Điện Trở Là Gì, Công Dụng Của Điện Trở,Các Cách Mắc Điện Trở Cơ Bản
Khái niệm điện trở là gì ? Cấu tạo và tác dụng của các loại điện trở ? Công thức tính điện trở ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề này, mời các bạn tham khảo. Và 1 điều rất quan trọng là nếu biết điện trở là gì. Thì mời các bạn đọc hết bài viết phía dưới nhé. Chúc cho tất cả mọi người có được thêm nhiều kiến thức.
Điện trở được hiểu khái quát là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện. Nếu điện trở càng cao thì vật đó dẫn điện kém, ngược lại điện trở thấp sẽ là vật dẫn điện tốt. Đối với những vật cách điện sẽ có điện trở vô cùng lớn.
>>> Tham khảo bảng giá ổn áp Lioa Nhật Linh năm 2019!
Trong thực tế, điện trở là một linh kiện điện tử thụ động gồm 2 tiếp điểm kết nối. Thường được dùng để hạn chế cường độ dòng điện chạy trong mạch. Điều chỉnh mức độ tín hiệu, dùng để chia điện áp. Kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như: Transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong rất nhiều ứng dụng khác.
Điện trở suất là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu. Điện trở kháng được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó.
trong đó:
U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V).I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A).R: là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω).
Công dụng của điện trở là gì
Điện trở có mặt ở trong mọi thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được trong mạch điện. Điện trở có những tác dụng sau:
-
Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp.
-
Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.
-
Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động.
-
Tham gia vào các mạch tạo dao động R C
-
Điều chỉnh cường độ dòng điện đi qua các thiết bị điện.
-
Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết.
-
Tạo ra sụt áp trên mạch khi mắc nối tiếp.
Ngoài ra, tùy theo loại điện trở sẽ có những ứng dụng riêng khác nhau.
Điện trở có công dụng là khi mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước.
Ví dụ: Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, áp U1 phụ thuộc vào giá trị điện trở R1 và R2.
Theo công thức :
U1 = U.R1/(R1 + R2)
Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn. (thường thì thay đổi R1, R2 cố định). Công dụng của điện trở còn là ở cách phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động và tham gia vào các mạch tạo dao động RC.
Cách mắc điện trở cơ bản
Cách mắc nối tiếp:
-
Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại. Rtd = R1 + R2 + R3
-
Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng I I = ( U1 / R1) = ( U2 / R2) = ( U3 / R3 )
-
Từ công thức trên ta thấy rằng , sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị điệnt trở.
Cách mắc song song:
-
Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương Rtd được tính bởi công thức:
(1 / Rtd) = (1 / R1) + (1 / R2) + (1 / R3)
-
Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thì
Rtd = R1.R2 / ( R1 + R2)
-
Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị điện trở .
I1 = ( U / R1) , I2 = ( U / R2) , I3 =( U / R3 )
-
Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau
Cách mắc hỗn hợp:
-
Mắc hỗn hợp các điện trở để tạo ra điện trở tối ưu hơn .
-
Ví dụ: nếu ta cần một điện trở 9K ta có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1,5K .
Mời các bạn tham khảo video ổn áp Litanda 10KVA chính hãng 100% dây đông đời mới nhất :
Kho phân phối ổn áp Lioa và Litanda
Số 629 Đường Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Số 629 Đường Trường Trinh – Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh.
Hotline : 0986.203.203
Website: Lioavietnam.com.vn
E-mail : [email protected]
Các tìm kiếm liên quan đến điện trở là gì: công dụng của điện trở là gì, điện trở là gì lớp 9, điện trở của dây dẫn là gì, cấu tạo của điện trở, điện trở trong là gì, điện trở 10k màu gì, công thức tính điện trở thuần, cách đọc điện trở công suất.
Ổn áp Litanda xuất khẩu đi châu âu:
4.9/5 – (8 bình chọn)