cung cấp năng lượng cho toàn hệ thống thiết bị, máy móc trong sản xuất. Vì thế, việc nắm chắc chuyên môn, các tiêu chuẩn kỹ thuật khi thi công, lắp đặt sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát hệ thống điện một cách tốt nhất.
  • CHTECH chuyên nhận bảo trì hệ thống điện. Đơn vị đã hợp tác với nhiều tập đoàn lớn, với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Cùng với đội ngũ nhân công có trình độ về điện công nghiệp. CHTECH hoàn toàn phù hợp cho những dự án, công trình xây lắp điện công nghiệp quy mô lớn, nhỏ. Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, với mức giá cạnh tranh.

Bằng những cái nhìn tổng quan, chúng tôi mong rằng quý khách đã có thể hiểu thêm về điện công nghiệp là gì, phân biệt với điện dân dụng và điện tử công nghiệp. Để có thể đưa ra lựa chọn, quyết định chính xác khi bắt tay xây dựng hệ thống, thi công điện nhà xưởng công nghiệp. Hãy liên hệ ngay với công ty cơ điện CHTECH để được tư vấn chi tiết về điện công nghiệp.

thi-cong-dien-cong-nghiep