Điểm hòa vốn của doanh nghiệp thương mại?

Tình huống đặt ra: Công ty A mua 100 đơn vị sản phẩm với giá $10 / cái. Giá nhập kho sau khi tính toán toàn bộ chi phí là $15 USD. Giá bán cho mỗi sản phẩm dự tính là $18, chi phí lưu thông hàng hóa là 1.5% thì cần bán bao nhiêu sản phẩm để hòa vốn?


Hình minh họa điểm hòa vốn

Việc xác định điểm hòa vốn này thật đơn giản nhưng chắc hẳn không ít doanh nghiệp chưa áp dụng việc này vào việc tính toán điểm hòa vốn nhất là đối với doanh nghiệp thương mại.

Cuốn MBA căn bản có đưa ra khái niệm đầy đủ về ĐIỂM HÒA VỐN như sau:

Điểm hòa vốn của một sản phẩm hoặc dịch vụ là điểm tại đó doanh thu bán hàng bằng chi phí sản xuất.

 

Nó thể hiện ở số đơn vị sản phẩm được bán ra. Nói một cách đơn giản, nó là điểm tại đó bạn bắt đầu làm ra tiền.

Số đơn vị hòa vốn được tính như sau:

Số đơn vị hòa vốn = Các chi phí cố định / ( Giá bán – Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị)

 

Với doanh nghiệp thương mại, các chỉ số sẽ xác định như thế nào?

Do không có quá trình sản xuất, các doanh nghiệp thương mại nên lấy chi phí giá vốn hàng hóa để làm chi phí sản xuất.

1. Chi phí cố định: Sẽ phải căn cứ vào các chi phí phát sinh thực tế của hàng hóa ( thuế nhập khẩu, thuế VAT nhập khẩu, chi phí quản lý,…) và có thể coi là giá nhập kho của doanh nghiệp

2. Giá bán: phụ thuộc vào sự quyết định giá bán của doanh nghiệp

3. Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị: Có thể coi là chi phí lưu thông của hàng hóa ( tỷ lệ chi phí phát sinh trong lưu thông hàng hóa. Điều này chỉ có được bằng sự thống kê chi tiết cho từng nhóm hàng, mặt hàng để định liệu)

Căn cứ theo công thức trên, nếu với chi phí lưu thông hàng hóa là 1.5% chi phí vốn (~ $0.27) thì số đơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp phải bán ra để về điểm hòa vốn sẽ là:

$ 15 / ( $18 – $0.27) = 84.60%

( tức số đơn vị sản phẩm phải bán ra bằng 84,60% số đơn vị sản phẩm đã nhập và bằng 84.60 sản phẩm).

Căn cứ theo kết quả trên, từ sản phẩm thứ 85 trở đi doanh nghiệp sẽ có thể thu lãi sau khi bán số lượng sản phẩm còn lại.

Việc nắm chắc công thức xác định điểm hòa vốn sẽ giúp chúng ta làm tốt một số việc như:

1. Xác định giá bán hợp lý để nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường;

2. Xác định thời điểm để bán giảm giá hoặc giữ giá hoặc tăng giá; ( việc này chúng ta có thể thấy được rõ nét trên các chương trình “sale off “ của rất nhiều siêu thị và nhà cung cấp trên thị trường)

3. Xác định chu kỳ vốn để tái đầu tư ;

Ngoài việc giúp doanh nghiệp đưa ra các phương án và quyết sách trong bán hàng, công thức này cũng giúp chúng ta hiểu sâu hơn, có phương thức chọn lựa tốt hơn khi so sánh các phương án kinh doanh.

– Hoachinh-

Đánh giá:

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…