Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh
Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh
4.5/5 – (13 bình chọn)
Điểm hòa vốn là gì? Điểm hòa vốn có ý nghĩa như thế nào? Công thức tính điểm hòa vốn là gì? Đây là một thuật ngữ không còn xa lạ trong giới tài chính – kinh doanh. Cùng tìm hiểu về điểm hòa vốn qua bài viết dưới đây cùng Luận văn 24.
1. Điểm hòa vốn là gì? Ví dụ
Trước hết, bạn cần tìm hiểu cụ thể khái niệm điều hòa vốn là gì cũng như tham khảo thêm các ví dụ để biết thêm về nó.
1.1. Khái niệm điểm hòa vốn
-
Điểm hòa vốn tiếng Anh là
Break-even-point (có tên viết tắt là BEP)
. Đây là một thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh, tài chính, chứng khoán. Điểm hòa vốn được dùng để chỉ tình dạng doanh thu và chi phí của một doanh nghiệp bằng nhau trong một kỳ kế toán cụ thể.
-
Điều này có nghĩa rằng, tại điểm hòa vốn,
doanh thu và chi phí của một doanh nghiệp ngang bằng nhau.
Tại đó khi doanh thu bán ra vừa đủ để hoàn tất sử dụng đủ các chi phí, bao gồm những định phí (chi phí cố định) và biến phí (chi phí biến đổi).
1.2. Ví dụ về điểm hòa vốn
-
Làm thế nào để bạn tính điểm hòa vốn? Nói chung, để tính điểm hòa vốn trong kinh doanh, chi phí cố định được chia cho tỷ suất lợi nhuận gộp. Điều này tạo ra một con số tiền đô la mà một công ty cần để hòa vốn.
Ví dụ về điểm hòa vốn
Ngoài ra, để hình dung dễ hơn thì ta có thể tham khảo 1 số ví dụ về điểm hòa vốn sau:
-
Khi đầu tư vào cổ phiếu/chứng khoán, nếu một nhà giao dịch mua một cổ phiếu ở mức 200 đô la và chín tháng sau nó lại đạt 200 đô la sau khi giảm từ 250 đô la, thì nó đã đạt đến điểm hòa vốn.
-
Một công ty có 1 triệu đô la chi phí cố định và tỷ suất lợi nhuận gộp là 37%. Điểm hòa vốn của nó là 2,7 triệu đô la (1 triệu đô la / 0,37). Trong ví dụ về điểm hòa vốn này, công ty phải tạo ra doanh thu 2,7 triệu đô la để trang trải các chi phí cố định và biến đổi của mình. Nếu nó tạo ra nhiều doanh số hơn, công ty sẽ có lãi. Nếu nó tạo ra ít doanh số hơn, thì sẽ có một khoản lỗ.
2. Ý nghĩa của điểm hòa vốn
Ý nghĩa điểm hòa vốn được thể hiện đơn giản khi các công ty dùng nó làm công cụ để tính toán kinh doanh, nhằm mục đích để nghiên cứu và đo lường sản phẩm. Có 5 ý nghĩa điểm hòa vốn điều sau:
2.1. Có cái nhìn thực tế về doanh thu
-
Để đánh giá và đạt được điểm hòa vốn khi kinh doanh thì các nhà quản lý đầu tư cần
phân tích hợp lý về sản phẩm, dịch vụ hoạt động
sẽ đưa đến kết quả khả quan nào khi trang trải chi phí sản xuất đó?
2.2. Hữu ích với nhà quản lý
-
Vì sao lại nói điểm hòa vốn đem đến điều hữu ích cho nhà quản lý? Đó là khi nhà quản lý
được cung cấp thông tin rõ ràng khi kinh doanh
như chuẩn bị mức giá thầu để cạnh tranh, định mức giá và đăng ký vay vốn,… họ sẽ đưa quyết định chính xác, quan trọng và có thêm tầm nhìn xa khi kinh doanh.
2.3. Công cụ xác định số lượng bán hàng thấp nhất
-
Ý nghĩa điểm hòa vốn là một
công cụ hữu ích để nhà quản lý đầu tư xem xét và đưa quyết định
có nên đầu tư sản xuất sản phẩm với số lượng hàng được bán ra thấp nhất.
2.4. Nhận biết mức độ phù hợp của chi phí cố định và chi phí biến đổi
-
Ví dụ về điểm hòa vốn đã được bù đắp hoàn toàn thì khi ấy nhà đầu tư sẽ
nhận biết được mức độ chi tiêu hợp lý của chi phí cố định và chi phí biến đổi
. Từ đó, nhà quản lý đầu tư sẽ dễ dàng cân đối và tối ưu được các chi phí đầu tư sản phẩm, dịch vụ.
2.5. Tính giá thành sản phẩm
-
Để đạt được điểm hòa vốn mau chóng trong thời gian ngắn nhất, các nhà quản lý cần
xác định giá thành của sản phẩm và tính toán chi phí hợp lý
nhất. Đồng thời các nhà quản lý còn cần nắm hiểu sâu sắc về các giá thành sản phẩm theo thời gian cũng như mức độ ưa chuộng của khách hàng.
3. Công thức tính Break even point
Có hai cách tính theo công thức điểm hòa vốn – một là dựa trên đơn vị và cách kia dựa trên đô la. Để tính điểm hòa vốn theo đơn vị, hãy làm theo công thức sau:
3.1. Theo đơn vị
-
Điểm hòa vốn (Đơn vị) =
Chi phí cố định / (Doanh thu trên mỗi đơn vị – Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị)
.
-
Đây là mức hòa vốn kế toán.
3.2. Theo doanh thu
Điểm hòa vốn (Doanh thu tính bằng đô la) = Chi phí cố định / (Giá bán mỗi đơn vị x điểm hòa vốn tính theo đơn vị.
-
Đây là mức hòa vốn tài chính.
Trong đó:
-
Chi phí cố định là chi phí độc lập với khối lượng hàng bán, chẳng hạn như tiền thuê.
-
Chi phí biến đổi là chi phí phụ thuộc vào khối lượng hàng bán, chẳng hạn như nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất hoặc chế tạo.
3.3. Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh 1 loại sản phẩm
Để tính điểm hòa vốn trong kinh doanh 1 sản phẩm nhất định, ta sử dụng công thức dưới đây:
Thu nhập = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận
Công thức này cho phép doanh nghiệp tính được thu nhập hòa vốn khi kinh doanh 1 sản phẩm nhất định. Tại điểm hòa vốn, lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0 nên có thể dễ dàng tính được điểm hòa vốn.
3.4. Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh nhiều loại mặt hàng
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, cần tính điểm hòa vốn theo bốn bước cụ thể dưới đây:
-
Bước 1: Xây dựng % kết cấu các mặt hàng tiêu thụ.
Phần trăm của từng loại sản phẩm i = (Doanh thu của từng loại sản phẩm i / Tổng doanh thu) x 100%
-
Bước 2: Xây dựng % số dư đảm phí bình quân của từng loại sản phẩm i
Phần trăm số dư định phí bình quân = tỷ lệ số dư định phí i x tỷ lệ kết cấu sản phẩm i
-
Bước 3: Xác định thu nhập hòa vốn chung của các mặt hàng theo cách thức:
Thu nhập hòa vốn = Tổng định phí / % số dư đảm phí bình quân
-
Bước 4: Định hình doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn cho từng mặt hàng sản phẩm
Doanh thu hòa vốn (i) = Doanh thu hòa vốn (chung) x % kết cấu từng mặt hàng sản phẩm i
Sản lượng hòa vốn mặt hàng i = Doanh thu hòa vốn (i) / Giá bán mặt hàng i
3.5. Cách tính điểm hòa vốn trong excel
-
Để có thể tính điểm hòa vốn trong excel, doanh nghiệp cần xác định tình trạng của doanh nghiệp mình sau đó tìm các công thức phù hợp. Sau đó
áp dụng các hàm cơ bản
và nhập theo công thức.
-
Như vậy có thể nhanh chóng tính được điểm hòa vốn của doanh nghiệp chính xác mà không cần quá nhiều công tác kế toán rườm rà.
4. Phân loại Break even point
Khi các nhà đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh cần phải phân biệt được 2 điểm hòa vốn cần chú ý sau:
4.1. Điểm hòa vốn kinh tế
- Điểm hòa vốn kinh tế là điểm mà tại đó khi nhà quản lý đầu tư thu về khoản thu nhập bằng với vốn kinh doanh đã chi tiêu trước đó
, được gọi là tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
-
Một mặt, điểm hòa vốn kế toán là
phương pháp dễ dàng và phổ biến nhất để phân tích lợi nhuận.
Có thể dễ dàng tính toán bằng cách lấy tổng chi phí cho một lần sản xuất cụ thể và tính xem cần bán bao nhiêu đơn vị sản phẩm để trang trải chi phí.
4.2. Điểm hòa vốn tài chính
-
Điểm hòa vốn tài chính là điểm mà tại đó khi
nhà quản lý đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh và chi tiêu khoản vốn bao gồm cả chi phí sản xuất kinh doanh và lãi suất đã vay vốn cần phải trả
.
-
Mặt khác, điểm hòa vốn tài chính
phức tạp hơn để đo lường
vì nó sử dụng các phép đo khác nhau, mặc dù nó là cùng một khái niệm. Điểm hòa vốn tài chính
không đề cập đến số sản phẩm hoặc số đơn vị cụ thể
, mà thay vào đó là thu nhập của một công ty, cụ thể là về số tiền công ty cần kiếm được để thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty bằng 0.
-
Tại 2 điểm hòa vốn này thì
lợi nhuận trước thuế của tổng doanh thu doanh nghiệp đều bằng 0
.
-
Con số này có liên quan trực tiếp đến cổ phiếu và trái phiếu. Điểm hòa vốn có tác động rất lớn đến chúng và có vai trò giúp
so sánh cổ phiếu và trái phiếu.
5. Phương pháp xác định điểm hòa vốn
5.1. Phương pháp phương trình
-
Từ phương pháp phương trình để xác định điểm hòa vốn thì ta phải tính ra được
doanh thu bán ra và chi phí chi tiêu
, dựa vào biểu thức trong mối quan hệ CVP. Chúng ta có công thức điểm hòa vốn như sau:
-
Ta có những công thức sau:
Lợi nhuận đạt được – (Doanh thu bán ra – Chi phí biến đổi) – Chi phí cố định
Hoặc
(Doanh thu bán ra – Chi phí biến đổi + Chi phí cố định + Lợi nhuận đạt được)
Khi đạt điểm hòa vốn thì lợi nhuận sẽ bằng 0. Vì thế ta có biểu thức hòa vốn là:
- Doanh thu bán ra – Chi phí biến đổi + Chi phí cố định
Từ biểu thức hòa vốn, ta tính được số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn:
- Số lượng các sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = Chi phí cố định / (Đơn giá bán một sản phẩm – Chi phí biến đổi đơn vị)
Khi tính được đơn giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn thì ta xác định được doanh thu hòa vốn:
- Doanh thu hòa vốn = Đơn giá trị bán một sản phẩm x Số lượng các sản phẩm tiêu thụ hòa vốn
5.2. Phương pháp số dư đảm phí
Để xác định điểm hòa vốn từ phương pháp số dư đảm phí, thì ta vận dụng các thuật ngữ trong số dư đảm phí để định lượng được số sản phẩm đã tiêu thụ hòa vốn cùng với doanh thu hòa vốn. Có thể hiểu đơn giản theo các cách tính công thức điểm hòa vốn sau đây:
- Số dư đảm phí – Chi phí cố định = Lợi nhuận
Nếu ở điểm hòa vốn thì lợi nhuận bằng 0, vậy ta có:
- Số dư đảm phí – Chi phí cố định = 0 hay Số dư đảm phí = Chi phí cố định
Từ đây, ta tính được số lượng các sản phẩm tiêu thụ hòa vốn:
- Số lượng các sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = Chi phí cố định / (Đơn giá bán – Chi phí biến đổi đơn vị)
Khi xác định được định phí và số dư đảm phí thì ta sẽ tính được điểm hòa vốn.
- Doanh thu hòa vốn = Chi phí cố định / Số dư đảm phí
5.3. Phương pháp đồ thị
-
Tại phương pháp đồ thị, ta
vẽ 2 đường chi phí và đường doanh thu và 2 đường đó cắt nhau tại một giao điểm.
Giao điểm đó, ta gọi là
điểm hòa vốn
.
Đồ thị hòa vốn
6. Các yếu tố làm tăng điểm hòa vốn của công ty
-
Điều quan trọng là phải tính toán điểm hòa vốn của một công ty để biết mục tiêu tối thiểu của họ khi trang trải chi phí sản xuất của họ, đồng thời điều chỉnh
cán cân thương mại.
Tuy nhiên, có những lúc điểm hòa vốn tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào các yếu tố nhất định. Một số yếu tố sau đây:
Các yếu tố làm tăng điểm hòa vốn của công ty
6.1. Tăng doanh số
-
Tại thời điểm khi một công ty đã phát triển và đẩy mạnh được sản phẩm của mình. Để đẩy mạnh sự thu hút của khách hàng, các công ty cần sản xuất nhiều sản phẩm của mình để có thể đáp ứng nhanh các nhu cầu mới của thị trường. Vì vậy, tăng điểm hòa vốn thì cần trang trải thêm chi phí phát sinh.
6.2. Tăng chi phí sản xuất
-
Điều khó khăn khi điều hành một công ty là khi doanh số bán hàng hoặc nhu cầu sản phẩm của khách hàng không đổi, trong khi giá của các chi phí biến đổi tăng lên, chẳng hạn như giá nguyên vật liệu. Khi điều đó xảy ra, điểm hòa vốn cũng tăng lên do chi phí cần bổ sung.
6.3. Sửa chữa thiết bị
-
Trong trường hợp
dây chuyền sản xuất bị đình trệ hoặc một phần của dây chuyền lắp ráp bị hỏng
, điểm hòa vốn sẽ tăng lên vì số lượng đơn vị mục tiêu không được sản xuất trong khung thời gian mong muốn.
7. Cách giảm điểm hòa vốn
-
Để một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao hơn, điểm hòa vốn cần phải được hạ xuống. Dưới đây là
2 cách hiệu quả nhất để giảm điểm hòa vốn.
7.1. Tăng giá sản phẩm
-
Tăng giá sản phẩm là điều mà không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có thể quyết định làm mà không có sự do dự. Vì sợ rằng điều này có thể
gây sự e ngại cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm
.
7.2. Đi thuê ngoài
-
Có nghĩa khi doanh nghiệp tự đầu tư sản xuất sẽ có khả năng sử dụng chi phí đầu tư cao hơn. Vì thế lựa chọn hình thức đi thuê ngoài là một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp
giảm được chi phí sản xuất với số lượng lớn
. Đồng thời
rút ngắn thời gian
có thể sinh lời và thu về lợi nhuận cao hơn.
8. Thuật ngữ liên quan đến Break even point
Có rất nhiều các thuật ngữ, yếu tố tác động trực tiếp đến Break Even point (điểm hòa vốn). Doanh nghiệp cần nắm được những khái niệm này, hiểu cách tác động giữ chúng để có thể phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
8.1. Chi phí cố định
-
Định phí (chi phí cố định) là
chi phí khi các bạn triển khai hoạt động kinh doanh liên quan đến trình độ sản xuất
, chứ không phải số lượng sản phẩm sản xuất theo thời gian cố định.
8.2. Chi phí biến đổi
-
Biến phí (chi phí biến đổi) là một loại chi phí sẽ
thay đổi theo số lượng sản phẩm
, bao gồm các chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí nhiên liệu và các chi phí sản xuất hàng hoá, chi phí bỏ ra vốn đầu tư.
8.3. Doanh thu an toàn
-
Doanh thu an toàn là một chỉ số thể hiện
giá trị sinh lời của sản phẩm
. Hiểu đơn giản, doanh thu an toàn là lợi nhuận mà doanh nghiệp chắc chắn kiếm được.
- Số lợi nhuận này vượt qua điểm hòa vốn
.
8.4. Thời gian hòa vốn
-
Thời gian hòa vốn tiếng Anh là
Payback Period
. Đây được hiểu là khoảng thời gian cần thiết để doanh nghiệp thu lại số vốn ban đầu. Có thể hiểu rằng, đây là
thời gian mà doanh nghiệp cần vượt qua để đạt đến điểm hòa vốn
.
- Mỗi sản phẩm, dịch vụ, mỗi dự án lại có những thời gian hòa vốn khác nhau.
Doanh nghiệp cần tiến hành tính toán dựa trên giá trị của sản phẩm, chi phí sản xuất,….
8.5. Chi phí vận hành
-
Chi phí vận hành (hay còn gọi là
Opex
) được hiểu là những
chi phí doanh nghiệp cần sử dụng để thực hiện hoạt động kinh doanh.
-
Có thể kể đến như chi phí nhân sự, chi phí bảo trì máy móc, chi phí nhập nguyên vật liệu,…
8.6. Giá vốn hàng bán
-
Giá vốn bán hàng
(COGS)
được định nghĩa là
giá trị tồn trữ của hàng hóa, sản phẩm trong một thời gian cụ thể
. Hiểu nôm na, đây là chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra để hoàn thành một sản phẩm, dịch vụ.
-
Một trong những
công thức hiệu quả để giảm điểm hòa vốn chính là giảm giá vốn hàng hóa.
Điều này không chỉ nâng cao ưu thế của doanh nghiệp về tính cạnh tranh trên thị trường mà còn tăng khả năng sinh lời của sản phẩm.
8.7. Chi phí khấu hao
-
Chi phí khấu hao
(Depreciation)
là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
trích khấu hao tương đương với giá trị của sản phẩm
. Có thể hiểu rằng, đây là chi phí doanh nghiệp cần chi trả khi giá trị của sản phẩm suy giảm.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về điểm hòa vốn cũng như các khái niệm liên quan. Mong rằng qua bài viết này của Luận văn 24, bạn có thể hiểu thêm điểm hòa vốn là gì? cũng như áp dụng nó trong các luận văn tài chính, kinh tế của mình.
Tuy nhiên, để có thể hoàn thành tốt các khóa luận, luận văn về kinh tế, kế toán cần có sự hiểu biết sâu về tất cả các khái niệm kinh tế tài chính, bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ viết luận văn thuê mảng tài chính này để đảm bảo có được luận văn như ý, đạt kết quả cao nhất.
Liên hệ với Luận văn 24 để được tư vấn trực tiếp qua số điện thoại: 0988 552 424 hoặc qua địa chỉ email: [email protected]
Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.