Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TPHCM – Tân Thành Thịnh
Thành lập công ty là thủ tục hành chính được thực hiện đăng ký công ty/doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch & Đầu tư theo đúng quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp và nhanh chóng đi vào hoạt động. Đồng thời công ty cũng được pháp luật bảo vệ với những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định.
Mọi cá nhân, tổ chức đều có tự do hoạt động kinh doanh và đăng ký thành lập công ty theo quy định của pháp luật. Thủ tục đăng ký thành lập công ty cũng ngày một được đơn giản hóa giúp mọi người có thể đăng ký nhanh chóng hơn.
1.1 Các lợi ích khi thành lập công ty
Mỗi công ty, doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều là một phần trọng trong chuỗi mắc xích kinh tế của quốc gia. Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu các lợi ích khi thành lập công ty nhé. Mỗi công ty đều có những lợi ích và giá trị to lớn cho hoạt động kinh tế, xã hội của đất nước.
a) Đối với chủ doanh nghiệp
-
Việc đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ được nhà nước cấp phép hoạt động và được bảo vệ mọi quyền lợi trước các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định.
-
Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm với quyết định của mình, từ đó năng lực quản lý, điều hành sẽ ngày một nâng cao.
-
Việc thành lập công ty có thể giúp chủ thể doanh nghiệp xây dựng thương hiệu riêng một cách lớn mạnh, sản phẩm doanh nghiệp sẽ nhiều người biết đến, từ đó mang lại những hiệu quả kinh doanh nhất định.
b) Đối với nhà nước
-
Khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nhà nước sẽ quản lý được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó góp phần vào việc theo dõi, quản lý và hỗ trợ phát triển các hoạt động kinh tế đất nước.
-
Thông qua việc quản lý doanh nghiệp, nhà nước còn nắm bắt được xu hướng của thị trường, nắm bắt được các yếu tố trong kinh doanh cũng như việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tế để từ đó làm căn cứ đưa ra các chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế phù hợp và kịp thời hơn.
c) Đối với xã hội
-
Khi thành lập công ty, việc sử dụng lao động sẽ mở ra cơ hội việc làm cho người khác.
-
Đồng thời doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho lao động phát triển, nâng cao năng lực chuyên môn và có những chính sách hỗ trợ như BHXH, lương thưởng, du lịch…… từ đó đóng góp một phần lợi ích thiết thực cho sự phát triển của xã hội.
1.2 Quyền lợi khi trở thành doanh nghiệp
Khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ và được hưởng những quyền lợi to lớn hoàn toàn khác với những loại hình khác là:
-
Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
-
Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, chủ động điều chỉnh quy mô và ngành nghề kinh doanh.
-
Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
-
Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
-
Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
-
Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
-
Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
-
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
-
Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
-
Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
-
Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
-
Các Quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và luật có liên quan.
1.3 Các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính hiện nay là: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng.
a) Thành lập công ty cổ phần
Theo Điều 111, Luật Doanh Nghiệp 2020, thành lập công ty cổ phần là công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh Nghiệp 2020. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
+ Ưu điểm công ty cổ phần
-
Mức độ rủi ro không cao bởi đây là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn.
-
Quy mô hoạt động lớn, không giới hạn cổ động.
-
Cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn linh hoạt.
-
Công ty tính độc lập cao giữa quản lý và sở hữu, việc quản lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn, mang lại hiệu quả trong kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
-
Có tư cách pháp nhân đầy đủ, được pháp luật bảo vệ quyền lợi tối đa.
+ Nhược điểm công ty cổ phần
-
Việc quản lý và điều hành tương đối phức tạp nếu số lượng cổ đông quá lớn.
-
Khả năng bảo mật thông tin kinh doanh, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp thấp.
-
Khả năng linh hoạt trong việc thay đổi ngành nghề kinh doanh hạn chế.
b) Thành lập công ty tnhh 1 thành viên
Điều 74, Luật Doanh Nghiệp 2020, thành lập công ty tnhh 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
+ Ưu điểm công ty tnhh 1 thành viên
-
Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
-
Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp, tự khởi nghiệp, kinh doanh và xây dựng sự nghiệp cho riêng mình.
-
Ít gây rủi ro cho chủ sở hữu bởi chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
-
Cơ cấu tổ chức nhỏ gọn, linh động. Thủ tục thành lập đơn giản.
-
Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ. Mang lại sự an toàn cho nhà đầu tư.
+ Nhược điểm công ty tnhh 1 thành viên
-
Khả năng huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn hoặc tham gia những dự án đấu thầu lớn.
-
Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn.
-
Cần thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nếu huy động vốn từ thành viên, tổ chức khác.
-
Không được rút vốn trực tiếp. Mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
-
Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Thành lập công ty tnhh 2 thành viên
Điều 46, Chương III, Luật Doanh Nghiệp 2020, thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh Nghiệp 2020.
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh Nghiệp 2020. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh Nghiệp 2020.
+ Ưu điểm công ty tnhh 2 thành viên
-
Là loại hình doanh nghiệp có pháp nhân, được pháp luật bảo vệ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển.
-
Ít rủi ro cho các thành viên góp vốn bởi các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
-
Việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp như công ty cổ phần bởi các thành viên thường quen biết nhau.
-
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty đơn giản.
-
Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ, nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Các thành viên muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty trước.
+ Nhược điểm công ty tnhh 2 thành viên
-
Bị giới hạn đến 50 thành viên nên có thể sẽ bị bỏ lỡ một số cơ hội từ các nhà đầu tư khác.
-
Việc huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu.
-
Hạn chế về quy mô và khả năng mở rộng các lĩnh vực ngành nghề.
-
Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác nên uy tín với đối tác sẽ bị ảnh hưởng, sự tin cậy không cao bằng việc chịu trách nhiệm trên toàn bộ tài sản như các loại hình doanh nghiệp khác.
d) Thành lập công ty hợp danh
Theo Điều 177, Chương VI, Luật Doanh Nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
+ Ưu điểm công ty hợp danh
-
Công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động của công ty nên tạo được sự tin cậy, uy tín mạnh mẽ cho khách hàng, đối tác kinh doanh.
-
Cơ cấu gọn nhẹ, dễ quản lý.
-
Số lượng thành viên ít, dễ điều hành và cùng nhau phát triển công ty.
-
Dễ vay vốn ngân hàng.
+ Nhược điểm công ty hợp danh
-
Mức độ rủi ro cao.
-
Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Dẫn tới huy động vốn bị hạn chế. Mỗi thành viên phải tự góp vốn thêm.
-
Thành viên đã rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh từ những cam kết của công ty trước khi rút khỏi công ty.
e) Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Theo Chương VIII, Điều 188, Luật Doanh Nghiệp 2020, thành lập doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
+ Ưu điểm doanh nghiệp tư nhân
-
Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Đặc biệt có thể bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác.
-
Ít chịu ràng buộc về các quy định pháp luật bởi doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản tư nhân.
-
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ.
-
Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng và đả bảo cho đối tác và khách hàng của Doanh nghiệp tư nhân.
+ Nhược điểm doanh nghiệp tư nhân
-
Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
-
Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn.
-
Là công ty trách nhiệm vô hạn nên khi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản vay, nợ là bao gồm: Tài sản của doanh nghiệp và tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp.
-
Nếu trường hợp cho thuê giám đốc quản lý doanh nghiệp hoặc cho thuê doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp trên đại diện pháp luật vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.
-
Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác.
-
Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay chủ các mô hình doanh nghiệp khác.