Điểm hòa vốn là gì? Cách xác định điểm hòa vốn tốt nhất

Điểm hòa vốn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực tài chính và kinh doanh. Phân tích điểm hòa vốn là việc làm quan trọng giúp cho chủ doanh nghiệp có góc nhìn cụ thể về tình hình kinh doanh của công ty mình. Nó cũng trở thành căn cứ để đưa ra các quyết định mang tính “sống còn” như: Xác định mục tiêu kinh doanh, giá bán hàng, thời điểm tung ra sản phẩm mới,… Chúng ta cùng đi tìm hiểu về điểm hòa vốn là gì? Và cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh tại nội dung bài viết này nhé!

Điểm hoà vốn là một dấu mốc quan trọng đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nó giúp trader dễ dàng đặt ra các chiến lược đầu tư phù hợp. Vậy điểm hoà vốn là gì? Làm sao để tính được điểm hòa vốn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn – BEP (tên tiếng anh là Break Even Point) là “điểm” mà khi chi phí và doanh thu của doanh nghiệp đó bằng nhau. Tại điểm hòa vốn, được hiểu lúc này doanh nghiệp không có lãi (lợi nhuận) mà cũng không lỗ.

Khi xem xét hoà vốn, người ta thường quan tâm đến hai loại điểm hoà vốn:

– Điểm hoà vốn kinh tế (còn gọi là điểm hoà vốn trước lãi vay): Là điểm tại đó doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Tại điểm hoà vốn kinh tế lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp bằng không.

– Điểm hoà vốn tài chính (còn gọi là điểm hoà vốn sau lãi vay): Là điểm tại đó doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí đã bao gồm lãi vay phải trả trong kỳ. Tại điểm hoà vốn tài chính lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng không.

diem-hoa-von

Đồ thị minh họa điểm hòa vốn

Tác dụng và những lưu ý trong phân tích điểm hoà vốn

Tại sao điểm hoà vốn lại quan trọng?

Điểm hòa vốn cho phép doanh nghiệp biết được tại mức sản lượng tiêu thụ hoặc mức doanh thu nào doanh nghiệp hòa vốn. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiêu thụ mức sản lượng vượt qua sản lượng hoà vốn sẽ có lãi; ngược lại doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ.

Theo dõi điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp biết:

  • Dòng sản phẩm hiện tại đang mang lại lợi nhuận như thế nào
  • Doanh số bán hàng có thể giảm bao nhiêu trước khi bắt đầu bị lỗ
  • Doanh nghiệp cần bán bao nhiêu đơn vị sản phẩm để hoà vốn, bao nhiêu sản phẩm để bắt đầu có lợi nhuận
  • Thay đổi trong giá bán, sản lượng tiêu thụ, kết cấu chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp sẽ cần tăng giá bán, sản lượng tiêu thụ hoặc tiết giảm chi phí biến đổi như thế nào để bù đắp cho sự gia tăng chi phí cố định.

Vì vậy phân tích điểm hoà vốn giúp doanh nghiệp lập kế hoạch ngân sách, quản lý và kiểm soát chi phí cũng như hoạch định chiến lược về giá một cách phù hợp nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

Ưu điểm khi phân tích điểm hòa vốn:

  • Đo lường lãi và lỗ ở các mức độ sản xuất và bán hàng khác nhau, từ đó có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp để đạt được lợi nhuận mong muốn.
  • Dự đoán ảnh hưởng của những thay đổi trong giá bán hàng.
  • Phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi từ đó đưa ra quyết định trong việc đầu tư tài sản cố định nhằm tận dụng lợi ích của đòn bẩy kinh doanh.
  • Dự đoán ảnh hưởng của sự thay đổi của chi phí và sản lượng đến lợi nhuận.

Hạn chế của phân tích điểm hòa vốn

Qua việc phân tích điểm hoà vốn, ta thấy để việc phân tích chi phí trong mối quan hệ với sản lượng, lợi nhuận thực hiện được thì các điều kiện sau phải được thoả mãn:

  • Biến thiên của chi phí và thu nhập phải tuyến tính.
  • Hầu hết các kết cấu của chi phí đều rất phức tạp và bao gồm nhiều khoản mục không thể phân chia một cách chính xác và cụ thể thành định phí và biến phí. Bởi vậy rất khó khăn khi phân tích điểm hoà vốn với kết cấu chi phí phức tạp và việc phân chia chỉ là tương đối.
  • Trong thực tế rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà sản xuất nhiều loại. Do đó muốn phân tích phải quy đổi các sản phẩm khác nhau thành một loại sản phẩm chuẩn duy nhất mà việc này thì rất khó khăn và chỉ mang tính tương đối.
  • Phân tích hoà vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian cho nên kết quả đặc biệt sai lệch trong trường hợp có lạm phát cao. Như vậy ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh thu cũng tạo ra sự biến động lớn về lợi nhuận. Do vậy khi doanh thu vượt qua điểm hoà vốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về doanh thu sẽ có tác động làm tăng tỷ lệ lớn về lợi nhuận.

Tại sao nên phân tích điểm hòa vốn?

Điểm hòa vốn là con số quan trọng mà các doanh nghiệp phải nắm được. Doanh nghiệp nên theo dõi và phân tích điểm hòa vốn để:

  • Biết được lợi nhuận của các dòng sản phẩm như thế nào.
  • Doanh số bán hàng có thể dao động trong khoảng nào để không bị lỗ.
  • Cần bán bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn và bắt đầu có lợi nhuận.
  • Nếu thay đổi giá bán ra của sản phẩm thì tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ cũng như chi phí sẽ có ảnh hưởng thế nào tới tổng doanh thu của doanh nghiệp.
  • Nếu chi phí cố định tăng thì doanh nghiệp sẽ phải tăng giá sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thị hay giảm chi phí biến đổi để đảm bảo lợi nhuận và không bị lỗ.
  • Dự đoán trước được những ảnh hưởng có thể tác động đến doanh thu khi thay đổi giá bán, thay đổi chi phí hoặc sản lượng.
  • Đầu tư tài sản cố định để tạo đòn bẩy kinh doanh từ việc phân tích quan hệ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định.

Một số lưu ý khi phân tích điểm hoà vốn:

Việc phân tích điểm hoà vốn thường gắn liền với các giả định, điều này gây ra những khó khăn khi phân tích điểm hoà vốn trên thực tế. Những khó khăn đó bao gồm:

  • Giả định rằng giá bán không đổi ở mọi mức sản lượng: điều này không đúng với thực tế, khi sản lượng bán ra đạt đến một mức nhất định, giá bán cũng sẽ thay đổi theo quy luật cung – cầu trên thị trường.
  • Giả định khối lượng sản xuất và bán hàng là như nhau, trong khi đó trên thực tế, doanh nghiệp luôn có một lượng hàng tồn kho nhất định.
  • Phân tích hoà vốn khó áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm do có sự khác biệt về giá bán và chi phí biến đổi của từng sản phẩm. Tuy nhiên trên thực tế, doanh nghiệp thường sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
  • Phân tích hoà vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian cho nên kết quả đặc biệt sai lệch trong trường hợp có lạm phát cao.

Làm thế nào để tìm điểm hòa vốn?

Sau khi đã phân chia chi phí thành hai loại chi phi khả biến và chi phi cố định, nhà quản lý cần làm thế nào để tìm được điểm mà tại đó lợi nhuận bằng 0 và tính được doanh thu mà tại đó lãi và bằng nhau (hòa vốn)?

Dưới đây là hình ảnh hiện cách tính tìm điểm hòa vốn.

diem-hoa-von

Hình ảnh thể hiện cách tính tìm điểm hòa vốn

Trong trường hợp lợi nhuận mục tiêu được quyết định trong kế hoạch kinh doanh, chỉ cần thay đổi công thức này một chút là bạn có thể tính được mức tổng doanh thu để đạt được lợi nhuận mục tiêu Chỉ cần bạn cộng lợi nhuận mục tiêu (R) vào tử số chỉ phí cố định (F) là được.

Công thức:

 S = (F + R) / (1 V / S)

Ví dụ, một nhà sản xuất nọ có chi phí cố định là 150 triệu vnd, lợi nhuận mục tiêu là 35 triệu vnd, tỷ lệ chi phi khả biến là 35%. Áp dụng công thức này ta có:

Tổng doanh thu = (150 triệu vnd +35 triệu vnd) / (1 – 0,35) = 285 triệu vnd.

Bên cạnh đó, nhà quản lý có thể ứng dụng của biến phí và định phí trong phân tích điểm hòa vốn

Ý nghĩa quan trọng nhất của biến phí và định phí là giúp doanh nghiệp xác định điểm hòa vốn. Phân tích điểm hòa vốn là phương pháp phân tích để xác định sản lượng hòa vốn, tức là sản lượng đem lại tổng doanh thu vừa đủ để bù đắp tổng chi phí.

Công thức điểm hòa vốn – sản lượng hòa vốn:

Điểm hòa vốn = Chi phí cố định / (Giá bán – Chi phí biến đổi)

Ví dụ sản xuất một chiếc áo sơ mi cần 1,2 mét vải và các nguyên phụ liệu khác như chỉ, cúc, … và các chi phí và giá bán như sau:

Giá bán dự kiến: 300.000 VND

Chi phí biến đổi: 160.000 VND

Tổng chi phí cố định theo kỳ sản xuất là: 910.000.000 VND

Trong đó chi phí biến đổi bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và một số lại chi phí khác ảnh hưởng.

Có nghĩa là nếu như doanh nghiệp bán với sản lượng là 6.500 sản phẩm thì sẽ hòa vốn hay lợi nhuận bằng 0. Để có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ bán sản lượng từ 6.501 sản phẩm trở lên.

Cách hạ thấp Điểm hòa vốn

Các công ty kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp mới luôn cố gắng hạ thấp Điểm hòa vốn một cách tối đa để nhanh chóng sinh ra lợi nhuận.

Có hai cách chính để làm việc này: Cắt giảm chi phí hoặc tăng giá bán.

Cách thứ 2 thường khó thực hiện hơn vì người tiêu dùng thường không sẵn sàng để mua một sản phẩm quá đắt. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn có thể cắt giảm chi phí bằng các cách khác như:

  • Đặt cửa hàng ở nơi có giá thuê mặt bằng thấp hơn và chỉ thuê không gian mà bạn thực sự cần.
  • Tìm kiếm, sử dụng nhà cung cấp và nguồn cung cấp có giá rẻ hơn.
  • Giảm lương, giờ làm hay số lượng nhân viên.
  • Cân nhắc làm việc từ xa (nếu có thể) để vắt giảm không gian cần thiết (và cả tiện ích đi kèm như điện, nước).
  • Xác định đối tượng khách hàng của doanh nghiệp chính xác hơn, từ đó tối ưu chi phí Marketing & Sales trên mỗi sản phẩm được bán ra.
  • Sử dụng hệ thống CRM để tối ưu hoạt động quản lý doanh nghiệp và quan hệ khách hàng.

Doanh nghiệp cần có một hệ thống quản lý tối giản và linh hoạt để tăng năng suất làm việc, quản lý và nắm bắt được các thông tin để có chiến lược hoạt động hiệu quả nhất. Đây là một cách cắt giảm chi phí dễ dàng đồng thời giúp đơn giản hóa các quy trình và hoạt động tại công ty, từ đó nâng cao năng suất làm việc và tăng lợi nhuận nhanh chóng cho doanh nghiệp.

Kết luận

Tóm lại, điểm hòa vốn là một yếu tố quan trọng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp. Phân tích điểm hòa vốn là một công cụ hữu ích đối với các nhà quản lý trong doanh nghiệp để đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn kết cấu giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế việc hiểu và đưa ra quyết định và các giải pháp giúp tối ưu hóa điểm hòa vốn là rất cần thiết đối với mỗi nhà quản lý. Để những giải pháp này trở nên thực tế và có thể áp dụng luôn vào doanh nghiệp cụ thể của quý doanh nghiệp, chúng tôi hân hạnh giới thiệu tới quý độc giả dịch vụ tư vấn kế toán của chúng tôi thông qua địa chỉ link liên kết là: “Dịch vụ tư vấn kế toán

Với xuất phát điểm là Học viện đào tạo kế kiểm toán hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm nhiều năm hoạt động cung cấp dịch vụ, công ty đã xử lý công việc hiệu quả, thành công cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Chúng tôi cam kết mang lại kết quả cải thiện hiệu quả nhất phù hợp với tình hình hiện tại và mục tiêu tương lai theo từng giai đoạn phát triển của quý doanh nghiệp.

Hoặc để được trực tiếp nhận tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phân tích tài chính, phân tích quản trị doanh nghiệp của Taca. Xin vui lòng liên hệ theo Hotline CSKH: 0982 518 586 

Taca Business Consulting,

Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội