Điểm danh các loại giò không thể thiếu trong ngày Tết

Giòmón ăn truyền thống của Việt Nam, luôn có mặt trong các mâm cỗ ngày giỗ, cúng rằm và đặc biệt không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Các món giò rất đa dạng được làm từ thịt lợn, thịt bò… với những hương vị đặc trưng riêng. Hãy cùng Check in Vietnam điểm qua những món giò không thể thiếu trong dịp Tết nhé!

MỤC LỤC [Hiện]

Giò lụa (miền Bắc) hay còn được gọi là chả lụa (miền Nam) là một món ăn quen thuộc và phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của nhiều gia đình và luôn xuất hiện trong mâm cơm cúng ngày giỗ, Tết. Giò lụa được tạo nên từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn và nước mắm ngon. Sau đó được gói trong lá chuối xanh mướt và luộc chín. Khi chín, giò có màu hồng nhạt hoặc trắng, có hương thơm của thịt heo, ăn vào rất béo, vị ăn ngọt, giòn, mịn màng.

Điểm danh các loại giò không thể thiếu trong ngày Tết

Tiêu chí để đánh giá giò ngon là giò không bị khô cứng hay bã. Khi thưởng thức, giò được cắt thành khoanh ngang và cắt thành nhiều miếng tùy thuộc vào nhu cầu. Ngoài ăn trực tiếp, giò lụa còn có thể ăn cùng muối tiêu chanh, dưa kiệu và đặc biệt là luôn ăn cùng bánh giày. 

Giò bò là đặc sản nổi tiếng của xứ Quảng, phổ biến và được ưa chuộng không kém giò lụa. Nguyên liệu chính làm nên món giò bò là thịt bò, mỡ heo, thìa là, tỏi, bột bắp, bột nổi. Các nguyên liệu được xay nhuyễn sau đó cho thêm gia vị như nước mắm, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi… Bên ngoài được gói bằng lá chuối và luộc chín. Chả có màu nâu của bò, ăn rất thơm ngon, béo, giòn. 

Điểm danh các loại giò không thể thiếu trong ngày Tết

Giò bò đạt tiêu chuẩn khi có màu hồng của thịt, mùi thơm của hạt tiêu. Giò bò thường được ăn cùng với dưa món, tỏi sống, tương ớt, nem hay ăn cùng với cơm nóng và bánh chưng… Giò có thể bảo quản được trong khoảng 1 tháng ở ngăn mát tủ lạnh. Khi dùng có thể hâm nóng lại.

Giò thủ là món ăn có nguồn gốc từ miền Bắc. Đây là món ăn độc đáo được kết hợp từ các nguyên liệu như tai, mũi, lưỡi heo. mộc nhĩ, nấm hương thái mỏng xào chín, trộn chung với thịt nạc quết nhuyễn cùng chất kết dính của bì lợn. Gia vị thêm vào thường có hạt tiêu, hành khô, nước mắm. khi ăn sẽ thấy sần sật, vui miệng. 

Điểm danh các loại giò không thể thiếu trong ngày Tết

Giò thủ thường được ăn kèm với dưa muối để tăng thêm mùi vị đậm đà, không bị ngán khi ăn nhiều. Đây là món ăn phổ biến nên trong dịp Tết, hầu như gia đình miền Bắc nào cũng có món giò này.

Nhắc đến các món giò ngày tết không thể không nhắc đến giò bê hay còn được gọi là giò me. Đây là một đặc sản của vùng đất Nghệ An. Giò bê được làm từ thịt bê và bì bê xay cùng với gia vị hạt tiêu, nước mắm. 

Điểm danh các loại giò không thể thiếu trong ngày Tết

Giò me thường được hấp cách thủy trong 12 giờ, phải cho lửa vừa, đều thì mới đảm bảo giò chín đúng giờ. Thịt được hấp nên không bị khô, giữ nguyên độ ngọt, có màu hồng chín đều, ngon mắt. Giò me thường được thái lát mỏng và chấm với tương ớt, dùng như dăm bông, thịt nguội. Cách để bảo quản giò me đúng cách là cho vào trong tủ lạnh khi nào dùng thì đem hấp hoặc sơ chế sơ lại rồi dùng.

Giò bì là món ăn nổi tiếng tại Hưng Yên – giò bì phố Xuôi. guyên liệu để làm giò bì đúng theo tên gọi của nó bao gồm bì heo (da lợn), thịt nạc, nước mắm nhĩ loại ngon. Phần bì sau khi đã làm sạch sẽ được luộc chín, xắt mỏng như sợi chỉ. Thịt nạc bỏ vào cối, giã nhuyễn bằng tay. Sau đó trộn chung với các loại gia vị cho thấm. Cuối cùng, giò được bọc bằng lá chuối và luộc chín.

Điểm danh các loại giò không thể thiếu trong ngày Tết

Giò bì đạt tiêu chuẩn sẽ có màu trắng hồng. Vị giòn, dai vừa đủ, dậy mùi thịt heo nhưng không dễ ngán. Loại giò này có thể bảo quản trong mát tủ lạnh được dài ngày. Khi ăn, chỉ cần thái khoanh vừa đủ cùng một bát nước chấm đậm vị là đã khiến bữa ăn trở nên ngon miệng hơn hẳn. Bên cạnh đó, nhiều người thường thưởng thức món giò này cùng với các món ăn kèm như hành muối, dưa chua.

Món giò tai là món ăn được nhiều người yêu thích và dùng như món ăn hàng ngày. giống với giò lụa, nguyên liệu để làm nên giò tai gồm thịt nạc đem xay nhuyễn kèm theo gia vị như mắm muối hoặc hạt tiêu cho dậy mùi. Giò được gói trong lá chuối có kích thước to bản, sau đó được đem hấp hoặc luộc chín 

Điểm danh các loại giò không thể thiếu trong ngày Tết

Giò tai thường được ăn cùng theo các món như bún riêu cua, bún ốc, bún bò Huế hoặc với cơm trắng, cơm rang.

Ảnh: Tổng hợp

2