Điểm hòa vốn là gì? Công thức tính điểm hòa vốn của dự án
Điểm hòa vốn là gì? Công thức tính điểm hòa vốn của dự án. Bất kỳ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải xác định mức doanh thu tối thiểu hoặc mức thu nhập nhất định để bù đắp chi phí của quá trình hoạt động đó. Dựa vào công thức tính điểm hòa vốn của dự án để xác định và phân tích điểm hòa vốn từ đó cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để bù đắp hết chi phí bỏ ra, tức là đạt hòa vốn.
Tham khảo thêm các bài viết sau:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì và cách tính thuế 2021
+ Khái niệm về vốn, cách phân loại và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
Điểm hòa vốn là gì? Công thức tính điểm hòa vốn của dự án
Nội Dung Chính
1. Khái niệm và ý nghĩa điểm hoà vốn
1.1 Khái niệm điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc là một điểm tổng số dư đảm phí đúng bằng tổng chi phí bất biến (định phí). Điểm hoà vốn có thể xác định bằng doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn. Ở vào thời điểm này có ba yếu tố được xác định:
– Số lượng sản phẩm sản xuất được (đơn vị sản phẩm)
– Doanh số tiêu thụ (bằng tiền)
– Thời gian đạt hòa vốn trong năm (thời gian)
1.2 Ý nghĩa điểm hòa vốn là gì
Phân tích điểm hòa vốn là nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận. Quá trình phân tích điểm hòa vốn cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện về mối quan hệ này trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Đó chính là việc chỉ rõ:
– Sản lượng, doanh thu ở mức nào để đạt được điểm hòa vốn
– Phạm vi lời lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu
– Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận mong muốn. Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng mức sản lượng và doanh thu bằng bao nhiêu thì hòa vốn trong kỳ kinh doanh. Từ đó xác định được vùng lãi, lỗ của doanh nghiệp để người quản lý có những biện pháp chỉ đạo tích cực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Khái niệm và ý nghĩa điểm hoà vốn
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ viết luận văn thuê để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?
Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.
2. Công thức tính điểm hòa vốn của dự án
2.1 Công thức tính điểm hòa vốn của dự án trong trường hợp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm
– Công thức tính điểm hòa vốn của dự án
+ Phương pháp phương trình (đồ thị)
Doanh thu hoà vốn là doanh thu ở mức sản lượng hoà vốn.
Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Tại điểm hoà vốn thì : Lợi nhuận = 0
Doanh thu = Biến phí + Định phí ⇒ Qhv * p = v * Qhv + F ⇒ Qhv = F/ (p – v)
Sản lượng hoà vốn = Tổng định phí / (Đơn giá bán – Biến phí đơn vị) Doanh thu hoà vốn = Sản lượng hoà vốn x Đơn giá bán
– Phương pháp số dư đảm phí Phương pháp này dựa trên quan điểm :cứ một sản phẩm tiêu thụ cung cấp một số dư số đảm phí (p-v) để trang trải. Vì vậy khi biết được định phí và số dư đảm phí của một đơn vị sản phẩm thì:
Sản lượng hoà vốn = Tổng định phí / Số dư đảm phí đơn vị
Qhv = F / Số dư đảm phí đơn vị Và biết được tỷ lệ số dư đảm phí thì:
Doanh thu hoà vốn = Tổng định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí
Công thức tính điểm hòa vốn của dự án
2.2 Công thức tính điểm hòa vốn của dự án trong kinh doanh nhiều loại mặt hàng
Trong trường hợp kinh doanh nhiều loại mặt hàng, mỗi mặt hàng sẽ có giá bán khác nhau. Do đó việc xác định điểm hòa vốn trong trường hợp này sẽ mang tính tương đối theo chỉ tiêu bình quân. Các bước để xác định doanh thu hoà vốn chung trong trường hợp này:
– Bước 1: Xác định tỷ lệ kết cấu mặt hàng tiêu thụ Tỷ lệ của mặt hàng i = (Doanh thu của từng mặt hàng i / Tổng doanh thu) x 100%
– Bước 2: Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của các mặt hàng i Tỷ lệ SDĐP bình quân = Tỷ lệ SDĐP i x Tỷ lệ kết cấu mặt hàng i
– Bước 3: Xác định doanh thu hoà vốn chung theo công thức Doanh thu hoà vốn = Tổng định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
-Bước 4: Xác định doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn cho từng mặt hàng
DTHV(i) = DTHV x Tỷ lệ kết cấu từng mặt hàng i Qhv(i) = DTHV(i) / Pi
3. Doanh thu an toàn và thời gian hoà vốn
3.1 Doanh thu an toàn hòa vốn
Là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện được trong kỳ và doanh thu hoà vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn thể hiện theo số tương đối và số tuyệt đối. Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện được
– Mức doanh thu hoà vốn Mức doanh thu an toàn mặt hàng i = Mức doanh thu thực hiện được mặt hàng i
– Mức doanh thu hoà vốn mặt hàng i Tỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu an toàn / Mức doanh thu thực hiện được Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá mức doanh thu hoà vốn như thế nào, phần doanh thu đó bắt đầu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp và đặc biệt khi ấy doanh thu chỉ còn trang trải cho biến phí mà thôi, vì định phí đã được bù đắp tại doanh thu hoà vốn. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại.
3.2 Thời gian hoà vốn
Thời gian hoà vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn trong một kỳ kinh doanh. Và cách xác định này sẽ định hướng cho nhà quản lý biết được khi nào doanh nghiệp sẽ được hoà vốn, để từ đó nhà quản lý đưa ra các biện pháp bằng các sách lược bán hàng cụ thể để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ nhằm rút ngắn thời gian hoà vốn. C
ông thức xác định: Thời gian hoà vốn = Doanh thu hoà vốn / Doanh thu bình quân một ngày
Doanh thu bình quân một ngày = Doanh thu trong kỳ / Số ngày trong kỳ Trong đó:
– p- đơn giá bán
– F :Tổng định phí
– Qhv-số lượng sản phẩm hoà vốn
– v :Biến phí đơn vị
Giới thiệu về các cách phân loại nguồn vốn và tìm hiểu khái niệm vốn bằng tiền là gì
4. Ưu điểm và hạn chế của phân tích điểm hoà vốn
4.1 Ưu điểm điểm hòa vốn
Việc phân tích điểm hoà vốn được sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có một số ứng dụng quan trọng sau:
+ Dùng để đánh giá lợi nhuận, chi phí của một dự án, một doanh nghiệp.
+ Được sử dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất đầu tư.
+ Có thể sử dụng trong sự phân tích rủi ro của doanh nghiệp hay một dự án đầu tư.
4.2 Những hạn chế điểm hòa vốn
Qua việc phân tích điểm hoà vốn, ta thấy để việc phân tích chi phí trong mối quan hệ với sản lượng, lợi nhuận thực hiện được thì các điều kiện sau phải được thoả mãn:
+ Biến thiên của chi phí và thu nhập phải tuyến tính.
+ Hầu hết các kết cấu của chi phí đều rất phức tạp và bao gồm nhiều khoản mục không thể phân chia một cách chính xác và cụ thể thành định phí và biến phí. Bởi vậy rất khó khăn khi phân tích điểm hoà vốn với kết cấu chi phí phức tạp và việc phân chia chỉ là tương đối.
+ Trong thực tế rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà sản xuất nhiều loại. Do đó muốn phân tích phải quy đổi các sản phẩm khác nhau thành một loại sản phẩm chuẩn duy nhất mà việc này thì rất khó khăn và chỉ mang tính tương đối.
+ Phân tích hoà vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian cho nên kết quả đặc biệt sai lệch trong trường hợp có lạm phát cao. Như vậy ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng tạo ra sự biến động lớn về lợi nhuận. Do vậy khi doanh thu vượt qua điểm hoà vốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu sẽ có tác động làm tăng tỷ lệ lớn về lợi nhuận.
Hy vọng bài viết “Điểm hòa vốn là gì? Công thức tính điểm hòa vốn của dự án” này sẽ giúp ích bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt nhất.