Đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Thiên

Đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Thiên

Đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị Thượng ThiênĐền thờ Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Thiên

Trên khắp đất nước, có 4 ngôi đền thờ chính Quan Lớn Đệ Nhị được người dân cho là vô cùng linh thiêng và thường xuyên đến dâng lễ cúng bái.

Đền Quan Giám Sát Linh Từ – Lạng Sơn

Địa chỉ: xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Đền Giám Sát Linh Từ được cho là nơi quan trấn giữa miền Sơn Lâm, là ngôi đền được nhắc đến đầu tiên khi nói đến những ngôi đền thờ chính Quan Đệ Nhị Giám Sát.

Xưa kia ngôi đền được xây dựng rất đơn sơ với tường tranh nứa lá, số cung thờ và tượng thờ cực ít ỏi. Lâu dần theo thời gian, người dân hưng công cúng tiến, đền được tu bổ và ngày một khang trang bề thế hơn.

Hầu hết nguyên vật liệu xây dựng đền đều được làm từ đá xanh trạm trổ vô cùng đẹp và bề thế. Khuôn viên đền ngày nay không chỉ có cung chính thờ Quan Lớn Đệ Nhị mà còn mở rộng thêm gian đại bái, gian tiền bái và trung bái, bên ngoài còn có cung thờ Cậu Bé.

Tìm hiểu thêm về cách sắm lễ, văn khấn cùng lộ trình di chuyển đến đền Quan Giám Sát Linh Từ TẠI ĐÂY.

Đền Quan Đệ Nhị – Đồng Bằng

Địa chỉ: Đông Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Nằm trong khu di tích đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải rộng lớn, đền Quan Lớn Đệ Nhị cũng được nhân dân xây dựng tại đây. Ngôi đền có lịch sử tồn tại từ đời Hùng Duệ Vương thứ 18 cùng thời điểm xây đền Vua Cha Bát Hải Động Đình, cách đền Vua Cha khoảng 500m. Người dân quanh vùng tương truyền đền Quan rất tối linh gắn với nhiều câu chuyện tâm linh rất ly kỳ.

Đầu tiên phải kể đến câu chuyện vào khoảng thời gian nhân dân ta chống giặc Nguyên Mông xâm lược. Lúc ấy, Hương Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã cùng các tướng lĩnh trong triều dùng chính vùng đất của Trang Đào Động làm căn cứ quân sự. Đã nhiều lần Đức Trần Triều chiêm bao được đức vua cha và Quan Giám Sát hiến kế cho. Sau đó, Hưng Đạo Vương đã cho người dàn trận theo đúng giấc mơ, quả nhiên các trận đánh đều linh, quân ta chiến thắng giòn giã mà không bị thương vong. Sau này nhờ vào sự linh ứng phì giúp của các thánh nhân mà Hưng Đạo Vương đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Triều đình sau này sắc phong cho ngài là “Hộ Quốc Tỷ Dân Hiển Liệt Phúc Thần”.

Câu chuyện ly kỳ nữa xảy ra vào thế kỉ 1, thời vua Khải Định. Lúc ấy, vua đã qua tuổi tứ tuần, nhiều thê thiếp nhưng không có lấy một người nối ngôi. Tin đồn về ngôi đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị ở đất Đào Động Linh Thiên, vua đã về tận nơi dâng hương và xin xửa ngài độ cho sớm hoàng nam. Cuối cùng việc cầu tự của vua linh ứng. Để cảm tạ thần thánh, vua đã bỏ ra rất nhiều vàng bạc để trùng tu toàn bộ đền chùa đình miếu tại đất Đào Động khang trang và hoàn mỹ hơn.

Ngày nay, đền Quan Lớn Đệ Nhị là ngôi đền có bề dày về công trình kiến trúc cổ chỉ xếp sau đền Đức Vua Cha Bát Hải và được nhân dân thường xuyên tới dâng lễ cúng bái. Đông nhất là vào dịp tháng 8 hàng năm, nhân dân du khách mọi miền tổ quốc lại về tham quan vãng cảnh và cúng lễ tại đền Quan Lớn Đệ Nhị rất tấp nập.

Đền Quan Giám Sát – Phố Cát

Địa chỉ: Thành Vân, Thạch Thành, Thanh Hóa

văn khấn đền quan giám sát

Tại Phố Cát Thanh Hóa cũng đền thờ Quan Giám Sát. Tương truyền đây là nơi quan giáng hạ dạo chơi. Nhân dân tôn thờ, sùng kính ngài đã xây dựng nên đền thờ và hương khói hàng năm hàng tháng bái lạy ngài tại đây.

Đền Quan Giám – Phong Mục

Địa chỉ: Thôn Phong Mục, xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Không hào nhoáng, không phô trương, ngôi đền Quan Giám được nhân dân thôn Phong Mục xây dựng và thành tâm hương khói hàng năm. Ngôi đền được xây dựng đơn giản theo kiểu hiện đại, không cầu kỳ về kiến trúc mà cốt là nơi để nhân dân có tâm đến cúng lễ nhà ngài thể hiện lòng thành kính, đồng thời cầu bái sức khỏe cho gia đình.

Chú ý khi sắm lễ dâng Quan Lớn Đệ Nhị

Quan Đệ Nhị Giám Sát vô cùng linh thiêng. Người ta tin rằng đến đền lễ quan cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu công danh được công danh. Nếu có dâng lễ quan, nên dâng ngân trần (tiền thật). Bởi quan là vị giám sát trên thượng ngàn, chuyên cấp tài lộc sơn lâm nên dâng kim ngân trần gian ngài mới chứng cho lời khấn nguyện. Tuy nhiên, để lễ nhà ngài thì không chỉ đặt tiền thật lên ban thờ ngài mà bạn cần chuẩn bị thêm các thức lễ khác như một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương, cánh sớ.