Đĩa sứ có cho vào lò vi sóng được không?

Ngày nay, lò vi sóng đã trở thành một vật dụng vô cùng quen thuộc trong mỗi gia đình. Gần như không gia đình nào không sở hữu một chiếc lò vi sóng làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, người sử dụng cần nắm rõ loại vật dụng nào có thể dùng lò vi sóng để tránh gây hậu quả đáng tiếc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc rằng liệu

1. Nguồn gốc và cấu tạo của lò vi sóng

Về nguồn gốc

Ngày nay lò vi sóng đã trở nên vô cùng phổ biến. Nhưng hiếm ai biết được nguồn gốc của những chiếc lò vi sóng ngày nay. Kì thực, ý tưởng tạo ra lò vi sóng đã xuất hiện một cách rất tình cờ vào năm 1945. Một kỹ sư người Mỹ tên là Percy Spencer Lebaron đã vô tình phát hiện ra magnetron có thể làm nóng đồ ăn. Ông đã để quên chocolate trong túi khi tiến hành các thí nghiệm với máy phát sóng cao tần. Khi thấy thanh chocolate tan chảy, ông đã nảy ra phát hiện trên.

 

Lò vi sóng được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1947, sản xuất bởi công ty Raytheon. Phiên bản đầu tiên của chiếc lò vi sóng nặng tới 340kg. Chúng rất to và cồng kềnh. Trải qua nhiều cải tiến và nâng cấp, những chiếc lò vi sóng đã có thiết kế nhỏ gọn như ngày nay.  Các lò vi sóng bây giờ chỉ chiếm diện tích nhỏ, dễ sử dụng và bê vác, di chuyển. 

 

Về cấu tạo

Lò vi sóng  gồm các bộ phận chính là: buồng nấu, mạch vi điều khiển, ống dẫn sóng, nguồn phát sóng. Trong đó, nguồn phát sóng hay còn gọi là máy phát sóng cao tần là bộ phận quan trọng nhất. 

 

Cấu tạo chi tiết lò vi sóng

Bản vẽ các bộ phận, chi tiết, cấu tạo lò vi sóng

  • Buồng nấu: Đây là nơi để bạn đặt đồ ăn cần hâm nóng vào trong. Buồng sấy sẽ có vách ngăn để giúp phản xạ các tia vi sóng qua lại. 

  • Mạch vi điều khiển: gồm các bản mạch điện tử

  • Nguồn phát sóng: Magnetron hay còn được gọi là máy phát sóng cao tần.  Bộ dao động điện tử sẽ tạo ra sóng vi ba và chúng được khuếch đại lên nhờ magnetron. 

  • Ống dẫn sóng: Chúng giúp điều hướng cho các tia vi sóng chuyển động.

  • Một số bộ phận khác như: Cầu chì nguồn, quạt tản nhiệt, cánh tản sóng, tecmit bảo vệ,…

2. Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Khác với việc đun nấu thông thường, lò vi sóng sẽ làm nóng thức ăn một cách trực tiếp. Tức là không cần phải thông qua việc làm nóng vật chứa thức ăn như bát, đĩa,.. Chính vì vậy, lò vi sóng có thể hâm nóng đồ ăn vô cùng nhanh chóng, tiện lợi.

 

Về nguyên lý hoạt động, lò vi sóng sẽ sử dụng sóng vi ba để hâm nóng đồ ăn. Sóng vi ba còn được gọi là sóng vô tuyến. Chúng chính là các dao động của trường điện từ với một tần số ổn định ( thường là 2450 MHz). Sóng vi ba sẽ không làm nóng được thuỷ tinh, nhựa, gốm sứ bởi những phân tử đó không hấp thụ sóng vi ba. Đặc biệt, sóng vi ba sẽ được nước, chất béo, đường hấp thụ rất tốt. Đó là lý do vì sao thức ăn trong lò vi sóng sẽ được hâm nóng trực tiếp rất nhanh.

 

3. Đĩa sứ có cho vào lò vi sóng được không? 

Với nguyên lý sử dụng sóng vi ba để làm nóng thức ăn, ta cần tránh dùng  vật dụng phản xạ với loại sóng này. Không phải bất cứ vật dụng bằng chất liệu nào cũng có thể dùng cho lò vi sóng. Có nhiều người vì không nắm rõ được nguyên lý của lò vi sóng mà sử dụng sai vật dụng. Việc thiếu kiến thức, thông tin có thể gây nên những hậu quả vô cùng đáng tiếc. 

 

Kim loại chính là chất liệu tuyệt đối cần tránh bởi chúng phản xạ lại sóng điện từ. Nếu bạn đặt đồ vật làm bằng kim loại vào lò vi sóng sẽ gây ra cháy nổ. Thức ăn không được đặt trong bát kim loại hoặc bát có trang trí kim loại. Các loại thìa, dao, dĩa,… cũng không được dùng trong lò vi sóng. 

 

Đồ sứ được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng

 Đồ sứ được nhiều gia đình sử dụng

 

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi sử dụng lò vi sóng là đĩa sứ có cho vào lò vi sóng được không. Về mặt khoa học, đồ vật bằng sứ hoàn toàn có thể cho vào lò vi sóng. Nếu với đồ nhựa, thuỷ tinh, chúng có thể bị chảy, nứt vỡ do nhiệt độ quá cao.

 

Nhưng với đồ sứ, bạn có thể yên tâm bởi chúng đã được sản xuất ở nhiệt độ rất cao.  Đồ sứ sẽ không nứt vỡ khi dùng trong lò vi sóng. Vậy nên đây là một lựa chọn an toàn cho người sử dụng. 

 

4. Có phải tất cả đồ sứ đều có thể cho vào lò vi sóng

Phía trên, bài viết đã trả lời câu hỏi rằng đĩa sứ có cho vào lò vi sóng được không.  Tiếp đến, bài viết sẽ tiếp tục giải đáp thắc mắc liệu tất cả đồ sứ đều có thể dùng cho với lò vi sóng không.

 

Mặc dù đồ sứ có thể dùng cho lò vi sóng, nhưng không phải bất kì đồ sức nào cũng dùng được. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều những đĩa sứ trang trí hoa văn đẹp mắt. Tuy nhiên, những đường viền, hoa văn kim loại sẽ phản xạ lại sóng điện từ. Như vậy, đồ sứ nếu như có trang trí kim loại vẫn sẽ gây nên cháy nổ. Thế nên, người dùng cần đặc biệt lưu ý khi chọn đồ sứ cho lò vi sóng. 

 

Bát đĩa sứ có trang trí kim loại không được dùng trong lò vi sóng

Bát đĩa sứ có trang trí kim loại không được dùng trong lò vi sóng

 

Bên cạnh những hoa văn trang trí kim loại, màu sắc trang trí cho đĩa sứ cũng có ảnh hưởng. Để tạo màu sắc cho đồ sứ, người ta thường phải sử dụng chì. Đây là chất liệu sẽ gây ra những phản ứng không tốt khi dùng trong lò vi ba. Các đĩa sứ trơn, không có hoa văn sẽ an toàn hơn cho việc sử dụng lò vi sóng. 

 

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên sử dụng các đồ sứ tuổi đời cao. Những chiếc cốc, chén, bát đĩa trên 40 năm không nên dùng trong lò vi sóng. Trong lớp tráng men đồ gốm sứ thường chứa các hợp chất chì. Theo thời gian lớp tráng này sẽ bị bào mòn dần. Khi ấy nếu ta sử dụng trong lò vi sóng, hợp chất chì có thể chảy ra và hoà vào đồ ăn. Người sử dụng có thể bị ngộ độc nặng.

 

 

Bát đĩa sứ có màu

Đồ sứ có màu cũng không nên dùng trong lò vi sóng. 

5. Một số lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

Không sử dụng những vật dụng kim loại hoặc có trang trí bằng kim loại trong lò vi sóng. Kim loại sẽ phản xạ lại tia vi sóng và gây ra cháy nổ. Có rất nhiều tai nạn không đáng có đến từ việc sử dụng đồ kim loại trong lò vi sóng.

 

Không sử dụng những những loại nhựa kém chất lượng cho lò vi sóng. Ta chỉ nên sử dụng những loại nhựa được ghi rõ an toàn khi dùng trong lò vi sóng. Những loại nhựa không đạt chuẩn có thể bị chảy do không chịu được độ nhiệt cao. Người dùng cũng nên cẩn thận với các loại thuỷ tinh. Một số loại thuỷ tinh không tốt có thể bị nứt vỡ trong lò vi sóng.

 

Như vậy Thiết bị bếp Kanzler đã tổng hợp những kiến thức liên quan về chủ đề có thể cho đĩa sứ vào lò vi sóng không? Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về việc sử dụng lò vi sóng. Từ đó sử dụng lò tốt hơn, bảo vệ sức khỏe gia đình