Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn mới nhất 2021
Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn là điểm cho biết tại thời điểm nào đó thì một khoản đầu tư sẽ bắt đầu đem lại lợi nhuận dương. Nó có thể được thể hiện bằng hình vẽ hoặc bằng một phép tính đơn giản. Sự phân tích điểm hòa vốn giúp xác định quy mô sản xuất với một mức giá bán nhất định đủ để trang trải tất cả các chi phí đã phát sinh.
Nói cách khác, điểm hòa vốn là mức hoạt động mà doanh thu của doanh nghiệp bằng chi phí hay lợi nhuận bằng “0”.
Sự phân tích điểm hòa vốn là trường hợp đặc biệt của phân tích CPV lợi nhuận bằng 0 hoặc các điểm bằng nhau. Hoặc điểm hòa vốn là khi doanh thu bằng với chi phí
Điểm hòa vốn được tính bằng công thức sau: BEP = TFC / ( SUP- VCUP)
Trong đó:
- BEP: là điểm hòa vốn ( số lượng sản phẩm)
- TFC: tổng chi phí cố định.
- VCUP: chi phí biến đổi bình quân.
- SUP: lợi nhuận của mỗi sản phẩm.
Các cách tính điểm hòa vốn
Có 3 cách để chúng ta xác định được điểm hòa vốn. Dưới đây là 3 công thức tính điểm hòa vốn của dự án cũng như cách tính điểm hòa vốn đơn giản và chính xác nhất.
Phương pháp phương trình
Phương pháp phương trình là dựa vào biểu thức để thể hiện mối quan hệ CVP. Chúng ta có công thức như sau:
Lợi nhuận – (Doanh thu – Biến phí) – Định phí
Hoặc có thể thay đổi bằng:
Doanh thu – Biến phí + Định phí + Lợi nhuận ( công thức 1)
Như chúng ta thấy, khi hòa vốn thì lợi nhuận luôn bằng 0. Vì thế chúng ta có thể thay đổi công thức trên thành như sau
Doanh thu – Biến phí + Định phí ( công thức 2)
Như vậy ta có được công thức 2 gọi là biểu thức hòa vốn.
Từ công thức 2 chúng ta còn có thể tính được số lượng sản phẩm tiêu thụ để có thể hòa vốn. Cũng như dễ dàng tính ra được doanh thu hòa vốn.
Định phí
Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = ———————————————
Đơn giá bán – Biến phí đơn vịDoanh thu hòa vốn = Đơn giá bán x Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn
Phương pháp số dư đảm phí
Phương pháp số dư đảm phí là vận dụng các thuật ngữ về số dư đảm phí để xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn cũng như doanh thu hòa vốn. Cùng tìm hiểu cách tính đơn giản này nhé.
Số dư đảm phí – Định phí = Lợi nhuận ( công thức 3)
Như công thức 3 ở trên, nếu ở điểm hòa vốn thì lợi nhuận sẽ bằng 0. Thì công thức trên sẽ đổi lại thành như sau:
Số dư đảm phí – Định phí = 0 hay Số dư đảm phí = Định phí (công thức 4)
Từ biểu thức trên ta có thể tính được số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn.
Định phí
Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = ——————————————————————
Đơn giá bán – Biến phí đơn vị
Cách tính doanh thu hòa vốn
Định phí
Doanh thu hòa vốn = ————————————
Tỷ lệ số dư đảm phí
Phương pháp đồ thị
Ngoài các công thức như ở trên, chúng ta còn có thể xác định điểm hòa vốn qua đồ thị. Như định nghĩa, tại điểm hòa vốn thì doanh thu bằng chi phí và lợi nhuận bằng 0. Chính vì vậy, giao điểm của doanh thu và chi phí chính là điểm hòa vốn.
Ví dụ đồ thị về điểm hòa vốn
Ví Dụ: Cách tính điểm hòa vốn cho doanh nghiệp nhiều sản phẩm
Các khái niệm về chi phí
Chi phí cố định
Chi phí này luôn phát sinh khi bạn quyết định bắt đầu một hoạt động kinh tế và nó có liên quan trực tiếp đến trình độ sản xuất chứ không phải là sản lượng. Chi phí cố định bao gồm nhưng không giới hạn: khấu hao tài sản, chi phí lãi vay, thuế và các chi phí chung bao gồm ch phí lao động, chi phí năng lượng, chi phí khấu hao.
Ví dụ:
Một công ty may mặc sử dụng 100 công nhân. Trong khi đó cơ sở sản xuất phải mất hết một khoản lớn cho các chi phí cố định. Đây là các khoản chi phí không đổi hàng tháng và chỉ có thể thay đổi sau một năm. Điều đó có thể là tiền lương, các hóa đơn hàng tháng và các chi phí khấu hao tài sản lưu động bao gồm các máy móc và tài sản cố định như xưởng may.
Chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi là loại chi phí được thay đổi liên quan trực tiếp đến sản lượng. Đó chính là các chi phí bán hàng, chi phí sản xuất, chi phí nhiên liệu và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hàng hóa hoặc là một khoản vốn đã đầu tư.
Ví dụ:
Đối với xưởng may như ví dụ trên, chi phí biến đổi sẽ chủ yếu là các chi phí cho nguyên liệu, phụ liệu, các bán hành phẩm như vải, kim chỉ.. Nếu họ sản xuất được 500 bộ quần áo hàng tháng thì chi phí này sẽ ít hơn so với lúc họ sản xuất 700 bộ quần áo trong một thời điểm khác. Đó chính là chi phí thay đổi hàng tháng.
Công cụ tài chính
Phân tích điểm hòa vốn là một công cụ hữu ích để quyết định xem một đơn vị kinh doanh có nên không việc sản xuất và bán một sản phẩm.
Bạn có thể tính điểm hòa vốn BEP( còn được gọi là điểm then chốt Critical point ). Đây chính là điểm mà các tổng doanh thu sẽ bằng tổng các chi phí. Trong trường hợp đó, các doanh nghiệp sẽ hòa vốn, cả các chi phí cố định và chi phí biến đổi đều được thu hồi. Nếu doanh thu thấp hơn tổng chi phí sẽ lỗ vốn. Tất cả những điểm nằm trên điểm then chốt này có thể được gọi là lợi nhuận.
Phân tích điểm hòa vốn là một công cụ hữu ích để quyết định xem một công ty có nên hay không việc bắt đầu sản xuất và bán một sản phẩm.
Một số bài tập về điểm hòa vốn
Bài tập 1:
Xác định giá bán hòa vốn cho các mức sản lượng (Khung giá bán)
Công thức tính Giá bán hòa vốn: g = F/Q + v
Trong đó: F = 30 triệu; V = 15.000
Sản lượng bán (Q)
3,000
4,000
5,000
6,000
Giá bán hòa vốn
25,000
22,500
21,000
20,000
Như vậy, nếu doanh nghiệp áp dụng chính sách giá bán 20.000 thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ nếu bán ở
mức sản lượng dưới 6.000 sản phẩm
Bài tập 2:
Kết luận
Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến điểm hòa vốn. Qua bài viết này mong rằng các bạn tổng kết được kiến thức về điểm hòa vốn là gì. Cũng như thành thạo cách tính điểm hòa vốn theo các phương pháp khác nhau.
Thêm vào đó, bạn có thể tính điểm hòa vốn (BEP), còn được gọi là điểm then chốt (critical point). Đây là điểm mà tổng doanh thu sẽ bằng tổng chi phí. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp sẽ hòa vốn và cả chi phí cố định và chi phí biến đổi đều được thu hồi. Doanh thu thấp hơn tổng chi phí sẽ là lỗ vốn. Tất cả những điểm nằm bên trên điểm then chốt này thì có thể được ghi nhận là lợi nhuận.
4.9/5 – (15 bình chọn)
Originally posted 2019-11-17 01:16:05.